Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những mô hình kinh tế hiệu quả ở huyện miền núi Kỳ Sơn

Hà Anh - 10:50, 27/10/2023

Nhiều năm trước đây, do trình độ dân trí của người dân ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An còn hạn chế, nên vẫn còn tồn tại việc trồng cây thuốc phiện trên địa bàn. Nhằm ngăn chặn, phá nhổ triệt để cây thuốc phiện, chính quyền địa phương đã nỗ lực thay thế diện tích trồng thuốc phiện bằng các loại cây ăn quả như đào, mận cùng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm để giúp đồng bào DTTS ở nơi đây thoát nghèo.

Vụ lạc năm 2023, người dân xã biên giới Nậm Cắn gieo trồng được hơn 60ha lạc.
Vụ lạc năm 2023, người dân xã biên giới Nậm Cắn gieo trồng được hơn 60ha lạc.

Na Ngoi là xã có đỉnh núi cao nhất nhì khu vực Trung Bộ - Puxailaileng với hơn 2.700m so với mực nước biển. Đây cũng là nơi sinh sống của đồng bào Mông, Thái, Khơ Mú với 17/19 bản là người Mông. Tận dụng lợi thế đất rừng tự nhiên rộng lớn, chính quyền địa phương xã Na Ngoi đã vận động bà con phát triển các loại cây dược liệu, cây đào kết hợp nuôi trâu, bò, gà đen để tăng thêm thu nhập.

Trước đây đồng bào ở Na Ngoi chỉ biết trồng lúa thì nay nhiều hộ gia đình đã biết tận dụng cỏ voi để chăn nuôi trâu, bò. Như gia đình anh Xồng Bá Lẩu (Trưởng bản Buộc Mú) đã quyết tâm khởi nghiệp bằng việc mua rẫy để trồng hơn 1.000 gốc đào cảnh cùng rẫy gừng 1,5 ha kết hợp chăn nuôi hàng chục con trâu, bò. Từ hiệu quả mô hình chăn nuôi kết hợp của gia đình anh Lẩu, nhiều người dân trong bản, trong xã học theo và bước đầu cho thu nhập ổn định…

Như ở xã Hữu Kiệm vốn có vùng đất đồi màu mỡ, chính quyền địa phương đã tận dụng lợi thế này để đưa chuối hột rừng và chuối sứ về thuần hóa, phát triển chuối thành cây trồng có hiệu quả ở địa phương. Hiện nay, với Tổ hợp tác trồng chuối ở xã Hữu Kiệm đã sở hữu 30ha chuối theo hướng hàng hóa. Chuối không chỉ phù hợp với thổ nhưỡng ở địa phương mà còn nhanh cho thu hoạch, do vậy đồng bào DTTS nơi đây nhanh chóng chuyển đổi mô hình sang trồng chuối kết hợp chăn nuôi nâng cao thu nhập. Tất cả các bộ phận của chuối như thân, củ, lá… được người dân tận dụng để làm thức ăn chăn nuôi lợn.

Sau hơn 4 năm trồng và chăm sóc, vườn đào của gia đình ông Lầu Giống Và đã có sản phẩm bán ra thị trường.
Sau hơn 4 năm trồng và chăm sóc, vườn đào của gia đình ông Lầu Giống Và đã có sản phẩm bán ra thị trường.

Theo Tổ hợp tác trồng chuối Hữu Kiệm, trung bình mỗi thành viên có thể thu nhập từ 200.000 - 400.000 đồng/ngày từ việc bán chuối, bán cây chuối giống, lá chuối, bắp chuối… Chị Vi Thị Khăm (bản Bà) cho biết, hơn 30ha chuối trồng ven sông vừa đem lại cho các hộ trong tổ hợp tác nguồn nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi lợn đảm bảo sạch, vừa là nguồn hàng hóa được thương lái săn lùng, cho thu nhập ổn định.

Tại xã Mường Ải, từ nhiều năm nay giống lúa bản địa đã có dấu hiệu năng suất kém. Các cấp, các ngành đã tìm hiểu và đưa vào giống lúa mới để giúp bà con chuyển đổi mô hình sản xuất, thay đổi phương thức canh tác, nâng cao thu nhập. Chính quyền địa phương đã hướng dẫn gieo trồng cũng như hỗ trợ lúa giống và phân bón vi lượng, thuốc bảo vệ thực vật 100% cho người dân.

Trước đây, người dân ở Mường Ải trồng giống lúa địa phương với năng suất khoảng 35 tạ/ha. Năm nay mùa đầu tiên trồng giống lúa mới VNR20 kết hợp cách canh tác mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đạt năng suất 70 tạ/ha, ai ai cũng phấn khởi. Từ hiệu quả của việc trồng giống lúa mới hiệu quả, chính quyền địa phương đã xây dựng mô hình trồng thâm canh giống lúa VNR20 quy mô 20ha nhằm nâng cao năng suất, sản lượng lúa trên địa bàn.

Không chỉ hỗ trợ các mô hình sản xuất, các cấp ngành huyện Kỳ Sơn còn hỗ trợ trâu sinh sản cho các hộ dân khó khăn
Không chỉ hỗ trợ các mô hình sản xuất, các cấp ngành huyện Kỳ Sơn còn hỗ trợ trâu sinh sản cho các hộ dân khó khăn

Trước đây, gia đình chị Moong Thị Soi, xã Nậm Cắn chỉ biết trồng lúa rẫy, sau nhiều năm đất bạc màu, năng suất lúa kém, thu nhập của gia đình cũng bấp bênh. Nay được chính quyền tư vấn chuyển đổi sang trồng cây lạc thay thế, nhờ thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh nên cây lạc sinh trưởng tốt, thu nhập cao hơn nhiều so với lúa rẫy. Gia đình chị cũng mạnh dạn đầu tư giống, mở rộng thêm diện tích trồng lạc để phát triển kinh tế.

Không chỉ có gia đình chị Soi, nhiều gia đình khác ở xã Nậm cắn thấy được hiệu quả từ cây lạc mang lại đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng lạc. Thấy hiệu quả từ cây lạc mang lại, người dân xã Nậm Cắn đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng lạc và giảm hẳn diện tích trồng lúa rẫy kém năng xuất. Ban đầu từ chỉ vài hộ trồng lạc, nay người dân trong xã đã trồng được hơn 60ha lạc tập trung chủ yếu trồng nhiều ở các bản Khánh Thành và bản Pa Ca… tạo sinh kế cho các hộ gia đình phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.

Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao

Gia Lai: Hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao

Trong 2 ngày 24 và 26/4, Công ty TNHH ThaiBinh Seed - Miền Trung - Tây Nguyên (Tập đoàn ThaiBinh Seed) phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97, TBR87 tại xã Ia Sao (huyện Ia Grai) và xã Ia Pết (huyện Đak Đoa).
Tin nổi bật trang chủ
Hà Giang: Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên vùng cao

Hà Giang: Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên vùng cao

Tin tức - Vũ Mừng - 21:40, 13/05/2024
Tại các chợ phiên ở hai huyện Mèo Vạc và Đồng Văn tỉnh Hà Giang, việc bán hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc diễn ra công khai khiến nhiều người không khỏi giật mình.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Tin tức - Trinh An -Thanh Huyền - 21:34, 13/05/2024
Ngày 13/5, đồng chí Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã tìm hiểu thực tế việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tham gia Đoàn công tác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo Ban Dân tộc, Thành ủy, UBND TP. Thái Nguyên.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Thời sự - PV - 18:48, 13/05/2024
Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng nay (13/5). Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập trung rà soát, xem xét các nội dung còn lại trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 và các điều kiện đảm bảo cho kỳ họp.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 18:41, 13/05/2024
Cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Kon Tum có rất nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, cũng có không ít nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trước thực tế này, cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều nghệ nhân ở các bản làng, bằng nhiều cách đã quyết tâm gìn giữ và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ mai sau.
Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Pháp luật - Vũ Mừng - 18:38, 13/05/2024
Thanh tra tỉnh Hà Giang đã ban hành Kết luận thanh tra số 02/KL-TTr ngày 18/3/2024 về việc chấp hành quy định của pháp luật trong tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB &XH) và các đơn vị trực thuộc. Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 370 triệu đồng.
Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Kinh tế - PV - 18:37, 13/05/2024
Mạng lưới sạc được quy hoạch 150.000 cổng, hệ thống xưởng dịch vụ, showroom và nhà phân phối phủ khắp 63 tỉnh, thành mang tới sự thuận tiện tối đa cho người dùng xe điện…, là một trong những lý do khiến số lượng người “đếm ngược” đến ngày VinFast VF 3 mở cọc sớm tăng liên tục những ngày qua.
Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Gương sáng - Vàng Ni - 18:26, 13/05/2024
Sinh ra ở huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An, trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mẹ vướng vòng lao lý, bố làm thuê, nhưng Ốc Thị Quỳnh Anh không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, mặc cảm vươn lên giành được học bổng trị giá 1 tỷ đồng của trường Đại học Anh Quốc...
Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 18:21, 13/05/2024
UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh nhằm động viên, khích lệ đồng bào DTTS tích cực tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tại địa phương trong giai đoạn hiện nay.