Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phục dựng lại “Người khổng lồ” giữa rừng xanh

Tiêu Dao – Văn Ngọc - 06:12, 06/10/2021

Kon Sơ Lăl - ngôi làng cổ được coi là đẹp nhất ở Tây Nguyên. Ở đó, nhà rông thủa nào cháy rụi bây giờ đã được dựng lại, đứng sừng sững như “người khổng lồ” giữa rừng xanh, là niềm tự hào của dân làng.

Nhà rông cũ của làng khi chưa bị cháy mang đậm vẻ trầm mặc, uy nghiêm
Nhà rông cũ của làng khi chưa bị cháy mang đậm vẻ trầm mặc, uy nghiêm

Ký ức làng cháy

Hơn 50 năm qua, ngôi làng cũ Kon Sơ Lăl (xã Hà Tây, chuyện Chư Păh, Gia Lai) ẩn sâu trong một thung lũng xanh tươi. Ngôi làng có vài chục nóc nhà sàn dài quây quần xung quanh ngôi nhà rông sừng sững. Màu vách tường hoàng thổ, màu mái rạ nâu, màu gỗ trắc mộc mạc quyện với màu đất đỏ bazan vô cùng hài hòa và đẹp mắt. Đó là ngôi làng cổ được coi là đẹp nhất vùng này vì còn giữ lại hầu như nguyên vẹn những kiến trúc nhà dài của người Ba Na trên miền cao nguyên.

Trong ký ức những già Chor, già Hyưnh, già Xôn… làng Kon Sơ Lăl thì dù đã chuyển về làng mới nhưng ngôi làng cũ luôn là trái tim, là tâm hồn của họ. Đó là nơi đầu tiên họ được sinh ra và lớn lên, họ tìm thấy ở đó những gì thiết thân nhất, gần gũi nhất. Nơi đó, tâm hồn của người Ba Na đã thấm đẫm văn hóa dân tộc mình. 

Những ngôi nhà cổ ở làng Kon Sơ Lal
Những ngôi nhà cổ ở làng Kon Sơ Lal

Làng cổ Kon Sơ Lăl với những ngôi nhà sàn dài bao quanh ngôi nhà rông, nguyên liệu được lam hoàn toàn bằng gỗ. Tuyệt nhiên không tìm thấy một thứ gì bằng kim loại, dù chỉ là một chiếc đinh. Từng ngôi nhà đều thể hiện sự công phu, tỉ mẩn, khéo léo của những người đã tạo ra chúng.

Cách đây gần 20 năm, có căn nhà được trả giá vài trăm triệu đồng. Riêng ngôi nhà rông được trả tới gần 4 tỷ đồng, một số tiền quá lớn với người làng vào năm 2002. Thậm chí có thương lái còn mạnh dạn đề nghị xây nhà rông mới, tặng hàng trăm chiếc xe máy tay ga cho người làng, chỉ để đổi lấy nhà rông cổ. Nhưng chủ nhân của làng quyết không bán, dù cuộc sống còn nhiều khó khăn. Vậy mà…

Khi bà con người Ba Na được Nhà nước đầu tư, bố trí chuyển về ngôi làng tái định cư mới chưa lâu thì làng cũ đã bị cháy do sét đánh trong một buổi chiều nổi cơn dông giữa mùa khô năm 2015. Khi ấy, nghe tiếng già Chor thảng thốt kêu gọi, người làng lũ lượt đổ ra. “Ở đâu có cháy?”. “Cháy làng cũ rồi!”.

Làng cũ Kon Sơ Lăl bị cháy vào năm 2015 khiến ngôi nhà rông và 12 nhà dài của người dân bị lửa thiêu rụi
Làng cũ Kon Sơ Lăl bị cháy vào năm 2015 khiến ngôi nhà rông và 12 nhà dài của người dân bị lửa thiêu rụi
Người làng thu gom những thanh gỗ còn sót lại sau vụ hỏa hoạn
Người làng thu gom những thanh gỗ còn sót lại sau vụ hỏa hoạn

Làng cũ cách làng mới vài chục tầm con dao quăng. Đứng từ làng mới nhìn về phía làng cũ thấy khói bốc lên một góc trời đen kịt. “Cứu làng! Cứu làng!” Hàng trăm tiếng gọi nhau khản đặc của dân làng Kon Sơ Lăl. Tiếng chân người chạy rầm rập, tiếng kêu than kinh động cả Yang trời, đất.

Bốn trăm mấy chục con người, già có, trẻ có chạy mải miết về phía làng cũ. Chiếc cầu treo đầu làng cũ chao nghiêng như cánh lá dưới bước chân của mấy trăm con người. Nhưng rồi những bước chân chậm dần, chậm dần và đứng lại, sít bên nhau. Làng đã cháy! Cháy từ nhà rông trăm tuổi, cháy sang những ngôi nhà sàn của những người già khác, cháy trong sự bất lực. Cơn gió xoáy oan nghiệt lại như trêu người, cứ cuốn tàn lửa từ nhà cháy sang nhà khác. Tây Nguyên thời điểm đó đang mùa khô hạn, người làng thì chỉ biết lấy cành cây dập lửa vì không có nước.  “Cháy hết rồi! Còn gì của cha ông nữa!”, già Chor lẩn thẩn tự bảo với mình như thế. Dân làng Ba Na của Kon Sơ Lăl khuỵu xuống, thảng thốt. Cơn dông không trút mưa xuống mà sao trên mặt ai cũng đầy nước.

Già Chor đau đáu nhìn về phía ngọn lửa, về phía từng mái gianh nhà sàn thành tro bốc lên theo gió xoáy, nhìn từng chiếc cột nhà đỏ ối màu lửa dần đổ xuống. Những người già trong làng đau buốt lồng ngực...

Dựng dậy “Người khổng lồ” giữa rừng xanh 4

Trận hỏa hoạn chiều hôm ấy đã thiêu rụi 12 căn nhà, trong đó có ngôi nhà rông đẹp nhất vùng này. Phải mất một ngày, một đêm, người làng mới dọn hết được những gì còn sót lại do đám cháy gây ra. Nỗi đau buồn bao trùm lên toàn bộ ngôi làng. Những người già, người trẻ trong làng vừa dọn dẹp vừa khóc.

Phục dựng lại “người khổng lồ” 

Một vài năm trôi qua, ký ức cháy làng và nỗi nhớ ngôi nhà rông của làng vẫn xoáy vào tâm can người Ba Na làng Kon Sơ Lăl. Già Xôn (SN 1962) đau buồn nó với dân làng: “Làng không có nhà rông như nhà không có bếp, như buổi sáng không có tiếng gà gáy, như ban ngày không có ánh mặt trời! Làng mình phải dựng lại nhà rông mới thôi!”.

Nghe già Xôn nói vậy, lũ làng quyết tâm góp công, góp của dựng lại nhà rông mới. Dân làng Kon Sơ Lăl đã bỏ ra 1 năm để chuẩn bị nguyên vật liệu. Từ số tiền vài chục triệu đồng gom nhặt được sau khi bán đi những thứ còn lại của vụ hỏa hoạn cộng với vật liệu, ngày công, tiền mặt dân làng đóng góp, giữa tháng 4 năm 2017, già Xôn chỉ đạo dân làng khởi công xây dựng nhà rông mới. Già Xôn trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo những người thợ làng thiết kế từng góc cột, góc kèo, từng nan mây, từng hoa văn giống hệt như nhà rông cũ...

Nhà rông mới của làng được xây dựng lại năm 2017.
Nhà rông mới của làng được xây dựng lại năm 2017.

Sau 4 tháng ròng rã, ngôi nhà rông mới- người khổng lồ đã được hoàn thành vào tháng 8/2017 trên nền nhà rông cũ với chiều dài là 23m, cao 20m, rộng chính giữa là 12m, rộng 2 bên mỗi bên 10m. Nhà rông mới được hoàn thành thỏa niềm mong ước, tâm nguyện của già Xôn cùng tất cả người làng Kon Sơ Lăl.

Những phên nứa, những vật trang trí, những hoa văn của nhà rông mới được dựng lại theo đúng nguyên mẫu nhà rông cũ.
Những phên nứa, vật trang trí, hoa văn của nhà rông mới được phục dựng lại theo đúng nguyên mẫu nhà rông cũ.

Ông Trần Anh Hào, Phó Chủ tịch UBND xã Hà Tây, huyện Chư Păh cho biết: “Nhà rông được dựng lên theo đúng kiểu nhà rông truyền thống của người Ba Na nhờ sự đoàn kết, cùng nhau chung sức, đồng lòng của dân làng. Hiện tại, với 9 làng của xã, giờ vẫn có được 3 ngôi nhà rông rất đẹp, được cho là đẹp nhất Tây Nguyên hiện nay là làng Kon Sơ Lăl, Kon Măh và Kon Băh. Kon Sơ Lăl được công nhận là làng văn hóa, hy vọng sau này, thế hệ trẻ vẫn tích cực bảo tồn nhà rông của làng, giữ gìn hồn cốt dân tộc trên mảnh đất đại ngàn này”.

Bên trong nhà rông mới có thể chứa được hàng trăm người mỗi lần có lễ hội.
Bên trong nhà rông mới có thể chứa được hàng trăm người mỗi lần có lễ hội.

Làng Kon Sơ Lăl cũ nay đã thưa vắng bóng người nhưng dấu tích quần cư xưa vẫn còn ẩn hiện, nhiều loại cây ăn trái quen thuộc như me, vú sữa, nhãn, ổi, xoài… đã hóa cổ thụ. Kon Sơ Lăl cũ chỉ còn mấy người già sinh sống, toàn bộ cư dân đã chuyển ra tái định cư ở làng mới với đầy đủ điện- đường -trường -trạm. 

Đường làng cũ giờ vẫn đẹp như một bức tranh thủy mặc. Những con đường đất đỏ, 2 bên thơm ngát cỏ bông lau giữa cái nắng, cái gió của mùa khô Tây Nguyên, khiến cho nhiều người cảm giác như lạc vào một thế giới khác. Ở đó, nhà rông thủa nào cháy rụi bây giờ đã được dựng lại, đứng sừng sững như “người khổng lồ” giữa rừng xanh, khiến người làng càng thêm tự hào.

Một ngôi nhà cổ của làng Kon Sơ Lal hôm nay
Một ngôi nhà cổ của làng Kon Sơ Lal hôm nay
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 12 giờ trước
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Kinh tế - Minh Thu - 12 giờ trước
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bám nắm địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 12 giờ trước
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 12 giờ trước
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 12 giờ trước
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1255/QĐ-BVHTTDL về tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một tại Yên Bái, Vĩnh Phúc và Trà Vinh.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 12 giờ trước
Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người DTTS Bru Vân Kiều xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 13 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 13 giờ trước
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).