Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quốc hội thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022

Hoàng Quý - 16:00, 24/06/2024

Chiều 24/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Kết quả biểu quyết tại phiên họp
Kết quả biểu quyết tại phiên họp

Tại phiên họp, kết quả biểu quyết cho thấy, có 459 đại biểu biểu quyết tán thành (chiếm 94,25%). Như vậy, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 với tỷ lệ tán thành cao.

Trước đó, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thảo luận tại Tổ và Hội trường về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Các đại biểu Quốc hội cơ bản thống nhất nội dung Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách, báo cáo của Chính phủ và Kiểm toán nhà nước; các ý kiến góp ý cụ thể chủ yếu liên quan đến việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương tài chính không nghiêm; nhiều tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm trong lập, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước cần chấn chỉnh, sớm khắc phục. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến của đại biểu Quốc hội và thể hiện tại Báo cáo số 882/BC-UBTVQH15 ngày 24/6/2024.

Về lập, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Theo đó, đã chỉ đạo thể hiện kết quả đạt được và các tồn tại, hạn chế tại Điều 2 dự thảo Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 và giao Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm, kiểm điểm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong lập, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 4 dự thảo Nghị quyết.

Về ý kiến Chính phủ tiếp tục chậm gửi tài liệu quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với ý kiến của các đại biểu Quốc hội đã nêu. Đề nghị Chính phủ tiếp tục chấn chỉnh tăng cường kỷ luật, kỷ cương công tác quyết toán ngân sách nhà nước tại các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương và khẩn trương đề xuất sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước hoặc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách nhà nước và các Luật có liên quan để sớm thực hiện rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm theo yêu cầu tại các Nghị quyết của Quốc hội. Các yêu cầu này đã được thể hiện tại các điểm a, h khoản 2 và khoản 7 Điều 4 dự thảo Nghị quyết.

Các đại biểu tham dự phiên họp
Các đại biểu tham dự phiên họp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với ý kiến của đại biểu Quốc hội về thông tin, số liệu quyết toán thu, chi, bội chi ngân sách nhà nước năm 2022 thay đổi khá lớn so với số liệu Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 và khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phương án phân bổ, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách Trung ương năm 2022 và nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2021. Đồng thời chưa báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 đầy đủ số tăng thu ngân sách nhà nước, phương án phân bổ, sử dụng số tăng thu ngân sách Trung ương để bảo đảm phù hợp với các quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét phê chuẩn bổ sung 3.102 tỷ đồng số tăng thu vào dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 để thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương rút kinh nghiệm và chịu trách nhiệm trong việc tổng hợp thông tin, số liệu quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2022 chênh lệch lớn so với thông tin, số liệu đã báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và chưa kịp thời báo cáo để phê chuẩn bổ sung dự toán số tăng thu và phương án, phân bổ số tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022 theo đúng quy định, không để lặp lại tình trạng thường xuyên cập nhật, điều chỉnh số liệu sau thời gian chỉnh lý quyết toán như hiện nay.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tiếp thu nêu rõ tồn tại, hạn chế như ý kiến đại biểu nêu tại Điều 2 và các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục tại các điểm a, h khoản 2 và khoản 6 Điều 4 dự thảo Nghị quyết.

Về dự thảo Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo: Bổ sung Điều 1. Bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 số tăng thu ngân sách nhà nước tại dự thảo Nghị quyết đối với số tăng thu ngân sách nhà nước chưa được phê chuẩn bổ sung tại Nghị quyết số 40/2023/NQ-UBTVQH15; và Điều chỉnh tên Nghị quyết thành Nghị quyết Bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng tiếp Chủ tịch Samsung, hướng tới đột phá trong các lĩnh vực hợp tác mới

Thủ tướng tiếp Chủ tịch Samsung, hướng tới đột phá trong các lĩnh vực hợp tác mới

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Sáng 2/7, tại thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Lee Jae Yong, Chủ tịch Tập đoàn Samsung.
Gần 9 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2024

Gần 9 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2024

Du lịch - Minh Nhật - 23:13, 01/07/2024
Theo số liệu Tổng Cục Thống kê công bố vào ngày 29/6, trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đón tổng cộng hơn 8,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 60% so cùng kỳ năm 2023 và tăng nhẹ so cùng kỳ năm 2019 - thời điểm chưa xảy ra dịch Covid-19.
Nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết từ mô hình “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết từ mô hình “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 23:03, 01/07/2024
Với các hoạt động sôi nổi, hữu ích từ mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” thuộc Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em” Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), đã giúp các em học sinh DTTS nâng cao kỹ năng về chăm sóc sức khỏe, kiến thức về bình đẳng giới, tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết… từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Qua đó, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu tình trạng tảo hôn ở vùng DTTS và miền núi.
Bảo tồn và khai thác dược liệu quý ở Ninh Thuận

Bảo tồn và khai thác dược liệu quý ở Ninh Thuận

Trang địa phương - Minh Nhật - 22:55, 01/07/2024
Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ bảo tồn và khai thác bền vững 82 nguồn gene cây dược liệu quý hiếm, phát triển 25 cây dược liệu quý, đặc hữu với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu thị trường.
Lịch công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Lịch công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - Minh Nhật - 22:49, 01/07/2024
Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024 cho biết, đúng 8 giờ ngày 17/7 thí sinh sẽ biết điểm thi.
Tin trong ngày - 1/7/2024

Tin trong ngày - 1/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Ra quân điều tra, thu thập thông tin về kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024. Lạng Sơn: Hai vợ chồng tử vong do ngạt khí. Già làng... "trẻ" người Ca Dong. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giá sách giáo khoa giảm, thầy trò đều phấn khởi

Giá sách giáo khoa giảm, thầy trò đều phấn khởi

Giáo dục - Ngọc Thu - 22:48, 01/07/2024
Vào năm học 2024 - 2025, các bộ sách giáo khoa sẽ giảm giá từ 9,6% - 11,2%. Đây là thông tin phấn khởi đối với học sinh, phụ huynh trước việc Nhà nước định giá sách giáo khoa (SGK) hợp lý. Với đội ngũ thầy cô giáo cũng vui lây vì sẽ có thêm cơ sở lựa chọn các bộ sách thực sự phù hợp, chất lượng để giảng dạy trong năm học mới.
Chính thức tăng lương từ hôm nay

Chính thức tăng lương từ hôm nay

Thời sự - Minh Thu - 22:42, 01/07/2024
Tăng lương cơ sở; mức lương hưu, trợ cấp BHXH; sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày... là những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7.
Bình Định: Bố trí hơn 36 tỷ đồng để thực hiện trồng rừng thay thế

Bình Định: Bố trí hơn 36 tỷ đồng để thực hiện trồng rừng thay thế

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 22:34, 01/07/2024
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định cho biết, trong năm 2024 sẽ bố trí nguồn kinh phí gần 36,5 tỷ đồng để cấp cho 3 công ty lâm nghiệp, nhằm trồng 443,92 ha rừng thay thế trên địa bàn tỉnh.
Đấu tranh ngăn chặn, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm hùm đất

Đấu tranh ngăn chặn, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm hùm đất

Sản phẩm - Thị trường - T. H - 22:32, 01/07/2024
Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) vừa có văn bản yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các chi cục hải quan, đội kiểm soát hải quan phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm hùm đất; kịp thời đấu tranh, ngăn chặn hành vi vận chuyển trái phép mặt hàng này vào Việt Nam.
Việt Nam xuất siêu 11,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2024

Việt Nam xuất siêu 11,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2024

Kinh tế - Tào Đạt - 22:29, 01/07/2024
Tại họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý II và 6 tháng đầu năm diễn ra vào ngày 29/6, đại diện Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung sáu tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 11,63 tỷ USD.