Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Những phụ nữ làm nghề chẻ đá ở Cô Tô

Trương Thanh Liêm - 17:08, 18/05/2021

Dù chưa có con số thống kê chính xác, nhưng hiện nay đang có rất nhiều lao động nữ là người DTTS đang làm nghề chẻ đá tại huyện vùng biên Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đây là một nghề khá nặng nhọc, nguy hiểm nhưng cho thu nhập cao nên các chị chấp nhận đánh đổi sức khoẻ, thậm chí nguy cơ đến cả tính mạng để có thu nhập, trang trải cho cuộc sống hàng ngày

Nghề chẻ đá tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Nghề chẻ đá rất nặng nhọc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn lao động, thường chỉ dành cho những người đàn ông khỏe mạnh

Mưu sinh trong hiểm nguy 

Chúng tôi có mặt tại làng chẻ đá thị trấn Cô Tô (huyện Tri Tôn) trong cái nắng đầu mùa hè hừng hực như đổ lửa, nhưng hàng trăm lao động, trong đó có nhiều lao động nữ vẫn tất bật làm việc trong khói bụi mịt mù. Bên cạnh sông Cô Tô, là hàng chục chiếc tàu đang đợi hàng để xuất bến đi giao hàng ở khắp Đồng bằng sông Cửu Long.

Chị Neáng Xuon, dân tộc Khmer tâm sự: “Lao động mùa nắng tuy cực nhọc nhưng thu nhập khá hơn, bởi khi mưa dầm, mình phải căng lều bạt rồi vào trong lều chẻ đá, bất tiện lắm. Năm nay chủ cơ sở thuê mình làm nhiều hơn các năm trước do đơn đặt hàng rất nhiều”.

Theo lời chị Xuon, đàn ông hay phụ nữ đều có thể làm nghề chẻ đá. Nếu như đàn ông có lợi thế về sức khỏe thì đàn bà lại “nhỉnh” hơn về độ khéo léo khi xử lý những tảng đá “khó tính” đòi hỏi kỹ thuật cao. Về tiền công thì mỗi lao động được trả từ 300.000 đến 400.000 đồng/người/ngày, nếu tăng ca sẽ có thu nhập nhiều hơn. Chỉ riêng làng chẻ đá Cô Tô đã có hơn 100 lao động nữ làm việc mỗi ngày, đi cùng với rất nhiều nguy hiểm về tai nạn lao động, các bệnh lý về phổi, mắt, tai, xương khớp.

Một lao động nữ chẻ đá vùng biên giới Tri Tôn
Một lao động nữ chẻ đá vùng biên giới Tri Tôn

Chị Thị Sánh, ngụ tại xã Lương Phi, huyện Tri Tôn buồn bã kể: “Trước đây, chồng tôi làm nghề này và bị bụi đá bay vào mắt trái. Hồi đầu tưởng không sao nên cứ mua thuốc nhỏ, sau bệnh quá nặng đi lên TP. Long Xuyên khám, bác sĩ nói phải bỏ con mắt vì không thể cứu được. Vậy là phải bỏ nghề. Tôi lại thay thế “ổng” làm công việc này để có tiền trang trải cuộc sống gia đình và lo cho 2 đứa con đang học đại học ở Cần Thơ. Mình có đất đai gì đâu, chữ nghĩa không rành, thôi thì tới đâu hay đó!”.

Tại làng chẻ đá thị trấn Cô Tô, hộ làm nghề lâu nhất tại đây đã trên 60 năm, hộ ít nhất cũng trên 20 năm theo phương thức người đi trước hướng dẫn cho người đi sau. Đa phần chị em là người Chăm, Khmer từ các địa phương khác nhau đến đây lập nghiệp. Họ thường dựng lều bạt để ăn nghỉ cạnh các công trường để không phải mất thời gian đi lại và chấp nhận việc hít phải khói bụi suốt cả đêm ngày.

Cần có những giải pháp bảo vệ người lao động

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện có rất nhiều người lao động, đặc biệt là nữ giới không được các chủ cơ sở mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động . Vì vậy, khi xảy ra tai nạn, thì đa phần người lao động phải gánh chịu một mình hoặc chỉ được chủ thuê hỗ trợ chút ít tiền.

Chị Thị Cha Ra, ngụ tại xã Núi Tô, huyện Tri Tôn kể: “Đa phần các chủ thuê lao động lách luật bằng cách thuê theo thời vụ, để không phải ký hợp đồng với người lao động. Nếu xảy ra tai nạn hay bệnh nghề nghiệp thì mình phải tự lo. Biết vậy là không công bằng nhưng nếu mình thắc mắc, có ý kiến là họ cho thôi việc ngay, mình lấy gì mà sống”.

Những sản phẩm đá xẻ tại một xưởng xẻ đá ở huyện Tri Tôn
Những sản phẩm đá xẻ tại một xưởng xẻ đá ở huyện Tri Tôn

Chị Cha Ra còn thông tin thêm, đã có hàng chục người bị hư mắt vì sạn đá vôi bay vào, một số khác bị máy cắt đá gây thương tật, nhẹ nhất cũng bị suy hô hấp vì bụi đá bám đầy phổi. Nghề này nếu trang bị đầy đủ kính chống bụi đá, khẩu trang, ủng, găng tay thì rất khó thao tác. Mà cũng chưa thấy cơ quan nào đến kiểm tra sức khỏe, bắt buộc chủ phải trang bị đầy đủ cho người lao động bao giờ.

Nhiều phụ nữ chẻ đá cho biết, hiện nay, nhiều máy móc hiện đại có thể cắt đá dễ dàng thay cho sức người, nhưng giá của những lưỡi cắt khá đắt, lại dễ gãy khi gặp đá cứng nên họ ít khi dùng đến. Xu hướng người mua lại rất thích mua những tảng đá trang trí, những bộ cột đá vôi có đường cắt chênh vênh không thẳng hàng, từ đó họ ưa chuộng những sản phẩm phải được chẻ, đục, đẽo bằng phương pháp thủ công. Đầu tiên phải chẻ chúng bằng các lưỡi cưa máy cho nhỏ ra, sau đó tiến hành đục, chẻ bằng nêm sắt theo kích thước đã định trước.

Xem ra việc chuyển đổi việc làm cho phụ nữ chẻ đá vùng biên giới của tỉnh An Giang vẫn còn lắm gian nan, đồng nghĩa họ vẫn đang “sống chung với đá” và chưa biết đến bao giờ mới không còn phải đối phó với bao hiểm họa đang rình rập, tiềm ẩn xung quanh.

Tin nổi bật trang chủ
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 39 giây trước
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 24 phút trước
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Sắc màu 54 - Lữ Phú - 29 phút trước
Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.
Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Người có uy tín - Nhóm PV (T/h) - 2 giờ trước
Xác định vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín tại cơ sở, bên cạnh thực hiện đầy đủ các chính sách cho Người có uy tín theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương còn có những cách làm sáng tạo để kịp thời động viên, chăm lo cho đội ngũ Người có uy tín. Từ đó, tạo điều kiện tốt nhất để họ góp sức xây dựng bản làng...
Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Giáo dục - T.Hợp - 2 giờ trước
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh và điểm tiếp nhận đăng ký dự thi. Trong trường hợp cần thiết, thí sinh có thể liên lạc tới tổng đài hỗ trợ theo số máy 1800 8000, nhánh số 2.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Hợp - 3 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 7 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 8 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 9 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 10 giờ trước
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.