Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người Nùng ở Phúc Sen sở hữu làng rèn thủ công "ngàn năm tuổi"

Vũ Mừng - Vũ Hảo - 06:06, 12/01/2024

Ai có dịp ghé thăm mảnh đất Cao Bằng, về với các huyện vùng cao Quảng Hoà, Trùng Khánh, Hạ Lang khi qua đèo Mã Phục quanh co 7 tầng dốc sẽ bắt gặp những cửa hàng kim khí san sát ven đường. Đây chính là xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà nơi có nghề rèn thủ công nổi tiếng “ngàn năm tuổi” của người Nùng.

Thăm làng rèn ngàn năm tuổi của người Nùng An

Tương truyền, nghề rèn nơi đây đã có từ thế kỉ thứ XI, ban đầu là nơi sản xuất vũ khí cho đội quân của Nùng Tôn Phúc và Nùng Trí Cao chống lại quân Tống xâm lược. Sau chiến tranh, người dân dần chuyển sang rèn công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

Thăm làng rèn ngàn năm tuổi của người Nùng An 1

Hiện nay, hơn một nửa trong số gần 400 hộ dân ở các xóm Phia Chang trên, Phia Chang dưới, Ðầu Cọ, Pác Rằng, Tình Ðông và Lũng Vài, xã Phúc Sen làm nghề rèn, khiến Phúc Sen được mệnh danh là "xưởng rèn thủ công" lớn nhất miền Bắc.

Thăm làng rèn ngàn năm tuổi của người Nùng An 2

Theo người dân nơi đây, để có được một sản phẩm hoàn chỉnh gồm rất nhiều công đoạn, nhưng có bốn công đoạn chính: Cắt thép và dùng búa đập thành hình định trước, tôi thép, ram thép và mài thành phẩm.

Thăm làng rèn ngàn năm tuổi của người Nùng An 3

Trong đó, tôi thép và ram thép là hai công đoạn chính tạo nên thương hiệu dao Phúc Sen nổi tiếng. Điều đặc biệt là nước để tôi thép ở đây, bao gồm rất nhiều thành phần, là bí quyết thành công tạo nên sản phẩm của làng nghề nơi đây.

Thăm làng rèn ngàn năm tuổi của người Nùng An 4

Tôi thép là quá trình nung nóng, giữ nhiệt và làm nguội nhanh thép nhằm mục đích nâng cao độ cứng, tính mài mòn, độ bền cho dao.

Thăm làng rèn ngàn năm tuổi của người Nùng An 5

Ram thép là phương pháp nung nóng thép đã qua tôi dưới nhiệt độ giới hạn. Chỉ những người thợ giỏi và lành nghề, mới có thể nhận biết được nhiệt độ giới hạn bằng cách nhìn vào màu đỏ của thép trong lò, sau đó giữ nhiệt độ một thời gian rồi làm nguội.

Thăm làng rèn ngàn năm tuổi của người Nùng An 6

Để khẳng định thương hiệu nghề rèn, sau khi các sản phẩm nông cụ được hoàn tất các công đoạn, chủ cơ sở rèn đều cho đóng dấu nổi tên cơ sở gia đình mình.

Thăm làng rèn ngàn năm tuổi của người Nùng An 7

Điểm đặc biệt nữa, là mỗi lò rèn trong nhà, đàn ông làm thợ chính để trui, dập, tạo dáng còn thợ phụ là già trẻ lớn bé làm công việc đẩy ống thổi, mài dao, đánh bóng...

Thăm làng rèn ngàn năm tuổi của người Nùng An 8

Anh Lương Văn Khiêm, Chủ của thương Hiệu Dao Phúc Sen Hà Khiêm kể lại, năm vừa rồi, sau 2 lần thi tay nghề những chiếc dao của xưởng anh Khiêm đã đạt được chứng nhận sản phẩm OCOP. Chứng nhận OCOP giúp khách hàng đễ nhận biết sản phẩm và đảm bảo chất lượng sản phẩm cho khách hang khi mua dao. 

Anh cũng chia sẻ: "Trước kia làm rèn vất vả lắm, phải quay bễ bằng, quai búa bằng tay. Nhưng giờ nhàn hơn nhiều rồi. Đã có quạt điện, đôi khi dùng cả máy móc đập thay tay mình. Bởi vậy, thợ rèn ở Phúc Sen cũng có thời gian hơn để cho ra đời nhiều mẫu mã dao, kéo đẹp, hiện đại không thua kém nước ngoài, nhưng chất lượng vẫn tốt đúng với thương hiệu Phúc Sen quê mình."

Thăm làng rèn ngàn năm tuổi của người Nùng An 9

Với vị trí địa lý nằm cạnh Quốc lộ 3 trên đường đi thác Bản Giốc, có rất nhiều du khách quốc tế đến tham quan. Họ đã dừng lại để xem thực tế và trải nghiệm sản xuất nghề rèn.

Thăm làng rèn ngàn năm tuổi của người Nùng An 10

Ông Lương Văn Bạch, người xóm Pác Ràng cho biết, nghề rèn đã đem lại thu nhập từ 7 – 8 triệu đồng/ tháng cho mỗi lao động. Nghề rèn phát triển đã giúp đời sống bà con thay đổi căn bản. Cùng với việc những người trẻ trong gia đình ông Bạch còn sử dụng mạng xã hội để quảng bá giới thiệu sản phẩm giúp cho thương hiệu dao của gia đình tiếp cận được với nhiều người khách hàng hơn. 

Theo chính quyền xã Phúc Sen, nhờ có nghề nghiệp ổn định, kinh tế hộ gia đình phát triển mà tình trạng lao động di cư, xuất cảnh trái phép tại địa phương được đẩy lùi, hiện Phúc Sen là một trong những xã đã "trắng" về tệ nạn ma túy.

Thăm làng rèn ngàn năm tuổi của người Nùng An 11

Người Nùng ở Phúc Sen quan niệm, theo nghề rèn vừa là để kiếm sống, phát triển kinh tế, cũng vừa là để giữ nét văn hóa riêng của địa phương vốn đã được truyền lại từ ngàn đời nay.

Tin cùng chuyên mục
Khi già làng, Người có uy tín là chủ nhiệm các CLB Then

Khi già làng, Người có uy tín là chủ nhiệm các CLB Then

Với tâm huyết gìn giữ di sản, nhiều già làng, Người có uy tín ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã đứng ra gánh vác các câu lạc bộ (CLB) hát Then. Vừa bảo tồn Then cổ, những “cây cao, bóng cả” còn tìm tòi đặt lời mới, cải tiến nhạc để thực hành Then, từ đó trao truyền niềm đam mê di sản của cha ông cho lớp trẻ.
Tin nổi bật trang chủ
Khơi thông nguồn vốn đầu tư thúc đẩy phát triển vùng DTTS và miền núi

Khơi thông nguồn vốn đầu tư thúc đẩy phát triển vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 8 phút trước
Từ nguồn lực đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng DTTS và miền núi đã và đang khoác lên diện mạo mới. Tiến độ triển khai Chương trình tiếp tục được đẩy nhanh khi các khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ kịp thời, từ đó khơi thông nguồn vốn đầu tư vào vùng DTTS và miền núi.
Khi già làng, Người có uy tín là chủ nhiệm các CLB Then

Khi già làng, Người có uy tín là chủ nhiệm các CLB Then

Người có uy tín - Thanh Nguyên - 1 giờ trước
Với tâm huyết gìn giữ di sản, nhiều già làng, Người có uy tín ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã đứng ra gánh vác các câu lạc bộ (CLB) hát Then. Vừa bảo tồn Then cổ, những “cây cao, bóng cả” còn tìm tòi đặt lời mới, cải tiến nhạc để thực hành Then, từ đó trao truyền niềm đam mê di sản của cha ông cho lớp trẻ.
Lá cờ Quyết thắng mãi là biểu tượng cho ý chí, cho khát vọng Việt Nam hùng cường

Lá cờ Quyết thắng mãi là biểu tượng cho ý chí, cho khát vọng Việt Nam hùng cường

Thời sự - PV - 23:00, 05/05/2024
Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) diễn ra vào tối 5/5, tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Thủ tướng: Tây Ninh có

Thủ tướng: Tây Ninh có "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để tăng tốc phát triển nhanh, bền vững

Thời sự - PV - 19:00, 05/05/2024
Chiều ngày 5/5, tại tỉnh Tây Ninh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch).
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Kinh tế - Vũ Đăng Bút - 17:19, 05/05/2024
Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thời sự - PV - 14:45, 05/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Thời sự - PV - 12:45, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đến thăm, động viên, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Thu và cựu chiến binh Trần Đình Thị, tại địa bàn phường Duy Tân, thành phố Kon Tum.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 12:10, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại sân vận động Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 tổ chức Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 08:05, 05/05/2024
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 07:25, 05/05/2024
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.