Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

Người góp công lớn đưa Lễ hội Trò Ngô thành di sản văn hóa Quốc gia

Thiên An - Mỹ Dung - 15:18, 23/06/2022

Nghệ nhân Ngô Văn Xuân, xã Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là người đã có đóng góp to lớn trong việc bảo tồn, khôi phục Lễ hội Trò Ngô. Nhờ những cống hiến của ông mà Lễ hội Trò Ngô đã vinh dự trở thành một trong những di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Nghệ nhân ưu tú Ngô Văn Xuân (Đứng bên trái) nhận giây chứng nhận cá nhân có thành tích hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn
Nghệ nhân ưu tú Ngô Văn Xuân (Đứng bên trái) nhận giây chứng nhận cá nhân có thành tích hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn

Được tổ chức hai năm một lần vào ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch, Lễ hội Trò Ngô nhằm ôn lại truyền thống đánh giặc Ngô của Nhân dân xã Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Lễ hội Trò Ngô là tập hợp khá phức tạp các nghi thức, nghi lễ, trò diễn, đạo cụ… đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu sắc về lịch sử, văn hóa, tri thức dân gian; quá trình làm công tác tổ chức chuẩn bị và thực hành lễ hội cần sự phối hợp chặt chẽ của các dòng họ trong vùng, huy động rất nhiều người, đạo cụ….

Nhiều năm qua, khi nhắc đến Lễ hội Trò Ngô, người ta lại nhớ ngay đến nghệ nhân Ngô Văn Xuân - người con của mảnh đất Yên Thịnh. Ông được coi là người đã có công khôi phục lễ hội, đồng thời là người “giữ hồn”, bảo tồn và phát huy di sản lễ hội này. 

Ngoài 70, nghệ nhân vẫn nhớ rành rọt về tuổi thơ, với những lần ông được theo chân ông nội và bố đến các lễ hội của xã. Ở đó, ông đặc biệt ấn tượng với Lễ hội Trò Ngô. Thế nhưng, dần dần theo năm tháng lễ hội Trò Ngô gần như bị gián đoạn, thậm chí đứng trước nguy cơ bị lùi vào quên lãng. Những ký ức tuổi thơ khi được chứng kiến từng hoạt cảnh, màn diễn của Lễ hội, khiến ông nuối tiếc, ông ấp ủ ý tưởng quyết tâm tìm hiểu kỹ về lễ hội để bảo tồn, khôi phục truyền lại cho thế hệ sau.

Theo đó, trong những năm 1988 đến 1992, ông Xuân bắt đầu tìm hiểu, ghi chép lại cách thức tổ chức lễ hội, nghi thức, nghi lễ, cách làm khung, thành hội và cắm 24 cột cờ của 12 dòng họ. Đồng thời, ông đề xuất với chính quyền địa phương, tăng cường tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ phục hồi Lễ hội Trò Ngô. Khoảng từ năm 1993 đến năm 1996, ông đã cùng chính quyền địa phương vận động Nhân dân khôi phục lại lễ hội Trò Ngô; xây dựng nghè thờ ông Vũ Lôi Quận Công. Năm 1998, lễ hội Trò Ngô đã được khôi phục trở lại sau nhiều năm gián đoạn.

Ông Ngô Văn Xuân chia sẻ: Đây là lễ hội khá phức tạp, cần chi tiết, tỷ mỉ từng khâu. Tôi và các cán bộ cũng đã tìm đến các người lớn tuổi ở thôn để ghi chép, hệ thống hóa lại về Lễ hội. Cùng với đó, hàng ngày ông dành nhiều thời gian để truyền dạy và hướng dẫn nghi thức lễ hội này cho các hương trưởng, bàn nhì trong 12 dòng họ. " Các cụ và người dân cũng rất ủng hộ ý tưởng khôi phục Lễ hội Trò Ngô nên cũng nhiệt tình lắm", ông Xuân phấn khởi cho biết.

Lễ hội Trò Ngô
Một hoạt cảnh của Lễ hội Trò Ngô

Từ sự tâm huyết, trăn trở giữ gìn, khôi phục Lễ hội Trò Ngô, trực tiếp tham gia góp ý, hướng dẫn các chương trình, hội diễn do địa phương tổ chức nên Lễ hội Trò Ngô thu hút đông đảo quần chúng, Nhân dân tham gia thưởng thức; được giới chuyên môn đánh giá cao và đạt nhiều thành tích trong các cuộc thi của tỉnh. Cụ thể, Huy chương vàng tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV năm 2008 với trích đoạn “Nghĩa quân đánh giặc cứu dân, giúp nước” của lễ hội Trò Ngô; giải B tiết mục “trích đoạn Lễ hội Trò Ngô” trong Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc tỉnh Lạng Sơn lần thứ V năm 2010; giải A cho tiết mục “Lễ hội truyền thống” tại Ngày hội Văn hóa, thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Lạng Sơn lần thứ VI năm 2013...

Ông Khổng Hồng Minh, Trưởng Phòng Văn hóa -Thông tin huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) cho biết: Trong nhiều năm qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn huyện có sự đóng góp rất lớn của nghệ nhân Ngô Văn Xuân. Bằng tấm lòng nhiệt huyết đam mê của mình, ông đã dày công học hỏi, ghi chép, sưu tầm, góp phần khôi phục và đưa Lễ hội Trò Ngô trở thành di sản cấp quốc gia. Hiện ông là người lưu giữ toàn bộ sổ sách, giấy tờ về lễ hội Trò Ngô, bao gồm các cuốn sách: tế lễ, lễ hội Trò Ngô, diễn trò và sách sử.

“Nghệ nhân Ngô Văn Xuân là một người rất gương mẫu, là một trong những người luôn đi đầu trong các hoạt động lễ hội tổ chức ở địa phương. Với 34 năm miệt mài bảo tồn, phát huy di sản lễ hội này, ông đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú vì đã có cống hiến xuất sắc trong việc gìn giữ và phát huy di sản văn hóa dân tộc”,ông Khổng Hồng Minh cho biết thêm.

Tin cùng chuyên mục
Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên vùng đất khó

Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên vùng đất khó

Dù điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi, nhưng nhiều đoàn viên, thanh niên là người DTTS trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã phát huy sức trẻ, áp dụng tiến bộ KHKT tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Triển lãm “Di sản Văn hóa Côn Đảo - Gia Lai” - Kết nối văn hóa và du lịch

Triển lãm “Di sản Văn hóa Côn Đảo - Gia Lai” - Kết nối văn hóa và du lịch

Tin tức - Ngọc Thu - 1 phút trước
Ngày 26/4, tại Tp. Pleiku, Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã khai mạc triển lãm chuyên đề “Di sản Văn hóa Côn Đảo - Gia Lai”.
Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là kho tàng lưu giữ nét văn hóa dân gian Bắc Bộ, là “hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần, của những làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.
Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Kinh tế - Trọng Bảo - 7 giờ trước
Thời gian qua, với nỗ lực của bản thân và được hỗ trợ về nguồn vốn chính sách, nhiều thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xây dựng được những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, tạo sự lan lỏa tinh thần khởi nghiệp tuổi trẻ. Qua đó, góp phần cải thiện thu nhập tiến tới làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 10 giờ trước
Nhằm khuyến khích các xã khó khăn nỗ lực để về đích nông thôn mới (NTM), ngày 1/3/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025. Tuy nhiên, tại Quảng Ngãi để các xã khu vực II, III đạt các tiêu chí về đích NTM không dễ dàng...
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Phóng sự - Thúy Hồng - 15 giờ trước
Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Tin trong ngày - 25/4/2024

Tin trong ngày - 25/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”. Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, đồng bào DTTS lo lắng. Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Xã hội - Văn Hoa - 15 giờ trước
5.000 ngôi nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Điện Biên được hoàn thành trong hơn 200 ngày đêm. Đây là kết quả phản ánh những nỗ lực của địa phương trong thực hiện Đề án vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (Đề án 09). Thành công này, càng khẳng định tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết của toàn hệ thống chính trị chung tay thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước đối với hộ đồng bào nghèo.
Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Xã hội - Mỹ Dung - 15 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, hàng chục hộ ở 2 thôn 10/10, xã Vạn Yên và Đồng Dọng cũ, xã Bình Dân, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) chật vật gần 20 năm nay do dự án hồ chứa nước Đồng Dọng "án binh bất động". Tại đây, không ít hộ dù chưa được đền bù giải phóng mặt bằng nhưng cũng bị giải tỏa, mất kế sinh nhai.
Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 22:28, 25/04/2024
Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.

"Quả ngọt" trên đất núi Quảng Nam

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 22:22, 25/04/2024
Những quả đồi đất đá khô cằn ở xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành (Quảng Nam), tưởng chừng như không trồng được loại cây gì, thế nhưng, thời gian gần đây, nhiều hộ dân địa phương đã đầu tư trồng cây dứa. Thấy dứa phát triển tốt, họ mạnh dạn mở rộng diện tích, mỗi vụ thu về hàng trăm triệu đồng.
Ngoại hạng Anh: Thua khó tin trước Everton, Liverpool dần rời xa cuộc đua vô địch

Ngoại hạng Anh: Thua khó tin trước Everton, Liverpool dần rời xa cuộc đua vô địch

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 21:47, 25/04/2024
Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh, Liverpool đã phải nhận thất bại 0-2 khi hành quân đến sân của Everton. Sau trận đấu này, Liverpool tạm đứng thứ 2 (74 điểm/34 trận), kém đội đầu bảng Arsenal 3 điểm, hơn đội xếp sau Man City 1 điểm nhưng đá nhiều hơn 2 trận.