Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhiều thách thức trong công tác bảo tồn loài vượn đen má trắng

Nguyễn Văn Sinh - 17:03, 28/10/2021

Vượn đen má trắng là loài thú linh trưởng đặc hữu phân bố chủ yếu ở các cánh rừng ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào. Loài động vật hoang dã này đang bị đe dọa, suy giảm nghiêm trọng trên thế giới. Tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (thuộc huyện Quế Phong, Nghệ An), loài vượn đen má trắng vẫn còn số lượng đàn khá đông. Tuy nhiên, thực tế công tác bảo tồn, phát triển loài vượn này vẫn đặt ra nhiều thách thức.

Loài vượn đen má trắng ghi nhận tại Khu BTTN Pù Hoạt
Loài vượn đen má trắng tại Khu BTTN Pù Hoạt

Nhìn từ kết quả khảo sát, nghiên cứu

Theo báo cáo của Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI), tính đến năm 2011, số lượng vượn đen má trắng đã giảm hơn 80% trong vòng 45 năm qua và chỉ còn khoảng 200 đàn trên lãnh thổ Việt Nam. Tại Nghệ An, quần thể vượn đen má trắng còn khoảng 455 cá thể, phân bố chủ yếu tại Vườn Quốc gia Pù Mát, Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hoạt, Pù Huống. Đặc biệt, loài này tập trung nhiều ở Khu BTTN Pù Hoạt - khu vực rừng giáp biên giới với nước bạn Lào.

Trong giai đoạn 2019 - 2020, BQL Khu BTTN đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và Phát triển (CCD) thuộc Hội khoa học và kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam tiến hành các hoạt động điều tra, nghiên cứu về hiện trạng, phân bố của loài vượn đen má trắng. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiến hành thiết lập 31 điểm nghe để điều tra, nghiên cứu. Trong đó, tại khu vực rừng phòng hộ, giáp ranh với Khu BTTN Xuân Liên thiết lập 12 điểm nghe; Khu vực rừng đặc dụng trong khu vực biên giới Việt - Lào thiết lập 19 điểm nghe. Các nhà khoa học đã sử dụng nhiều phương pháp, công cụ hiện đại để điều tra, nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận, trong Khu BTTN Pù Hoạt hiện có khoảng 40 đàn với 85 cá thể vượn đen má trắng. Số lượng đàn và số lượng cá thể ghi nhận nhiều nhất vẫn là khu vực rừng giáp ranh với Khu BTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hoá. Đặc biệt, số lượng đàn và cá thế loài vượn đen má trắng trong khu vực tăng lên so với số liệu nghiên cứu công bố năm 2011 trong khu vực này.

Loài vượn đen má trắng giống cái có lông màu vàng
Loài vượn đen má trắng giống cái có lông màu vàng

Năm 2021, BQL Khu BTTN đã phối hợp với các nhà khoa học từ Đại học Lâm nghiệp Việt Nam tiến hành các hoạt động quan trắc đối với loài vượn đen má trắng. Đây là một trong những hoạt động thuộc Dự án “Lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên và các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý các Khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam”. Kết quả điều tra, quan trắc một lần nữa ghi nhận Khu BTTN Pù Hoạt là khu vực phân bố và là nơi bảo tồn quan trọng nhất cho loài vượn đen má trắng ở Việt Nam.

Những thách thức trong công tác bảo tồn 

Bên cạnh những kết quả đạt được, các báo cáo nghiên cứu cũng đã chỉ ra những khó khăn, thách thức trong vấn đề bảo tồn và phát triển loài vượn đen má trắng nếu không được quan tâm bảo vệ. Cụ thể là, loài vượn đen má trắng có yêu cầu cao và khắt khe về môi trường, sinh cảnh sống. Tuy nhiên, hiện nay, chúng đang bị đe doạ bởi các hoạt động săn, bắt thú rừng; khai thác gỗ; khai thác sản vật từ rừng; khai thác khoáng sản tự phát của người dân; hiện tượng lấn chiếm đất canh tác... đang làm cho không gian sống của loài linh trưởng bị ảnh hưởng và thu hẹp dần.

Tuyền truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ loài vượn đen má trắng cho người dân tại Khu BTTN Pù Hoạt
Tuyền truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ loài vượn đen má trắng cho người dân tại Khu BTTN Pù Hoạt

Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận người dân và lãnh đạo chính quyền địa phương về công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn loài vượn đen má trắng nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Chưa xây dựng được một kế hoạch tổng thể trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn loài vượn đen má trắng nói riêng...

Để thực hiện tốt công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, bảo tồn loài vượn đen má trắng- một loài động vật hoang dã quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao, BQL Khu BTTN Pù Hoạt rất mong nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các nhà khoa học, các tổ chức bảo tồn trong nước và quốc tế.

Việc nghiên cứu, đánh giá và xác định kích thước quần thể và các mối đe dọa tại các khu vực vượn đen má trắng phân bố hiện nay để tìm ra các biện pháp, giải pháp bảo vệ, bảo tồn và phát triển loài là một trong những yêu cầu hết sức cấp thiết đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học.


Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 2 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 2 giờ trước
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 2 giờ trước
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Kinh tế - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Huổi Min ngày mới

Huổi Min ngày mới

Xã hội - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Huổi Min là bản vùng cao duy nhất của phường Sông Đà, thị xã Mường Lay, tỉnh Điên Biên với 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Người dân nơi đây đã cùng chính quyền địa phương vượt bao gian khó, quyết tâm để Huổi Min dần chuyển mình.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 9 giờ trước
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 13 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng