Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phụ nữ vùng cao vượt "rào cản" để khẳng định bản thân

Nguyễn Trọng - 16:30, 07/11/2023

Xuất phát từ điều kiện, môi trường sống khó khăn, khắc nghiệt, hầu hết phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS ít được va chạm, tham gia các hoạt động xã hội…nên thường cam chịu, nhẫn nhịn trong cuộc sống, đời tư. Tuy nhiên, thời gian gần đây, bằng nhiều giải pháp, với những hành động cụ thể của cả hệ thống chính trị, tổ chức đoàn thể...đã giúp cho nhiều phụ nữ vùng cao thoát khỏi mặc cảm, tự ti, vượt "rào cản" để khẳng định bản thân. Không ít chị đã trở thành "thủ lĩnh", Người có uy tín..ở địa phương.

Bà Minh đang sơ chế các cây thuốc để làm thuốc tắm phục vụ du khách
Bà Minh đang sơ chế các cây thuốc để làm thuốc tắm phục vụ du khách

Thủ lĩnh ở xã Cốc San

"Từ bao đời nay, tư tưởng phụ nữ phải lo việc nhà, chăm chồng con, dựa dẫm vào người đàn ông ăn sâu trong tiềm thức của rất nhiều người dân địa phương. Đặc biệt là có nhiều chị em ngại giao tiếp, ít khi đi ra khỏi cộng đồng, từ đó dẫn đến hạn chế tiếp cận các dịch vụ xã hội, tiếp cận cái mới.  Trong cộng đồng dân tộc Giáy, có rất nhiều chị em cũng rơi vào tình cảnh như vậy", bà Nông Thị Minh, Người có uy tín ở xã Cốc San, thành phố Lào Cai  mở đầu cuộc trò chuyện.

Theo lời bà Minh, để từng bước giúp chị em thoát khỏi suy nghĩ định kiến đó, đặc biệt chị em phải mạnh dạn để tham gia các hoạt động xã hội; chủ động tham gia phát triển kinh tế để tự tin, làm chủ được gia đình, theo đó từ những năm 2000-2006, với vai trò là Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, bà Minh đã đến từng nhà vận động chị em tham gia Hội, sát cánh cùng chị em trong mọi hoạt động. 

Điển hình như vào những năm 2000, bà Minh đi khắp bản làng, ruộng nương vận động chị em trồng giống lúa mới ngắn ngày, năng suất cao. Nơi nào thiếu nước làm ruộng, bà vận động bà con chuyển sang trồng màu, trồng hoa, làm thêm vụ. Ở những chân ruộng chiêm trũng, năng suất lúa không cao, bà vận động chuyển đổi sang đào ao nuôi cá. Hộ nào thiếu vốn, bà vận động chị em gây quỹ Hội hỗ trợ nhau và vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế.

“Ban đầu, chị em còn do dự lắm vì chưa nhìn thấy hiệu quả. Tôi mạnh dạn tham mưu với cấp ủy, chính quyền xã bố trí cho một số chị em đi tham quan các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi trong tỉnh. Nhờ đó, nhiều chị em đã mạnh dạn vay vốn phát triển kinh tế. Như hộ chị Hoàng Thị Chắp, đã đầu tư chăn nuôi cá, chỉ sau hai vụ thu hoạch thì hiệu quả đã cao gấp 6-7 lần so với trồng lúa. Bây giờ thì chị Chắp đã trở thành tỷ phú trong xã nhờ nuôi và bán cá giống, cá thịt, được nhiều người ngưỡng mộ”, bà Minh nhớ lại.

Hiện nay, 100% chị em phụ nữ trên địa bàn xã Cốc San đã tham gia vào Hội Phụ nữ; các phong trào của địa phương đều được chị em hăng hái tham gia. Điển hình như phong trào xây dựng Nông thôn mới, với sự tích cực tuyên truyền vận động của bà Minh, nhiều chị em đã vận động cùng với gia đình, hiến hơn 2 nghìn mét vuông đất làm đường giao thông nông thôn…

Năm 2019, dù nghỉ hưu, bà Minh vẫn nhiệt tình tham gia công tác Mặt trận. Bà tiếp tục là người đi đầu trong tổ chức sản xuất, phục vụ khách du lịch thành công bằng những sản vật của địa phương. Mô hình tắm lá thuốc người Dao của gia đình bà đã và đang thu hút đông đảo khách tới tham quan, sử dụng sản phẩm.

Mỗi năm từ bán quýt và hồng, trừ chi phí gia đình chị Phủng thu về khoảng 500 triệu đồng
Mỗi năm từ bán quýt và hồng, trừ chi phí gia đình chị Phủng thu về khoảng 500 triệu đồng

Nữ tỷ phú dân tộc rất ít người

Nói đến phát triển kinh tế vườn đồi mang lại hiệu quả kinh tế ở mảnh đất vùng cao Mường Khương, nhiều người biết tới gương gia đình chị Lò Dìn Phủng, dân tộc Bố Y ở thôn Lao Chải, thị trấn Mường Khương. Trước đây, cũng như bao gia đình ở vùng cao dù đất đai nhiều, nhưng quanh năm cũng chỉ trồng cây ngô, cây lúa; dù vất vả nhưng thu nhập chẳng là bao.

“Trước đây, nhiều người quan niệm, phụ nữ chỉ là những người đảm đương công việc nội trợ, không được bàn việc làm ăn, việc lớn trong gia đình, hoặc chỉ làm việc theo sự sắp xếp của đàn ông”, chị Phủng chia sẻ.

Vượt qua “rào cản” định kiến, năm 2006 chị Phủng mạnh dạn bàn với chồng chuyển diện tích trồng ngô của gia đình sang trồng quýt. Được sự đồng thuận của chồng chị mạnh dạn vay vốn Ngân hàng chính sách mua 50 triệu đồng tiền quýt giống để khởi nghiệp. Chị Phủng nhớ lại: Khi đó, rất ít người trồng quýt nên cũng chẳng biết hỏi ai về kỹ thuật trồng và chăm sóc; vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm, ngay vụ thu hoạch đầu tiên hiệu quả từ cây quýt mang lại đã cao gấp hàng chục lần so với trồng ngô, lúa. Từ thắng lợi của vụ thu hoạch đầu tiên, chị Phủng đã mở rộng diện tích trồng thêm 2 nghìn gốc.

“Bây giờ gia đình đã có khoảng hơn 10 nghìn gốc quýt và hồng không hạt giống Nhật Bản. Trong đó, có khoảng trên 6 nghìn cây đang cho thu hoạch quả. Mỗi năm gia đình thu hoạch khoảng 60-70 tấn quýt và hồng, trừ chi phí cũng còn thu về khoảng 500 triệu đồng”, chị Phủng cho biết.

Từ hiệu quả mô hình trồng cây ăn quả của gia đình chị Phủng, nhiều chị em phụ nữ trong thôn, trong xã cũng đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây quýt trên đất canh tác của gia đình. Trong quá trình làm, ai thiếu kĩ thuật chị Phủng sẵn sàng hỗ trợ; cùng với đó, chị luôn vận động bà con phải giữ lấy chất lượng sản phẩm để có thương hiệu. Không vì lợi ích trước mắt mà dùng các chất kích thích để bón cho cây…

“Nhờ đó mà quýt của bà con trong thôn mình, nhà nào cũng bán được giá, thu nhập ổn định. Nhờ vậy, các gia đình có điều kiện chăm lo cho con cái cũng như mua sắm các vật dụng sinh hoạt. Đặc biệt là, chị em phụ nữ Bố Y bây giờ đã mạnh dạn hơn, sẵn sàng chia sẻ, gánh vác công việc gia đình cùng với chồng con”, chị Phủng khoe.

Bà Minh, chị Phủng mỗi người ở một lứa tuổi, hoàn cảnh, dân tộc, địa bàn sinh sống nhưng ở họ đều có chung sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám vượt qua định kiến để tham gia các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế. Những tấm gương ấy đã và đang là động lực để phụ nữ vùng cao vươn lên để tự khẳng định mình. 

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 18/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 5 giờ trước
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 5 giờ trước
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 6 giờ trước
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 6 giờ trước
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.
Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Thời sự - Minh Thu - 6 giờ trước
Thời gian qua, việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Hà Giang triển khai sâu rộng. Từ đó, tạo động lực lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sao Mai Huyền Trang phát hành MV

Sao Mai Huyền Trang phát hành MV "Nợ ân tình để tìm hình của nước" mừng sinh nhật Bác

Tin tức - Thanh Nguyên - 6 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Sao Mai Huyền Trang phát hành MV về Bác với tên gọi "Nợ ân tình để tìm hình của nước".
“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

Tin tức - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Ngày 17/5, tại Tp. Cẩm Phả, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 (CSB1) phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Tp. Cẩm Phả tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” năm 2024.