Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sản phẩm thổ cẩm - Bức khảm quý giá khắc họa bản sắc dân tộc Cơ Tu ở hai nước Việt - Lào

Ngọc Ánh- Tấn Vịnh - 16:30, 20/09/2023

Dân tộc Cơ Tu cư trú chủ yếu ở các huyện vùng cao biên giới của tỉnh Quảng Nam như: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang. Một bộ phận nhỏ người Cơ Tu sinh sống ở các huyện Nam Đông, A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng. Trên lãnh thổ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, người Cơ Tu sống tập trung ở huyện Ka Lum và Thông Vai, tỉnh Sê Kông, huyện Lau Ngam thuộc tỉnh Salavan với dân số khoảng 30.000 người. Người Cơ Tu ở Việt Nam và ở Lào hiện vẫn bảo lưu nhiều vốn văn hóa truyền thống đặc sắc, tiêu biểu là nghề dệt thổ cẩm.

Nghệ nhân dệt thổ cẩm dân tộc Cơ Tu ở tỉnh Salavan, Lào (Ảnh: Trần Kỳ Phương)
Nghệ nhân dệt thổ cẩm dân tộc Cơ Tu ở tỉnh Salavan, Lào (Ảnh: Trần Kỳ Phương)

Do vị trí địa lý và hoàn cảnh lịch sử, đồng bào Cơ Tu sinh sống ở vùng biên của hai nước Việt - Lào từ lâu đã có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong nội bộ dân tộc luôn hỗ trợ nhau nhiều mặt, từ mưu sinh và hoạt động văn hóa. Tuy có dân số không lớn như ở Việt Nam nhưng đồng bào Cơ Tu ở Lào vẫn giữ gìn, bảo lưu những di sản văn hóa lâu đời của dân tộc mình. Một số di sản văn hóa của người Cơ Tu ở Việt Nam đã mai một hoặc mất hẳn nhưng đồng bào Cơtu bên kia biên giới vẫn còn tồn tại và phát triển. Chẳng hạn như mô hình cư trú, nhà cửa trong mỗi ngôi làng theo vòng tròn, hay hình ô van đồng tâm hay tập tục, lễ hội truyền thống, phương thức canh tác. Đây là hiện tượng độc đáo mà các nhà nhân học gọi là sự “hóa thạch ngoại biên”. Những yếu tố đó đã làm cho vốn quý trong kho tàng văn hóa tộc người được bảo tồn, phục hồi và phát triển.

Người Cơ Tu ở Lào vẫn còn thực hành nghề dệt theo cách cổ xưa, từ việc sử dụng khung dệt đến quá trình chế biến sợi, nhuộm sợi, tạo hoa văn... Khung dệt có dây đeo lưng, thanh giằng ở chân, gọi là khung dệt dùng sức căng của cơ thể (body tention looms), là loại khung dệt cổ xưa nhất của nhân loại. Hoa văn và màu sắc của thổ cẩm Cơ Tu ở Lào còn giữ nét hoang sơ. Màu vải được nhuộm từ cây chàm nên có màu xanh lơ và màu đen thẫm. Hoa văn đa dạng, trong đó chủ yếu vẫn là hoa văn bằng hạt cườm nhựa hay thủy tinh. Loại cườm bằng nhựa tổng hợp này có đủ màu sắc, tiện lợi, dễ sử dụng và cũng được ưa chuộng hơn. Nguyên liệu này đồng bào mua và trao đổi từ người đồng tộc ở Việt Nam.

Nhà làng Cơ tu ở Thông Vai, tỉnh Salavan, nơi trưng bày và bán các sản phẩm dệt (Ảnh: Linda Susan)
Nhà làng Cơ tu ở Thông Vai, tỉnh Salavan, nơi trưng bày và bán các sản phẩm dệt (Ảnh: Linda Susan)

Hoa văn và các đường viền phức tạp trên thổ cẩm của dân tộc Cơ Tu bên Lào cũng xuất hiện khá phổ biến trong các sản phẩm dệt của đồng bào Cơ Tu ở Việt Nam. Đó là mô típ người phụ nữ múa điệu Da dá, hình xương cá, hình con bướm..., hay giống nhau về đồ trang sức, loại hình trang phục truyền thống... Điều này biểu hiện họ có “mẫu số chung” về bản sắc tộc người.

Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu ở Lào có ảnh hưởng đến nghề dệt của người Cơ Tu ở Việt Nam. Đồng bào Cơ Tu ở làng Công Dồn, xã Duôih, huyện Nam Giang là nơi duy nhất còn trồng bông dệt vải theo kiểu truyền thống. Họ có giống bông vải của dân tộc Lào (kpay lao), cùng với giống bông vải bản địa để duy trì nghề dệt vải. Trước đây, đồng bào Cơ Tu ở Lào còn có các loại sản phẩm dệt được trang trí hoa văn bằng cườm chì (halùng hoặc alùng). Dưới lòng sông Antrôl bên Lào là nơi mà đồng bào khai thác quặng chì, mang về chế tác thành hạt cườm để trang trí hoa văn trên khố, váy, áo.

Thợ dệt Cơtu ở huyện Thông Vai, tỉnh Salavan với sản phẩm vừa hoàn thành (Ảnh: Linda Susan)
Thợ dệt thổ cẩm người Cơtu ở huyện Thông Vai, tỉnh Salavan với sản phẩm vừa hoàn thành (Ảnh: Linda Susan)

Kỹ thuật chế tác và dệt hoa văn bằng cườm chì của người Cơ Tu và một số tộc người bên Lào đã được truyền lại hoặc trao đổi nguyên liệu thành phẩm đã qua chế tác cho người Cơ Tu ở Việt Nam. Cườm chì thường được kết vào vải rất dày, nhất là trên ngực áo, đuôi khố. Ngoài việc học cách chế cườm và dệt vải bằng cườm chì từ bên Lào, người Cơ Tu, Tà Ôi và một số dân tộc khác ở vùng Trường Sơn cũng mua bán, trao đổi với các bộ tộc Lào để được sở hữu những chiếc áo, chiếc khố có hoa văn cườm chì.

Dân tộc Cơ Tu ở phía Đông Trường Sơn thường ít khi chế biến màu đỏ mà họ thường trao đổi với người Lào để lấy thứ thuốc đỏ được chế biến sẵn để nhuộm vải, đồng bào gọi là mực poong. Đặc biệt, người Cơ Tu ở Lào còn giữ bí quyết chế biến và dệt vải bằng sợi tơ chuối, một sản phẩm rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế.

Giống như đồng bào Cơ Tu ở Quảng Nam, người Cơ Tu ở các làng bản bên Lào duy trì loại hình kiến trúc nhà làng truyền thống. Loại hình kiến trúc này không chỉ để hội họp, tổ chức lễ hội cộng đồng mà còn là “xưởng dệt” và là “cửa hàng”, nơi các thợ dệt trưng bày và bán các sản phẩm. Nghề dệt đang được chính quyền các cấp quan tâm, từ cấp cơ sở đến trung ương. Chẳng hạn như Hội Phụ nữ Lào đã có đề án bảo tồn nghề dệt, thúc đẩy sản xuất các sản phẩm thương mại, du lịch. Các sợi tổng hợp đã nhuộm sẵn luôn được đáp ứng và nhiều thợ dệt hiện đang sử dụng vật liệu này để hành nghề.

Hoa văn trang trí trên sản phẩm thổ cẩm Cơ Tu (Lào) (Ảnh: Linda Susan)
Hoa văn trang trí trên sản phẩm thổ cẩm Cơ Tu (Lào) - Ảnh: Linda Susan

Các tổ chức quốc tế, chẳng hạn như một số trường đại học của Nhật Bản và cơ quan viện trợ Nhật Bản đã thực hiện các dự án nhằm phục hồi phương thức dệt cổ truyền của đồng bào Cơ Tu ở làng Houay Houn Tai, tỉnh Salavan. Nhà tài trợ khuyến khích bà con duy trì các giống bông bản địa, chế biến thuốc nhuộm từ các vật liệu trong tự nhiên. Sản phẩm của họ được bán khắp cả nước và một số thị trường quốc tế. Nhiều phụ nữ trẻ đang nuôi sống bản thân và gia đình bằng nghề dệt vải. Tuy nhiên, sự cạnh tranh khốc liệt do cung luôn lớn hơn cầu đối với hàng dệt may mới.

Với giá trị nhiều mặt, thổ cẩm của người Cơ Tu ở Lào cũng được các nhà thiết kế sưu tầm, trân quý, tạo nhiều cảm hứng mới mẻ trong thiết kế thời trang. Màu chàm cùng với chất liệu sợi bông kết hợp với sợi tơ chuối, tơ lụa và hoa văn hạt cườm do các thợ dệt ở các làng Cơ Tu làm ra được tái hiện ở các bộ sưu tập thời trang mang phong cách hiện đại. Thời trang thổ cẩm Cơ Tu Nam Lào được trưng bày, trình diễn tại thủ đô Viên Chăn, cố đô Luang Prabang và giới thiệu tại các sự kiện thời trang danh giá ở các nước châu Âu như Pháp, Thụy Sĩ…

Nghề dệt thổ cẩm và các sản phẩm của nó là bức khảm quý giá khắc họa bản sắc dân tộc Cơ Tu đang sinh sống ở hai nước Việt- Lào. Để bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm, chính quyền và các ngành chức năng ở các tỉnh kết nghĩa như Quảng Nam - Sê Kông cần có sự liên kết, hỗ trợ nhau nhiều hơn. Cần phối hợp tổ chức Festival Lụa - Thổ cẩm thế giới tại đô thị cổ Hội An, Festival Làng nghề Huế... với các hoạt động như hội thảo, triển lãm, biểu diễn thời trang, giới thiệu sản phẩm, may mặc phục vụ khách du lịch, nhằm tôn vinh nghề truyền thống, nghệ nhân ở hai quốc gia.

Tin cùng chuyên mục
"Chữa bệnh" cho chiêng

"Chữa bệnh" cho chiêng

Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 4 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 4 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 4 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 5 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 5 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Media - BDT - 17:00, 11/05/2024
Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.