Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sóc Trăng: Nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn giá trị văn hóa Khmer

Phương Nghi - 07:34, 10/06/2024

Những năm qua, tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá đặc trưng của đồng bào Khmer. Đặc biệt, việc thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ nguồn lực quan trọng cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào gắn với phát triển du lịch.

Những truyền nhân được Nghệ nhân Ưu tú Lâm Thị Hương (Trưởng đoàn Nghệ thuật sân khấu Rô Băm Bưng Chông, xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) đào tạo đã tham gia diễn xuất phục vụ công chúng
Những truyền nhân được Nghệ nhân Ưu tú Lâm Thị Hương (Trưởng đoàn Nghệ thuật sân khấu Rô Băm Bưng Chông, xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) đào tạo đã tham gia diễn xuất phục vụ công chúng

Phát huy giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống

Một trong những niềm tự hào về văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng là nghệ thuật trình diễn dân gian nhạc ngũ âm, nghệ thuật múa Rom vong của người Khmer là loại hình văn hóa, nghệ thuật được hình thành và gắn liền với lao động sản xuất của người Khmer từ xa xưa. Những loại hình nghệ thuật này không thể thiếu ở các buổi sinh hoạt văn hóa, lễ hội tại các vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Khmer.

Ông Lưu Thanh Hùng, Trưởng đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Thời gian qua, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng tổ chức mở 2 lớp truyền dạy nghệ thuật sân khấu Rô băm, nhạc ngũ âm và múa Rom vong cho 153 học viên. Các học viên là diễn viên, học sinh, nhạc công và những người đam mê nghệ thuật múa, nhạc đến từ các đội, tụ điểm sinh hoạt văn hóa nghệ thuật tại các chùa Khmer và các trường phổ thông dân tộc nội trú...

“Thông qua công tác đào tạo, truyền dạy này, nhằm trang bị cho anh chị em học viên đầy đủ hơn những kiến thức về nghệ thuật truyền thống của đồng bào Khmer, nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của các loại hình di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”, ông Hùng chia sẻ.

Được theo học lớp nghệ thuật sân khấu Rô băm, em Thạch Kim Hà ở ấp Tài Công, xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng rất phấn khởi: “Em rất thích các điệu múa dân tộc Khmer. Hồi nhỏ em đã có niềm đam mê vì thấy các anh chị trong xóm múa hát vào các dịp lễ hội rất vui. Đến khi lớn lên, bất cứ đi đám tiệc hay dự lễ hội tại chùa Khmer, em đều tham gia giao lưu văn nghệ múa Rom vong để góp phần tạo không khí vui tươi hơn. Hiện em cũng đang sinh hoạt văn nghệ chung với nhóm anh chị trong xóm. Khi biết thông tin Đoàn Nghệ thuật Khmer của tỉnh có mở lớp truyền dạy nghệ thuật sân khấu Rô băm, em đăng ký tham gia học ngay. Đến nay, em đã học được một số động tác cơ bản của nghệ thuật múa Rô băm, em cảm thấy rất vui”.

Các học viên nhí chăm chỉ tập các động tác nghệ thuật múa Rom vong tại Câu lạc bộ văn hóa dân gian (điểm chùa Pra Sath Kòng) xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
Các học viên nhí chăm chỉ tập các động tác nghệ thuật múa Rom vong tại Câu lạc bộ văn hóa dân gian (điểm chùa Pra Sath Kòng) xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ Khmer chùa Buôl Pres Phek, ở ấp Phước Thuận, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng cho biết: Tôi đã đam mê và gắn bó với nghệ thuật dân tộc từ bé, nên muốn truyền “ngọn lửa” đam mê ấy cho các bạn trẻ, để các em có cơ hội phát huy năng khiếu và kế thừa, gìn giữ giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Từ khi Câu lạc bộ  đi vào hoạt động, bà con Khmer quanh khu vực chùa có nơi để sinh hoạt và vui chơi. Qua đó, đã phát hiện không ít những người có năng khiếu ca múa... để bổ sung vào lực lượng văn nghệ của chùa và địa phương.

“Tôi nguyện đem hết khả năng của mình để giúp khán giả cảm nhận được vẻ đẹp trong điệu múa, lời ca của dân tộc Khmer. Tôi thấy vui vì đã góp một phần nhỏ trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc mình”, chị Diệu chia sẻ.

Ngày nay, các tiết mục trình diễn nhạc ngũ âm, hay múa Rom vong… luôn tạo sự lôi cuốn, thu hút đông đảo người dân và du khách đến thưởng thức, tham gia sinh hoạt trong các ngày lễ hội. Đây không chỉ là một loại hình nghệ thuật làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí, thưởng thức văn nghệ của đồng bào Khmer mà còn là “chất keo” góp phần kết nối cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Bảo tồn giá trị văn hóa của đồng bào Khmer

Thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 – 2030, trong năm 2022 và năm 2023 nguồn vốn phân bổ đối với Dự án 6 hơn 23,6 tỷ đồng.

Theo ông Sơn Thanh Liêm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng, trong giai đoạn từ năm 2022 – 2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu ban hành kế hoạch và triển khai các nội dung thuộc Dự án 6. Trong đó, Sở đã phối hợp thực hiện 4 cuộc khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS gồm: khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản truyền thống Thư pháp người Hoa TP. Sóc Trăng; khảo sát, kiểm kê, sưu tầm ghe ngo, ghe cà hâu; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghề đan lát và nghề vẽ tranh trên kiếng của người Khmer. Đồng thời, Sở cũng đã triển khai bảo tồn 3 lễ hội truyền thống tại địa phương như lễ hội truyền thống Cầu an của người Khmer; lễ hội Phước biển của người Khmer TX. Vĩnh Châu và lễ hội Thắk Côn của người Khmer huyện Châu Thành.

“Bên cạnh đó, Sở cũng đã tổ chức 3 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể; hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể dàn nhạc Tùa Lầu Cấu của người Hoa TX. Vĩnh Châu; xây dựng 4 câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại huyện Châu Thành, huyện Mỹ Xuyên, huyện Trần Đề và TX. Vĩnh Châu. Ngoài ra, còn hỗ trợ mua sắm 97 tủ và sách, 124 bộ thiết bị âm thanh, bàn, ghế, dụng cụ thể thao cho các ấp đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS; hỗ trợ 14 Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú, người DTTS trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy những lớp kế cận; hỗ trợ đóng mới 4 chiếc ghe ngo và 1 chiếc ghe cà hâu...”, ông Liêm nói.

Cùng với phát triển kinh tế, tỉnh Sóc Trăng luôn xác định bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa là yếu tố không thể thiếu trong đời sống của đồng bào Khmer. Với lịch sử lâu đời, người Khmer ở Sóc Trăng đã kết tinh nhiều nét đẹp văn hóa đặc sắc, từ các loại hình nghệ thuật, tới văn hóa tín ngưỡng, văn hóa lễ hội…

Tin cùng chuyên mục
Giữ nguồn nước mát cho buôn làng Tây Nguyên

Giữ nguồn nước mát cho buôn làng Tây Nguyên

Từ bao đời nay, đồng bào DTTS ở Gia Lai vẫn gìn giữ được không gian giọt nước mát ngọt cho buôn làng. Đây không chỉ là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt mà còn là nơi dân làng cùng gặp gỡ, trò chuyện và thực hiện các nghi lễ trong đời sống tín ngưỡng.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng thống Hàn Quốc khẳng định hỗ trợ Việt Nam về bán dẫn, công nghiệp văn hóa

Tổng thống Hàn Quốc khẳng định hỗ trợ Việt Nam về bán dẫn, công nghiệp văn hóa

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Chiều 2/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Đắk Nông: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân giao nộp vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Đắk Nông: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân giao nộp vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Pháp luật - Lê Hường - Quỳnh Minh - 6 giờ trước
Những năm gần đây, lực lượng Công an trên địa bàn Đắk Nông đã nỗ lực triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, vận động, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Bằng nhiều hình thức, cách làm sáng tạo phù hợp với đặc điểm tình hình địa bàn, nhiều người dân tình nguyện giao nộp vũ khí, góp phần giữ gìn ANTT ở từng thôn, buôn, bon và hạn chế các tai nạn đáng tiếc trong Nhân dân do sử dụng súng tự chế.
Chung tay vì mục tiêu Bảo hiểm y tế toàn dân

Chung tay vì mục tiêu Bảo hiểm y tế toàn dân

Tin tức - Minh Thu - 6 giờ trước
Ngày 16/6/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 823/QĐ-TTg về Ngày BHYT Việt Nam. Theo đó, ngày 1/7 hằng năm trở thành Ngày BHYT Việt Nam với mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, cá nhân trong thực thi chính sách, pháp luật về BHYT, thực hiện BHYT toàn dân.
Diện mạo mới trên bản người Mảng

Diện mạo mới trên bản người Mảng

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - 6 giờ trước
Pá Sập thuộc xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu là bản có đông đồng bào Mảng sinh sống. Pá Sập từng là bản khó khăn, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Lai Châu thông qua các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, cuộc sống của đồng bào Mảng cũng như diện mạo cơ sở hạ tầng của bản đang dần đổi thay.
Dự án

Dự án "GenZ dệt ZènG": Lan tỏa và phát triển văn hóa dân tộc Tà Ôi

Tin tức - Vàng Ni - 6 giờ trước
Dự án nhằm mục tiêu góp phần bảo tồn và lan tỏa nét đẹp di sản văn hóa và nâng cao nhận thức của người trẻ về Zèng, đồng thời khuyến khích thế hệ trẻ tìm hiểu về văn hóa dệt Zèng và di sản văn hóa Việt Nam nói chung thông qua nhiều hoạt động nổi bật.
Tin trong ngày - 1/7/2024

Tin trong ngày - 1/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Ra quân điều tra, thu thập thông tin về kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024. Lạng Sơn: Hai vợ chồng tử vong do ngạt khí. Già làng... "trẻ" người Ca Dong. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra Thông cáo báo chí chung. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc.
Nguyên Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc: Việt Nam sẽ tăng trưởng cao nhất khu vực

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc: Việt Nam sẽ tăng trưởng cao nhất khu vực

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Chiều 2/7, tại Thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu đổi mới sáng tạo toàn cầu Hàn Quốc Kim Jin Pyo, nguyên Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc.
Đại hội DTTS tỉnh Quảng Nam lần thứ IV sẽ được tổ chức trong tháng 9/2024

Đại hội DTTS tỉnh Quảng Nam lần thứ IV sẽ được tổ chức trong tháng 9/2024

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 7 giờ trước
Thông tin từ Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho biết: Sau ba tháng nỗ lực triển khai, Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã hoàn tất.
Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024 được tổ chức vào tháng 8

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024 được tổ chức vào tháng 8

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 7 giờ trước
Đây là nội dung được thống nhất tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024, được tổ chức ngày 1/7.
Vietcombank là ngân hàng đầu tiên khai thác Dịch vụ xác thực điện tử của Bộ Công an

Vietcombank là ngân hàng đầu tiên khai thác Dịch vụ xác thực điện tử của Bộ Công an

Kinh tế - Khánh Sơn - 7 giờ trước
Chiều ngày 01/7/2024, tại trụ sở Bộ Công an (số 47 Phạm Văn Đồng, Hà Nội), trong khuôn khổ “Lễ phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023 và Nghị định số 69/2024/NĐ-CP về Định danh và xác thực điện tử”, đã diễn ra lễ ký kết “Dịch vụ xác thực điện tử” giữa Vietcombank và Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (RAR) thuộc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư - Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) - Bộ Công an.