Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là kho tàng lưu giữ nét văn hóa dân gian Bắc Bộ, là “hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần, của những làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.
Người giữ hồn nhạc lễ tháp Pô Rômê

Người giữ hồn nhạc lễ tháp Pô Rômê

Bản sắc và hội nhập - Sơn Ngọc - Hoàng Minh - 12:19, 11/11/2023
Nghệ nhân Bá Khâm là người giữ hồn nhạc lễ tháp Pô Rômê thuộc địa bàn thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Tiếng đàn kanhi (đàn nhị mai rùa) của ông là sự kết nối giữa dân làng với thần linh trong hoạt động tín ngưỡng của đồng bào các làng Chăm. Nghệ nhân Bá Khâm được cộng đồng người Chăm kính trọng bởi tâm đức của người cao niên nêu gương sáng trong việc thực hiện các nghi lễ truyền thống.
Những người phụ nữ DTTS “giữ lửa” văn hóa dân tộc

Những người phụ nữ DTTS “giữ lửa” văn hóa dân tộc

Bản sắc và hội nhập - Băng Ngân - Trương Vui - 10:30, 09/11/2023
Bằng cách làm thiết thực, sáng tạo như: thành lập các đội, câu lạc bộ văn nghệ, giữ gìn, truyền dạy tiếng nói, chữ viết, điệu múa hay nghề truyền thống..., nhiều phụ nữ DTTS trên những bản làng vùng cao đang trở thành nhân tố tích cực trong việc lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Đội chiêng nữ làng Leng để lại nhiều cảm xúc cho người dân phố núi và du khách

Đội chiêng nữ làng Leng để lại nhiều cảm xúc cho người dân phố núi và du khách

Bản sắc và hội nhập - Ngọc Thu - 18:32, 08/11/2023
Một đêm trình diễn cồng chiêng ấn tượng ngay giữa lòng phố núi Pleiku (Gia Lai) đã khiến người dân và du khách bất ngờ, tràn ngập cảm xúc. Bởi, đây là lần đầu tiên có một đội cồng chiêng nữ đến từ làng Leng (xã Tơ Tung, huyện Kbang) xa xôi lên trình diễn với lối chơi chiêng mềm mại, uyển chuyển, nhịp nhàng.
Giá trị nhân văn trong Lễ Cấp sắc của người Dao

Giá trị nhân văn trong Lễ Cấp sắc của người Dao

Bản sắc và hội nhập - Hà Minh Hưng - Đức Anh - 17:55, 08/11/2023
Cũng như các dân tộc khác, trong cuộc đời người đàn ông dân tộc Dao ở bản Nậm Lò - Nậm Tăm (huyện Sìn Hồ, Lai Châu) có nhiều nghi lễ như: Lễ thôi nôi, Lễ cưới, mừng thọ… Một trong những nghi lễ quan trọng nhằm mục đích công nhận sự trưởng thành của người con trai là Lễ Cấp sắc.
Khôi phục lễ hội dân gian truyền thống cần thực chất và bền vững

Khôi phục lễ hội dân gian truyền thống cần thực chất và bền vững

Bản sắc và hội nhập - Minh Nhật - Hoàng Minh - 13:40, 08/11/2023
Lễ hội dân gian truyền thống các dân tộc đang dần được khôi phục, hồi sinh trong mỗi cộng đồng dân cư, nhiều lễ hội gắn liền với phát triển du lịch, tôn vinh, quảng bá đặc trưng, thế mạnh của các ngành nghề, các di sản văn hóa, danh lam, thắng cảnh được tổ chức đã khẳng định giá trị văn hóa, sức sống và tầm quan trọng của lễ hội trong phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương trong cả nước. Tuy nhiên xu thế hiện nay môi trường tồn tại của lễ hội ngày càng có nhiều thay đổi. Hệ thống tín ngưỡng, tâm linh và các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc đang có những biến động, thậm chí đứng trước nguy cơ biến dạng, ngày càng mai một. Vì vậy, khôi phục lễ hội dân gian truyền thống là việc làm cần thiết, cấp bách, tuy nhiên cũng cần phải đi vào thực chất và bền vững.
Tượng cổng làng của người Xơ Đăng

Tượng cổng làng của người Xơ Đăng

Bản sắc và hội nhập - Hồng Phúc - Nguyễn Văn Sơn - 21:35, 07/11/2023
Khi nói về những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc mình, người Xơ Đăng ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam luôn xem nghệ thuật điêu khắc tượng cổng làng là nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng dân gian, mang hồn thiêng sông núi, tạo thêm niềm tin yêu cháy bỏng về một cuộc sống an lành, hạnh phúc nơi sườn núi Trường Sơn.
Bảo tàng tỉnh Gia Lai với nỗ lực bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của người Gia Rai

Bảo tàng tỉnh Gia Lai với nỗ lực bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của người Gia Rai

Bản sắc và hội nhập - Văn Hoa - Hồ Xuân Toản - 18:25, 07/11/2023
Gia Lai là vùng đất còn bảo lưu nhiều yếu tố văn hóa truyền thống. Vì vậy, từ khi Bảo tàng tỉnh Gia Lai được thành lập từ năm 1989 đến nay, đơn vị luôn chú trọng đến công tác nghiên cứu, sưu tầm nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của các DTTS tại địa phương, trong đó trang phục truyền thống của người Gia Rai.
Bắc Giang: Người có uy tín nỗ lực giữ gìn văn hóa truyền thống

Bắc Giang: Người có uy tín nỗ lực giữ gìn văn hóa truyền thống

Bản sắc và hội nhập - Trí Phương - 17:28, 07/11/2023
Theo quyết định phê duyệt danh sách Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023-2027, toàn tỉnh có 522 Người có uy tín thuộc nhiều thành phần, dân tộc khác nhau. Đội ngũ những Người có uy tín trong đồng bào DTTS đều là những điển hình, ưu tú trên các lĩnh vực, trong đó có nhiều Người có uy tín là nghệ nhân văn hóa, có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc tại cộng đồng.
Yên Sơn (Tuyên Quang): Bảo tồn bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số

Yên Sơn (Tuyên Quang): Bảo tồn bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số

Bản sắc và hội nhập - Việt Hà - Minh Thủy - 22:20, 06/11/2023
Cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số, trong thời gian qua, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS tại địa phương. Theo đó, nhiều hoạt động văn hóa được khôi phục như chợ phiên; Làng văn hóa người Cao Lan; nghi thức tắm lửa của đồng bào Cao Lan; múa khèn, đàn môi, múa sênh tiền, múa mừng xuân mới…
Đa dạng sắc màu văn hóa của các dân tộc có số dân dưới 10.000 người

Đa dạng sắc màu văn hóa của các dân tộc có số dân dưới 10.000 người

Bản sắc và hội nhập - Tào Đạt - Thanh Thuận - 15:53, 05/11/2023
Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I và Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2023, ngày 4/11, tại quảng trường Nhân dân tỉnh Lai Châu đã diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch sôi nổi, mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc có số dân dưới 10.000 người.

"Đặc sản" của đồng bào Pà Thẻn mang đến Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người

Bản sắc và hội nhập - Tào Đạt - Thanh Thuận - 15:39, 05/11/2023
Lễ Nhảy lửa - một trong những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống văn hóa- tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Pà Thẻn, là minh chứng cho sức mạnh của con người trong cuộc sống và những ước mong chế ngự được thiên nhiên để sinh tồn và phát triển. Lễ Nhảy lửa còn có ý nghĩa gắn kết cộng đồng và bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống từ đời này qua đời khác.
Kỳ vọng về một thế hệ trẻ am hiểu và đam mê âm nhạc dân gian Tây Nguyên

Kỳ vọng về một thế hệ trẻ am hiểu và đam mê âm nhạc dân gian Tây Nguyên

Bản sắc và hội nhập - Lê Hường - 06:52, 04/11/2023
Nhằm bảo tồn gìn giữ giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk đã đưa môn âm nhạc dân gian Tây Nguyên vào chương trình giảng dạy. Sau hơn 1 năm đưa vào giảng đường, trở thành môn học chính thức, môn âm nhạc dân gian Tây Nguyên đã đạt những kết quả khả quan. Nhiều sinh viên được mời đi biểu diễn ở những sự kiện lớn trong và ngoài tỉnh.
Tái hiện bức tranh sống động về đời sống của các dân tộc có số dân dưới 10.000 người

Tái hiện bức tranh sống động về đời sống của các dân tộc có số dân dưới 10.000 người

Bản sắc và hội nhập - Thanh Nguyên - Tào Đạt - 22:30, 03/11/2023
Tối 3/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) phối hợp với tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ Nhất, năm 2023.
Níu giữ những đêm khan ở lại với buôn làng

Níu giữ những đêm khan ở lại với buôn làng

Bản sắc và hội nhập - Đức Trí - 07:05, 03/11/2023
Cùng với cồng chiêng, sử thi (đồng bào Ê Đê gọi là klei khan) là di sản văn hóa đặc trưng của các dân tộc Tây Nguyên. Xu hướng phát triển của cuộc sống hiện đại, những đêm khan huyền thoại dần vắng bóng. Trước thực trạng đó, chính quyền và các nghệ nhân ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực tìm nhiều giải pháp để níu giữ những đêm khan ở lại với buôn làng.
Nhà ngói máng - nét đẹp giữa không gian miền đá

Nhà ngói máng - nét đẹp giữa không gian miền đá

Bản sắc và hội nhập - Huy Toán - Ngọc Lê - 19:05, 02/11/2023
Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) nổi tiếng là vùng đất giàu bản sắc văn hóa. Với 15 dân tộc cùng sinh sống bao đời, đã hình thành những nét kiến trúc riêng và độc đáo. Nghề làm ngói máng truyền thống trước đây đã góp phần tạo nên những làng bản rất đẹp với mái ngói máng cực kỳ phù hợp giữa không gian miền đá, trở thành một nét đặc trưng của Cao nguyên đá.
Bế mạc, trao chứng nhận cho 20 học viên học nghề làm gốm truyền thống của người Mnông

Bế mạc, trao chứng nhận cho 20 học viên học nghề làm gốm truyền thống của người Mnông

Bản sắc và hội nhập - Lê Hường - 19:05, 31/10/2023
Ngày 31/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND huyện Lắk tổ chức Bế giảng lớp truyền dạy và thực hành nghề làm gốm thủ công của người Mnông tại buôn Dơng Bắk, xã Yang Tao.
Nữ sinh Dân tộc Sán Chay đạt ngôi vị Quán quân Cuộc thi Đại sứ Đại đoàn kết Dân tộc Đắk Lắk

Nữ sinh Dân tộc Sán Chay đạt ngôi vị Quán quân Cuộc thi Đại sứ Đại đoàn kết Dân tộc Đắk Lắk

Bản sắc và hội nhập - Lê Hường - 23:14, 29/10/2023
Tối 29/10, Ban tổ chức Cuộc thi Đại sứ Đại đoàn kết dân tộc Đắk Lắk năm 2023 tổ chức vòng Chung kết. Thí sinh Lê Hoàng Phương (14 tuổi), dân tộc Sán Chay giành ngôi vị Quán quân Cuộc thi Đại sứ Đại đoàn kết Dân tộc Đắk Lắk.
Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông nhận bằng Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông nhận bằng Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Bản sắc và hội nhập - Hồng Phúc - 12:51, 27/10/2023
Tuần Văn hóa Du lịch, Thương mại Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc năm 2023 diễn ra đến hết ngày 2/11/2023. Dịp này, Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc đón nhận bằng Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Phường Vạn Phúc đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của TP. Hà Nội.
Đam Rông tuổi 19

Đam Rông tuổi 19

Bản sắc và hội nhập - Hà Hữu Nết - 23:08, 24/10/2023
Đam Rông là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Lâm Đồng (được thành lập ngày 17/11/2004 theo Nghị định 189/NĐ-CP của Chính phủ). Huyện Đam Rông hiện có 8 xã: Đạ M'Rông, Đạ Tông, Đạ Long, Liêng S'Rônh, Đạ Rsal, Phi Liêng, Đạ K'Nàng và thị trấn Rô Men. Dân số toàn huyện hiện có 45.300 người (đồng bào DTTS chiếm 74,4%). Nhiều năm qua Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Đam Rông nỗ lực không ngừng, cùng với sự đầu tư hiệu quả của Nhà nước nên đã thoát nghèo ngoạn mục. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 40 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 14,3%.
Làng bè Sắc Màu ngã ba sông Châu Đốc: Sản phẩm mới của du lịch miền Tây

Làng bè Sắc Màu ngã ba sông Châu Đốc: Sản phẩm mới của du lịch miền Tây

Bản sắc và hội nhập - Yên Lương - 21:36, 24/10/2023
“Làng bè sắc màu ngã ba sông Châu Đốc” là Dự án do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang thực hiện trên địa bàn thị trấn Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Tại đây, hàng trăm chiếc bè trải dài gần 1 km được tô điểm bằng 6 khối màu là đỏ, cam, vàng, lục, lam, tím. Làng bè hứa hẹn là điểm nhấn mới cho du lịch An Giang nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.