Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những ngôi trường vắng bóng học sinh: Trường học bỏ hoang (Bài 1)

Lê Hường - 14:24, 23/05/2022

Trong khi nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông còn thiếu trường, thiếu lớp, học sinh phải học tạm trong những phòng học xuống cấp, mượn cơ sở vật chất của địa phương để duy trì việc dạy và học thì ở một số địa phương của tỉnh nghèo này , lại có những trường học được được đầu tư hàng chục tỉ đồng, cơ sở vật chất khang trang, hiện đại nhưng lại bỏ hoang suốt nhiều năm.

Trường THPT xã Đắk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông được xây dựng khang trang, với tổng số vốn đầu tư gần 12 tỷ đồng, nhưng từ khi hoàn thành đến nay chưa sử dụng đúng mục đích ban đầu. Trong khi đó, hàng trăm học sinh ở xã biên giới này vẫn phải di chuyển cả chục cây số để đi học.

Hai khu nhà khang trang của trường THPT xã Đắk Wil được xây dựng trên khu đất rộng
Hai khu nhà khang trang của trường THPT xã Đắk Wil được xây dựng trên khu đất rộng

Trường gần nhưng phải đi học xa

Nằm cách trụ sở UBND xã chỉ vài trăm mét, Trường THPT Đắk Wil được xây dựng trên khu đất rộng ngay trung tâm xã. Công trình gồm 2 tòa nhà khang trang màu trắng hồng nằm lọt giữa bãi đất rộng. Khoảng sân phía trước cỏ mọc dày kín cao ngang người. Dưới chân tòa nhà, những đống xà bần ngổn ngang bên cạnh đống cát, đá, gạch chất cao ngất.

Nhà ở nằm ngay gần trường THPT Đắk Wil, nhưng suốt mấy năm qua, con của anh Nguyễn Ngọc Minh thôn Trung tâm vẫn đi học xa cả chục cây số. Anh Minh chia sẻ: Tôi có con lớn đang học lớp 12, tại trường THPT Phan Bội Châu, xã Nam Dong, cách nhà gần 10km. 

Khi trường cấp 3 được khởi công xây dựng ở đây, bà con ai cũng mừng, nhưng xây dựng xong không hiểu vì lý do gì, trường lại không hoạt động. Các cháu vẫn phải đi học xa mà ngôi trường thì cứ để không như vậy suốt mấy năm nay.

Theo báo cáo, Trường THPT Đắk Wil được khởi công xây dựng ngày 14/9/2017, với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 gần 12 tỷ đồng. Ban Quản lý dự án huyện Cư Jút (nay là Ban quản lý dự án và phát triển quỹ đất huyện Cư Jút) làm chủ đầu tư. Sau 1 năm xây dựng, công trình Trường THPT Đắk Wil hoàn thành, nghiệm thu và dự kiến cuối tháng 11/2018 đưa vào sử dụng. Vậy nhưng, từ đó đến nay trường vẫn vắng bóng học sinh.

Với sự tiếc nuối khi ngôi trường khang trang không được sử dụng, ông Phạm Huy Thì sống đối diện với Trường THPT Đắk Wil tâm sự: đây là xã biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số đông, đời sống còn nhiều khó khăn. Nhiều năm qua, học sinh học cấp 3 phải đi học xa, đường giao thông xuống cấp đi lại khó khăn. Trường THPT Đắk Wil khởi công, người dân ở đây vô cùng phấn khởi. Họ mong mỏi trường đi vào hoạt động để các cháu đi học gần và thuận lợi. Thế mà ngôi trường khang trang 2 toà nhà 2 tầng, đã hoàn thành mấy năm vẫn đóng của im ỉm, học sinh THPT trên địa bàn chưa một lần được học.

Được biết, xã Đắk Wil có 4 trường học gồm 1 trường THCS, 2 trường tiểu học và 1 trường mầm non. Năm học 2021-2022, trường THCS Cao Bá Quát có 638 học sinh, trong đó khối lớp 9 có 167 em. Có thời gian ngắn Trường THCS Cao Bá Quát quá tải đã mượn tạm Trường THPT xã Đắk Wil để sử dụng.

Một lãnh đạo UBND xã Đắk Wil cho biết: thời điểm xây dựng Trường THPT Đắk Wil, người dân địa phương rất hào hứng, bởi con em họ đang phải đi học xa rất bất tiện. Hầu hết học sinh cấp 3 của xã đang theo học tại xã Cư Jút, em gần nhất cũng ngót chục cây số, có những em giáp biên giới phải vượt chặng đường 16km để đi học. Đường từ đây ra Nam Dong xấu, ổ gà nhiều khó đi. Các em đi bằng xe buýt hay bị nhỡ xe, đi bằng chạy xe máy đến trường, thì hay bị công an  phạt vì chưa đủ tuổi, em ở nhà trọ thì khó quản lý.

Với số lượng học sinh tương đối lớn của trường THCS, 2 trường tiểu học. Ngoài ra, Trường THPT Đắk Wil còn phục vụ nhu cầu học tập của học sinh các xã lân cận. Như vậy, số lượng học sinh nguồn của địa phương khá lớn. Nếu trường đi vào hoạt động đúng mục tiêu dự án ban đầu, không chỉ học sinh địa bàn xã thuận lợi, mà các em ở các xã lân cận cũng được học gần.

Trường THPT Phan Chu Trinh phân hiệu 2 đóng cửa, bỏ không thời gian dài
Trường THPT Phan Chu Trinh phân hiệu 2 đóng cửa, bỏ không thời gian dài

Xây trường chỉ để làm khu cách ly

Tương tự, Trường THPT Phan Chu Trinh phân hiệu 2, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông được xây dựng trên diện tích hơn 3ha, với số tiền đầu tư cả chục tỷ đồng. Công trình này gồm tòa nhà chính 3 tầng, với 24 phòng học, nhà hiệu bộ cùng nhà đa năng rộng hàng trăm mét vuông.

Ngôi trường này nằm sâu trong dãy núi xa xôi, hẻo lánh. Ở cách xa khu dân cư, hai bên đường cây cối rậm rạp, xung quanh không có nhà dân sinh sống. Trường đóng cửa im ỉm nhiều năm qua, các hạng mục bắt đầu xuống cấp, các tòa nhà rêu mốc phủ đen, cổng sắt hoen gỉ, cỏ mọc um tùm.

Được thuê trông coi cơ sở vật chất cho ngôi trường này, ông Vũ Thế Trinh cho biết: Trường học xây dựng cách xa khu dân cư tập trung, phải mất gần 30 phút di chuyển từ quốc lộ 14 mới có thể vào đến trường. Thêm vào đó, trường nằm trong khu vực hẻo lánh xung quanh đồi núi heo hút, gần sông, nên học sinh chỉ đến học được thời gian ngắn rồi lần lượt xin chuyển trường hết. Trường bỏ không nhiều năm nay, chỉ được trưng dụng làm khu cách ly tập trung của xã Tâm Thắng trong năm 2021 để phòng, chống dịch Covid-19. 

“Lâu ngày không có học sinh, chỉ có mình tôi ở đây trông coi. Nói là trông coi tài sản, nhưng thực ra ở đây cũng không còn gì đáng giá, đồ đạc đã chuyển đến trường chính hết rồi. Lúc có người cách ly tôi còn dọn dẹp cây cối, nhìn đỡ hoang, giờ không có ai đến, tiền công cắt dọn không trả nên tôi không làm nữa”, ông Trinh cho biết.

Thực tế, ở môt số địa phương, việc các công trình trường được xây dựng khang trang, kiên cố nhưng vắng bóng học sinh, đang trở thành vấn đề mà các cấp chính quyền địa phương, Sở GDĐT và cơ quan liên quan quan tâm, nghiên cứu để đưa ra được những giải pháp để công trình vào hoạt động, sử dụng hiệu quả tài sản công...

Tin nổi bật trang chủ
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 13 giờ trước
Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các Chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.
Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Kinh tế - Minh Thu - 17 giờ trước
Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (Vietnam Forest Certification Scheme) của Việt Nam có tên viết tắt là VFCS được xây dựng theo Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Không chỉ mang lại những lợi ích về kinh tế, VFCS còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Xã hội - Hồng Phúc - 17 giờ trước
Với mục tiêu bao phủ tiến tới Bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân, tỉnh Cao Bằng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp với thực tế địa phương để người dân nâng cao nhận thức và tích cực tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT.
Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 17 giờ trước
Từ thực hiện hiệu quả các nội dung dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, giúp cho các chỉ số hạnh phúc (CSHP) của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái được cải thiện rõ rệt.
Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 17 giờ trước
Tại tỉnh Thanh Hóa, đồng bào dân tộc Mông tập trung sinh sống đông nhất ở huyện biên giới Mường Lát. Những năm qua, thành công lớn nhất của những người làm công tác dân tộc, là đã vận động thành công đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ, nổi bật nhất là vận động được đồng bào đưa người chết vào quan tài. Hủ tục đã được đẩy lùi, đến nay đồng bào Mông đang tiếp tục xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ.
Tin trong ngày - 5/7/2024

Tin trong ngày - 5/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Đông Bắc. Bố trí định cư, di dời khẩn cấp 64 hộ dân vùng sạt lở núi ở Bình Định. Người lan tỏa phong trào làm đường Nông thôn mới ở Đồng Tâm. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Ẩm thực - Trọng bảo - 23:30, 06/07/2024
Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2024 tỉnh Lào Cai đang triển khai kế hoạch khảo sát, nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”.
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Pháp luật - Ngọc Chí - 23:27, 06/07/2024
Mới đây, lần đầu tiên Công an Tp. Kon Tum (Kon Tum) đã xử lý vụ án hình sự liên quan đến hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả qua mạng xã hội Facebook. Trước đây, lực lượng chức năng chỉ xử lý hành chính về hành vi buôn bán không rõ nguồn gốc xuất xứ cây giống. Điều này cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum trong việc bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Khi những thứ “rẻ như cho” trở thành hàng hóa đắt khách

Khi những thứ “rẻ như cho” trở thành hàng hóa đắt khách

Chính sách và đời sống - Tiêu Dao - 23:22, 06/07/2024
Những năm gần đây, nhờ những chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước mà đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam đã có nhiều đổi thay đáng kể. Đồng bào đã chủ động vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và từng bước làm giàu.
Trung tâm đoàn kết ở Trà Nam

Trung tâm đoàn kết ở Trà Nam

Gương sáng giữa cộng đồng - Nguyễn Văn Sơn - 23:20, 06/07/2024
Từ nhiều năm nay, ông Phạm Huy Hoàng, dân tộc Xơ Đăng, Bí thư Chi bộ, Người có uy tín thôn 1, ở xã Trà Nam, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam luôn tận tụy với mọi công việc ở cơ sở. Ông trở thành trung tâm đoàn kết, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày một phát triển.
Bảo Lâm (Cao Bằng): Đã có 70.419 người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo Lâm (Cao Bằng): Đã có 70.419 người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp

Xã hội - PV - 23:18, 06/07/2024
Nỗ lực tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đến người dân trên địa bàn, đến nay, huyện Bảo Lâm có 70.419 người tham gia BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).