Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Nam xóa nhà ở tạm cho đồng bào dân tộc thiểu số gắn với sắp xếp lại dân cư hài hòa

PV - 11:32, 12/03/2021

Do chịu tác động của thiên tai cộng với địa hình miền núi có sườn dốc cao, nơi cư trú của phần lớn đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam thường xuyên bị sạt lở trong mùa mưa lũ, gây thiệt hại về người, tài sản, nhất là nhà ở.

Những ngôi nhà mới cho đồng bào vùng bị sạt lở núi xã Trà Leng. (Ảnh: Trần Tĩnh/TTXVN)
Những ngôi nhà mới cho đồng bào vùng bị sạt lở núi xã Trà Leng. (Ảnh: Trần Tĩnh/TTXVN)

Mùa mưa lũ năm 2020, toàn tỉnh có hàng nghìn ngôi nhà bị hư hại nặng, trong đó có 740 nhà hư hại hoàn toàn, 1.524 nhà bị thiệt hại từ 50-70%, trong đó nhà ở của đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ không nhỏ. Tỉnh Quảng Nam đã chi khẩn cấp hơn 112 tỷ đồng để khắc phục thiệt hại do mưa lũ. Riêng với nhà ở, nhất là đồng bào ở những khu vực sạt lở núi, tỉnh yêu cầu các địa phương phải cơ bản hoàn thành việc lựa chọn các khu tái định cư để cơ bản xóa hết nhà ở tạm cho đồng bào trước mùa mưa lũ năm 2021. Về lâu dài, mục tiêu được tỉnh Quảng Nam hướng đến là xóa nhà ở tạm phải gắn liền với sắp xếp lại dân cư hài hòa, thân thiện với thiên nhiên để người dân vùng lũ, vùng sạt lở núi có chỗ ở ổn định lâu dài và an toàn.

Xây nhà tái định cư theo mẫu đồng bào tự chọn

Đầu năm 2021, 30 ngôi nhà làm theo mô hình nhà truyền thống của đồng bào dân tộc Mơ Nông, cho đồng bào xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam có nhà ở bị hư hại hoàn toàn do sạt lở núi gây ra vào cuối tháng 10/2020, đã được bàn giao đưa vào sử dụng trong niềm vui khôn xiết của bà con nơi đây. Để làm nhà ở mới, huyện Nam Trà My đã chọn vị trí đất rộng 6 ha và chia thành 80 lô, mỗi lô có 200 mét vuông để cấp cho từng hộ. Với nguồn kinh phí hỗ trợ 5 tỷ đồng của Công ty Cổ phần ô tô Trường Hải, huyện Nam Trà My đã xây dựng 30 ngôi nhà cho hộ dân ở thôn 1 và thôn 2, xã Trà Leng với mức 170 triệu đồng/căn.

Nhà ở mới của đồng bào được xây dựng theo kết cấu nhà sàn bê tông cốt thép, do bà con lựa chọn mẫu, gồm nhà ở chính và nhà bếp. Ngôi nhà chính có 2 phòng ngủ, một phòng khách, mái xà gồ sắt, lợp tôn, đặt trên 12 trụ bê tông cắm sâu vào lòng đất, đảm bảo chỗ ở bền vững lâu dài, tốt hơn rất nhiều lần so với nơi ở cũ. Đây là một trong số hàng trăm khu tái định cư đang được xây dựng để xóa nhà ở tạm cho đồng bào ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh chia sẻ, tác động của biến đổi khí hậu đã gây ra tình trạng diễn biến thiên tai ngày càng bất thường và cực đoan, gây lũ quét, sạt lở đất, triều cường xâm thực ngày càng sâu vào đất liền, gây thiệt hại lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng. Chỉ riêng năm 2020, mưa bão đã gây thiệt hại nặng nề nhất về người và tài sản, ước tính thiệt hại lên đến trên 11.000 tỷ đồng. Do vậy, việc tìm giải pháp căn cơ, đồng bộ và có tính khả thi cao để khắc phục thiệt hại do thiên tai, do biến đổi khí hậu nhằm giảm thiểu thiệt hại là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài là mục tiêu đang được địa phương hướng đến. Để đạt những mục tiêu trên, nhất là mục tiêu xóa nhà ở tạm cho đồng bào trước mùa mưa lũ năm nay, mọi thủ tục cần phải được đơn giản hóa, song phải đảm bảo đúng các quy định của pháp luật để đẩy nhanh tiến độ xây dựng.

"Ổn định chỗ ở theo phương châm bà con tự nguyện hiến đất để giúp đỡ lẫn nhau, hoặc chính quyền sở tại tìm quỹ đất thích hợp và Nhà nước hỗ trợ kinh phí để làm nhà tái định cư theo mẫu nhà đồng bào tự chọn,gắn với tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào ở những vùng thường xuyên bị sạt lở nói riêng, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài. Trước mùa mưa năm nay, tất cả các địa phương phải cơ bản hoàn thiện việc sắp xếp lại chỗ ở mới ổn định cho đồng bào", Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh nhấn mạnh yêu cầu đặt ra với chính quyền và các ngành chức năng ở địa phương.

Huyện Phước Sơn là địa phương có số lượng nhà ở của đồng bào bị thiệt hại nặng nề, với hàng trăm ngôi nhà bị sập hoàn toàn, hàng nghìn ngôi nhà khác bị hư hại nặng. Tuy vẫn còn nhiều khó khăn, song để làm lại nhà ở cho đồng bào, huyện đã và đang quy hoạch, sắp xếp lại hàng chục khu tái định cư để bố trí chỗ ở an toàn lâu dài cho đồng bào ở những vùng có nguy cơ sạt lở núi, lũ quét. Tỉnh Quảng Nam hỗ trợ cho mỗi nhà bị hư hại hoàn toàn 140 triệu đồng, trong đó 100 triệu đồng từ các nguồn xã hội hóa, địa phương tìm quỹ đất ở những vị trí ổn định để làm lại nhà ở mới cho đồng bào. Trước mắt, huyện đã làm lại nhà ở mới và bố trí tái định cư ổn định cho 27 gia đình đồng bào ở các xã Phước Kim, Phước Thành, Phước Lộc là những địa phương bị thiệt hại nặng do mưa lũ gây ra ở huyện Phước Sơn vào cuối năm 2020. Hiện đang tiếp tục sử dụng nhiều nguồn kinh phí khác nhau để hỗ trợ đồng bào sửa chữa 291 ngôi nhà bị hư hại nặng để bà con có chỗ ở an toàn.

"Huyện Phước Sơn đang vận động bà con sử dụng nguồn kinh phí được hỗ trợ của đồng bào trong cả nước để đầu tư sửa chữa nhà ở, phát triển sản xuất, chăn nuôi. Về lâu dài, huyện tiếp tục sử dụng lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng sản xuất để từng bước ổn định cuộc sống bền vững lâu dài cho đồng bào. Khó khăn còn nhiều nhưng ổn định chỗ ở an toàn và từng bước khôi phục sản xuất cho đồng bào là ưu tiên hàng đầu của các cấp ủy và chính quyền địa phương", Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn Nguyễn Quảng cho biết.

Xóa nhà ở tạm cho đồng bào gắn với khôi phục sản xuất đang là nhiệm vụ trọng tâm đang được tỉnh Quảng Nam nỗ lực thực hiện. Theo Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Quảng Nam Nguyễn Phi Hùng, trong năm 2020, thông qua Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các địa phương đơn vị, các nhà hảo tâm trong cả nước đã đăng ký ủng hộ số tiền trên 130 tỷ đồng vào Qũy "Vì người nghèo" và Quỹ ủng hộ đồng bào bị thiên tai để giúp hộ nghèo, giúp đồng bào vùng bị thiên tai khắc phục khó khăn, sớm ổn định đời sống, làm mới và sửa chữa nhà ở bị hư hỏng. Với số tiền này, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã hỗ trợ xây mới 848 ngôi nhà, hỗ trợ sửa chữa 2.565 ngôi nhà khác đồng thời hỗ trợ về vật tư, phương tiện sản xuất, con giống để giúp hộ nghèo, giúp đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai khôi phục sản xuất, từng bước ổn định đời sống.

Nhà mới cho đồng bào vùng sạt lở núi xã Trà Leng. (Ảnh: Trần Tĩnh/TTXVN)
Nhà mới cho đồng bào vùng sạt lở núi xã Trà Leng. (Ảnh: Trần Tĩnh/TTXVN)

Tái định cư, sắp xếp lại dân cư hài hòa, thân thiện với thiên nhiên

Tại hội thảo khoa học "Thiên tai lũ quét, sạt lở đất ở khu vực miền Trung, nguyên nhân và giải pháp giảm thiểu" do Tổng hội Xây dựng Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức vào đầu năm 2021, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Tuấn, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung - Tây Nguyên cho rằng, sạt lở đất ở Quảng Nam là tổ hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó, các yếu tố độ dốc, địa mạo, lượng mưa, địa chất công trình, thảm phủ thực vật rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng là các yếu tố chính. Do đó, việc nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở đất và xác định các điểm có nguy cơ xảy ra sạt lở đất cần thực hiện theo nhiều bước, nhiều yếu tố như độ dốc, lượng mưa, địa chất thủy văn, địa chất công trình, thảm thực vật. Để thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu thiệt hại do các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra, cần phải có giải pháp để vừa thích nghi với biến đổi khí hậu, vừa có các giải pháp quy hoạch, sắp xếp lại dân cư, xây dựng nhà ở hài hòa, thân thiện với thiên nhiên, môi trường.

Ông Trương Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam cho biết, sau các trận mưa lũ cuối năm 2020, toàn tỉnh có 650 ngôi nhà bị hư hại hoàn toàn, hàng nghìn ngôi nhà bị hư hỏng nặng. Từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau, đến nay, 440 ngôi nhà đã được làm mới; trên 5.600 ngôi nhà trong tổng số gần 5.900 ngôi nhà bị thiệt hại nặng đến rất nặng đã được sửa chữa xong. Huyện Nam Trà My là địa phương thiệt hại nặng nhất về người, tài sản, nhà ở. Đến nay, huyện đang thực hiện sắp xếp lại chỗ ở cho 1.991 hộ tại 45 khu dân cư. Trong giai đoạn 2021 - 2025, Nam Trà My tiếp tục sắp xếp lại chỗ ở cho là 2.986 gia đình, trong đó ưu tiên các khu dân cư cấp thiết cần bố trí, sắp xếp dân cư nhằm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn huyện với 16 khu dân cư cho 597 hộ, số còn lại được sắp xếp tập trung và xen ghép.

Việc bố trí tái định cư, sắp xếp lại khu dân cư ở tỉnh Quảng Nam trải dài trên phạm vi rộng và nhiều đối tượng song song phải đáp ứng tiêu chí hài hòa, thân thiện với thiên nhiên. Theo Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Nam Nguyễn Phú, trong quy hoạch, yêu cầu về phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại thiên tai, quy hoạch, xây dựng hài hòa, thân thiện với thiên nhiên, môi trường là những yêu cầu mang tính bắt buộc, luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm để từng bước thích nghi với biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiệt hại. Bài học từ các trận sạt lở núi hồi cuối năm 2020 đặt ra vấn đề hoàn thiện quy hoạch vùng cấp huyện, quy hoạch khu chức năng, điều chỉnh quy hoạch chung các đô thị từ đồng bằng, ven biển đến miền núi đều phải đáp ứng được các tiêu chí này là vấn đề bức thiết. Theo đó, các khu tái định cư ở khu vực miền núi, ven biển, vùng sạt lở ven sống phải thực hiện theo hướng quy hoạch liên vùng, liên huyện, sắp xếp lại dân cư, phòng tránh thiên tai hiệu quả.

Nỗ lực làm lại toàn bộ nhà ở bị hư hại cho đồng bào, xóa nhà ở tạm theo hướng sắp xếp lại dân cư hài hòa, thân thiện với thiên nhiên đang là mục tiêu đang được tỉnh Quảng Nam hướng đến. Theo đó, ở nhiều địa phương trong tỉnh, bà con tự nguyện hiến đất để giúp đỡ lẫn nhau hoặc chính quyền tìm quỹ đất thích hợp, đảm bảo ổn định lâu dài, Nhà nước hỗ trợ kinh phí để làm mới, sửa chữa lại nhà ở. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngay từ sau Tết, các địa phương vừa đồng loạt khắc phục cơ sở hạ tầng vừa tập trung ổn định chỗ ở cho đồng bào.

"Các điểm bố trí dân cư mới, quy mô khu dân cư phải phù hợp với đặc điểm địa hình, phong tục tập quán của đồng bào gắn với việc khẩn trương xây dựng các hạng mục thiết yếu như điện thắp sáng, nước sạch phục vụ sinh hoạt và điều kiện phục vụ sản xuất, phấn đấu đến trước mùa mưa năm nay phải cơ bản hoàn thành việc chuẩn bị mặt bằng để bố trí chỗ ở cho đồng bào. Khó khăn còn rất nhiều, song công tác bố trí tái định cư, sắp xếp lại dân cư lâu dài gắn liền với việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho đồng bào ở những vùng bị sạt lở, vùng có nguy cơ bị sạt lở phải thực hiện cho bằng được. Đây vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài trong 10 năm tới nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững cho các huyện miền núi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào", Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh khẳng định./.

Tin cùng chuyên mục
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Ngày 13/5, đồng chí Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã tìm hiểu thực tế việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tham gia Đoàn công tác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo Ban Dân tộc, Thành ủy, UBND TP. Thái Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Hà Giang: Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên vùng cao

Hà Giang: Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên vùng cao

Tin tức - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Tại các chợ phiên ở hai huyện Mèo Vạc và Đồng Văn tỉnh Hà Giang, việc bán hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc diễn ra công khai khiến nhiều người không khỏi giật mình.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Tin tức - Trinh An -Thanh Huyền - 2 giờ trước
Ngày 13/5, đồng chí Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã tìm hiểu thực tế việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tham gia Đoàn công tác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo Ban Dân tộc, Thành ủy, UBND TP. Thái Nguyên.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng nay (13/5). Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập trung rà soát, xem xét các nội dung còn lại trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 và các điều kiện đảm bảo cho kỳ họp.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Kon Tum có rất nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, cũng có không ít nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trước thực tế này, cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều nghệ nhân ở các bản làng, bằng nhiều cách đã quyết tâm gìn giữ và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ mai sau.
Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Pháp luật - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Thanh tra tỉnh Hà Giang đã ban hành Kết luận thanh tra số 02/KL-TTr ngày 18/3/2024 về việc chấp hành quy định của pháp luật trong tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB &XH) và các đơn vị trực thuộc. Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 370 triệu đồng.
Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Kinh tế - PV - 5 giờ trước
Mạng lưới sạc được quy hoạch 150.000 cổng, hệ thống xưởng dịch vụ, showroom và nhà phân phối phủ khắp 63 tỉnh, thành mang tới sự thuận tiện tối đa cho người dùng xe điện…, là một trong những lý do khiến số lượng người “đếm ngược” đến ngày VinFast VF 3 mở cọc sớm tăng liên tục những ngày qua.
Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Gương sáng - Vàng Ni - 5 giờ trước
Sinh ra ở huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An, trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mẹ vướng vòng lao lý, bố làm thuê, nhưng Ốc Thị Quỳnh Anh không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, mặc cảm vươn lên giành được học bổng trị giá 1 tỷ đồng của trường Đại học Anh Quốc...
Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 5 giờ trước
UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh nhằm động viên, khích lệ đồng bào DTTS tích cực tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tại địa phương trong giai đoạn hiện nay.