Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người “mẹ hiền” của trẻ vùng cao

Vũ Lợi - Hương Chi - 13:10, 20/03/2021

Với lòng yêu nghề, sự tận tâm và nỗ lực vượt khó để chăm sóc, nuôi dạy trẻ như mẹ hiền, suốt gần 10 năm công tác tại Trường Mầm non Tênh Phông, huyện Tuần Giáo (Điện Biên) cô giáo Cà Thị Thoa đã chiếm trọn lòng tin yêu, quý mến của phụ huynh và học sinh nơi đây. Cô là một trong số gương mặt tiêu biểu của địa phương được tôn vinh tại Đại hội Thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ VII, năm 2020.

Cô Cà Thị Thoa và học trò tại điểm trường trung tâm xã Tênh Phông.
Cô Cà Thị Thoa và học trò tại điểm trường trung tâm xã Tênh Phông.

Thắp sáng tình yêu nghề

Ngôi trường vùng cao nơi cô Thoa công tác thuộc xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của huyện Tuần Giáo, cách trung tâm huyện 25km đường đèo dốc. Trường nằm trên một sườn núi cao, quanh năm mây mù bao phủ; với 4 điểm bản, mỗi điểm cách xa trường trung tâm 6 - 16km và đường đi lại vô cùng khó khăn. Dân cư 100% là dân tộc Mông, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 74,2%, các điểm bản chưa có điện lưới quốc gia…

Gần 10 năm công tác, cô Thoa đã được Ban Giám hiệu Nhà trường phân công giảng dạy tại nhiều điểm trường khác nhau, trong đó, điểm trường Xá Tự xa nhất, cách trung tâm 16km. Do đi lại khó khăn, thời tiết khắc nghiệt… nên những năm đầu công tác, cô Thoa hầu như phải ăn, nghỉ tại điểm bản.

Trước những khó khăn, thiếu nhà công vụ, không có điện, thiếu nước sinh hoạt, bất đồng ngôn ngữ, phong tục tập quán khác lạ; phụ trách lớp ghép nhiều độ tuổi lại kiêm luôn nhiệm vụ nấu ăn, nuôi dưỡng trẻ… Song, với cô Thoa, tất cả những điều đó như thử thách để bản thân nỗ lực vượt qua, khẳng định tình yêu, sự tận tâm với nghề.

Quá trình công tác, cô Thoa ấn tượng với kỷ niệm phải đi bộ hơn 20km đường đèo suối vào vận động một gia đình người Mông sống biệt lập trong rừng sâu cho 2 cháu trong độ tuổi mầm non đến lớp. Trong quá trình vận động, cô Thoa và đồng nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, vì gia đình trẻ sống cách xa trường, không có điều kiện và phương tiện đưa các con đi học. Song với sự quyết tâm, cô và đồng nghiệp đã thuyết phục được gia đình và đưa các cháu ra lớp. Do hoàn cảnh gia đình không thể đưa đón các cháu hằng ngày, nên cô đã đề xuất với Nhà trường cho nhận chăm sóc 2 cháu, cho ở lại ăn, nghỉ cùng mình và các cô giáo tại khu tập thể… Từ sự quan tâm và chăm sóc của cô Thoa, đến nay, 2 cháu đã hoàn thành chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi và bước sang trường tiểu học.

Những mầm non đầy hứa hẹn…

Cô Thoa cho rằng, để làm tốt sứ mệnh cao cả của nghề, người giáo viên mầm non rất cần năng động, sáng tạo không ngừng, luôn có ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời bồi dưỡng tình yêu nghề, mến trẻ với tấm lòng bao dung, nhân ái và sự tận tâm chăm sóc, nuôi dạy trẻ của người mẹ.

“Quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, tôi luôn dành thời gian trò chuyện, dạy các con còn hạn chế tiếng Việt nhận biết và phát âm những đồ dùng, đồ chơi quen thuộc trong lớp và gia đình trẻ. Tổ chức và chơi cùng trẻ các trò chơi vận động, trò chơi dân gian, tạo sự gần gũi và hứng thú; đặc biệt quan tâm, động viên những trẻ nhút nhát; thăm hỏi động viên những trẻ có hoàn cảnh khó khăn trong những ngày lễ, Tết hoặc những lúc trẻ bị ốm đau”, cô Thoa chia sẻ.

Trong điều kiện người dân còn nhiều khó khăn, cô tích cực tham mưu với nhà trường đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động sự giúp đỡ từ các tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho công tác tổ chức ăn bán trú cho trẻ. Cô vận động cha mẹ trẻ góp gạo, củi, cùng cô giáo trồng và chăm sóc vườn rau, huy động sự giúp đỡ của cộng đồng nhằm từng bước nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho trẻ; tham gia cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất các điểm trường; tạo môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm…

“Trái ngọt” sau những tháng ngày gắn bó với sự nghiệp giáo dục của cô Thoa chính là những lứa “măng non” khỏe mạnh, tự tin, cha mẹ yên tâm và tin tưởng khi gửi con đến trường.

Tin cùng chuyên mục
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 22:50, 30/04/2024
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 19:52, 30/04/2024
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 19:48, 30/04/2024
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 19:09, 30/04/2024
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Kinh tế - Ngọc Chí - 18:35, 30/04/2024
Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” ở Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải

Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” ở Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải

Tin tức - PV - 18:16, 30/04/2024
Sáng 30/4, tại Kỳ đài Hiền Lương thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2024 và 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị 1/5/1972-1/5/2024.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 12:50, 30/04/2024
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 08:05, 30/04/2024
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.