Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Sự sống nơi rừng xanh Quảng Trị: Rừng “trả phí” cho người (Bài 2)

Nguyễn Thanh - 03:15, 17/07/2024

Giữ cây cho rừng bằng quản lý, bảo vệ, ươm trồng, trả cây cho rừng, thế nên, rừng đang trả ơn cho người bằng môi trường sống trong xanh, bằng tín chỉ carbon, bằng phí dịch vụ môi trường…; Ngẫm ra, sống dựa vào thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên cũng chính là một triết lí về sống xanh trong giai đoạn biến đổi khi hậu toàn cầu như hiện nay.

Trồng cây bản địa - cây trẩu, để phục hồi rừng tự nhiên nghèo kiệt tại xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa
Trồng cây bản địa - cây trẩu, để phục hồi rừng tự nhiên nghèo kiệt tại xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa

Sống ổn định nhờ rừng

Khắp các khu vực rừng phòng hộ Trăng - Tà Puồng đều được trồng xen bồ kết và bồ hòn. Cách trồng xen, trồng thưa là lựa chọn thông minh của đồng bào Bru – Vân Kiều nơi đây. Bởi chu kỳ sinh trưởng của hai loại cây này trên 5 năm, cây sẽ cho hạt, từ hạt rơi xuống đất rồi nẩy mầm lên cây mới không tiêu tốn thời gian, công sức. Từ đặc điểm này, đồng bào có thể tiếp tục dùng cây con xen ghép để tăng số lượng cây trong rừng mà không mất công ươm giống, chăm sóc và vận chuyển.

Anh Hồ Văn Giỏi, thành viên trong Ban Quản lý rừng cộng đồng thôn Trăng - Tà Puồng chia sẻ: Những loại cây bản địa này không bị trâu bò, phá hoại, cùng với sự chăm sóc của con người nên càng phát triển. Hơn hết, quả hai loại cây này sẽ làm nguồn nguyên liệu quý để sản xuất dược liệu, mỹ phẩm và các loại nước tẩy rửa sinh học theo tiêu chuẩn công nghệ cao. Đó là nguồn thu bền vững từ rừng, không làm hại rừng của đồng bào Bru – Vân Kiều.

Thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt, những biến đổi khí hậu làm đời sống con người ngày càng khó khăn. Trồng rừng để giữ nó phát triển bền vững là sự bù đắp, trả nợ của con người trước thiên nhiên. Hiểu được ý nghĩa của rừng, đồng bào Bru – Vân Kiều ở thôn Trăng - Tà Puồng đã từ bỏ tập quán đốt rừng làm rẫy, chấp hành chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo vệ rừng. Anh Giỏi nói thêm: Mặc dù thiếu đất sản xuất, nhưng đồng bào vẫn cố gắng thâm canh, chuyển đổi nghề nghiệp để giảm những tác động xấu đến thiên nhiên.

Mô hình trồng rừng trẩu và cây bản địa ở xã Hướng Phùng huyện Hướng Hóa
Mô hình trồng rừng trẩu và cây bản địa ở xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa

Trồng cây, gây rừng, sống ổn định nhờ trồng rừng bản địa còn là phương thức sống xanh, sống có trách nhiệm, sống hài hòa với thiên nhiên ở nhiều bản làng vùng cao Quảng Trị. Ngay như cây trẩu, nếu phát triển tốt thì đến năm thứ 4, là đã có thể thu hoạch quả. Tùy theo cây lớn nhỏ mà mỗi cây trẩu cho sản lượng khác nhau, mỗi cây thu hoạch bình quân được khoảng 10 -15kg. Hiện nay, sản lượng trẩu mỗi năm ở huyện Hướng Hóa khoảng 1.500 tấn; giá trẩu tươi và khô thời gian gần đây giao động từ 8.000-14.000 đồng.

Anh Bùi Văn Thình, Phó Ban Quản lý rừng phòng hộ Hướng Hoá - Đakrông cho hay: Đơn vị hiện có khoảng 2.500ha rừng có cây trẩu, trong đó có khoảng 2.000ha đã cho thu hoạch, sản lượng hằng năm vào khoảng 1.200 tấn. Đây là nguồn thu nhập thêm đáng kể cho người dân tham gia trồng.

Chúng tôi cũng khá ấn tượng về nguồn chi trả phí dịch vụ môi trường rừng ở Quảng Trị thời gian qua. Ngoài việc trồng cây, gây rừng; thì hoạt động bảo vệ rừng, bảo vệ lá phổi xanh ở Quảng Trị cũng đã được đẩy mạnh. Thực tế cho thấy, nguồn chi trả phí dịch vụ môi trường rừng đã góp phần xoá đói giảm nghèo cho 15 xã vùng sâu, vùng xa nằm trong lưu vực thuỷ điện; cũng như nâng cao đời sống cho 1.766 hộ gia đình cá nhân, 40 cộng đồng dân cư thôn bản, 10 nhóm hộ gia đình và 62 tổ nhóm nhận khoán bảo vệ rừng.

Theo ông Trần Xuân Dưỡng, Giám đốc Ban điều hành Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Trị, mỗi năm đơn vị đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các chủ rừng, các hộ dân để triển khai công tác bảo vệ rừng ngày một tốt hơn. Từ khi có chính sách này các tổ chức, hộ gia đình và cộng đồng đã tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng, tình trạng cháy rừng, xâm lấn đất rừng dần dần được hạn chế.

Tiềm năng từ tín chỉ carbon

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Quảng Trị bán tín chỉ carbon từ 100 nghìn ha rừng tự nhiên thu về trên 51 tỷ đồng. Người hưởng lợi số tiền này là bà con ở các tổ bảo vệ rừng ở các thôn bản.

Theo tính toán, trung bình mỗi ha rừng như thế sẽ được chi trả khoảng 120 ngàn đồng từ dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng. Bắt đầu từ năm 2023, Quảng Trị là một trong 6 địa phương thuộc khu vực Bắc Trung Bộ thực hiện thí điểm mua bán tín chỉ carbon và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính, theo Nghị định năm 2022 của Chính phủ.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết thêm: Số tiền hơn 51 tỷ đồng kể trên sẽ được chi trả trong thời gian 2023-2025. Số tiền này sẽ được dùng để tập trung cho công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, chi phí quản lý, hỗ trợ cho cộng đồng dân cư.

Quảng Trị là một trong những địa phương có tiềm năng khai thác và bán tín chỉ carbon rừng. Theo thống kê, Quảng Trị có diện tích tự nhiên 474.414,8ha, trong đó đất có rừng 220.852,5ha. Dù diện tích không lớn nhưng lại là địa phương có đa dạng sinh học cao. Quảng Trị là một trong 5 tỉnh, thành phố nằm trong chương trình sinh thái Trung Trường Sơn (Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum), một trong 230 vùng sinh thái toàn cầu và nằm trong 63 vùng chim quan trọng có nhiều loài quý hiếm và đặc hữu cần được bảo vệ.

Đồng bào Pa Cô, Vân Kiều ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) chung tay với lực lượng kiểm lâm bảo vệ những cánh rừng
Đồng bào Pa Cô, Vân Kiều ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) chung tay với lực lượng kiểm lâm bảo vệ những cánh rừng

Hiện nay, Quảng Trị có 5 cánh rừng tự nhiên do cộng đồng quản lý được cấp chứng chỉ phát triển và quản lý rừng bền vững (FSC): đồng thời được chứng nhận dịch vụ hệ sinh thái về hấp thụ và lưu trữ carbon, với tổng diện tích gần 2.145ha, cho lượng hấp thụ carbon 7.000 tấn/năm và lượng lưu trữ khoảng 350.000 tấn. 

Đó là những cánh rừng ở các thôn: Chênh Vênh, xã Hướng Phùng; Hồ và Cát, xã Hướng Sơn; Xa Bai, xã Hướng Linh; Trăng Tà Puồng, xã Hướng Việt cùng thuộc huyện miền núi Hướng Hóa.

Để nâng cao giá trị từ rừng, đảm bảo môi trường xanh sinh thái, Sở NN&PTNT Quảng Trị đã ban hành Kế hoạch vận động người dân, chủ rừng thay đổi nhận thức, thay phương thức canh tác, trồng rừng không đốt thực bì để giảm phát thải CO2. Theo đó, giai đoạn từ năm 2024 - 2028, mỗi năm tỉnh phấn đấu vận động người dân trồng mới từ 2.000 – 3.000ha rừng không đốt thực bì để giảm phát thải CO2.

Dù có nhiều tiềm năng trong khai thác tín chỉ carbon, nhưng Quảng Trị cũng gặp nhiều thách thức trong vấn đề quản lý và bảo vệ carbon rừng. Hiện nay, cơ chế quản lý nhà nước về carbon rừng như điều tra, thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến và giám sát chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Do đó carbon rừng chưa được công bố về tổng trữ lượng, tăng giảm trong các kỳ tổng điều tra rừng, thống kê rừng, theo dõi diễn biến rừng hằng năm.

Trong khi chờ Chính phủ ban hành khung pháp lý, sàn giao dịch tín chỉ carbon; thì tỉnh Quảng Trị chủ động xây dựng đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng. Đồng thời, tỉnh cũng duy trì và tăng cường việc giao đất giao rừng cho cộng đồng và hỗ trợ sự tham gia của cộng đồng vào thị trường carbon rừng.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Trị cũng đang tăng cường công tác tuyên truyền để các doanh nghiệp, chủ rừng nâng cao nhận thức về thị trường carbon, thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp đối với việc phục hồi rừng và kinh doanh tín chỉ carbon rừng. Đề xuất thí điểm mô hình kinh doanh tín chỉ carbon rừng với sự tham gia của doanh nghiệp./.

Tin cùng chuyên mục
Ngổn ngang nỗi niềm trên những công trình tái định cư miền biên viễn xứ Nghệ

Ngổn ngang nỗi niềm trên những công trình tái định cư miền biên viễn xứ Nghệ

“Mong sao khu tái định cư hoàn thành để người dân vùng thiên tai chúng tôi sớm được an cư. Còn ở đây ngày nào là phấp phỏng không yên ngày ấy”… Nỗi niềm của người dân ở những vùng lũ quét huyện Kỳ Sơn và người dân ở một số dự án tái định cư khác nơi miền biên viễn Nghệ An vẫn đang day dứt khôn nguôi trong nhiều năm nay.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ cho ba Phó Thủ tướng và hai Bộ trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao nhiệm vụ cho ba Phó Thủ tướng và hai Bộ trưởng

Chiều tối 26/8, ngay sau khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm chức vụ với ba đồng chí Phó Thủ tướng và hai đồng chí Bộ trưởng, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp mặt, chúc mừng, giao nhiệm vụ cho các đồng chí.
Chư Pưh (Gia Lai): Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng DTTS

Chư Pưh (Gia Lai): Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng DTTS

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 23:42, 26/08/2024
Để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đến người dân vùng DTTS đạt hiệu quả, những năm qua, huyện Chư Pưh (Gia Lai) đã nỗ lực đổi mới nội dung và hình thức phù hợp với từng đối tượng, thôn làng. Qua đó, từng bước tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật của đồng bào DTTS trên địa bàn.
Ông Lê Ngọc Vinh, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk: Thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, đảm bảo chất lượng thông tin cuộc điều tra 53 DTTS

Ông Lê Ngọc Vinh, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk: Thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, đảm bảo chất lượng thông tin cuộc điều tra 53 DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 23:41, 26/08/2024
Điều tra, thu thập thông tin kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2024 (Điều tra 53 DTTS) nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ Đảng, Quốc hội, Chính phủ hoạch định các chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS. Tại Đắc Lắk, cùng với các địa phương trên địa bàn cả nước, cuộc Điều tra triển khai từ 1/7 đến 15/8 đã đạt kết quả toàn diện và khoa học, trong đó cơ quan công tác dân tộc có vai trò quan trọng trong việc phối hợp tổ chức và thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, đảm bảo chất lượng thông tin cuộc điều tra. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn ông Lê Ngọc Vinh, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk xung quanh vấn đề này.
TP. Cần Thơ: Hoàn thành điều tra, thu thập thông tin về 53 DTTS năm 2024 vượt tiến độ

TP. Cần Thơ: Hoàn thành điều tra, thu thập thông tin về 53 DTTS năm 2024 vượt tiến độ

Công tác Dân tộc - PV - 23:20, 26/08/2024
Từ ngày 1/7 đến 15/8/2024, cùng với các địa phương trên cả nước, TP. Cần Thơ đã tiến hành cuộc Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024.
Công ty Xi măng Long Sơn trao học bổng cho học sinh có hoàn đặc biệt khó khăn tại Thanh Hóa

Công ty Xi măng Long Sơn trao học bổng cho học sinh có hoàn đặc biệt khó khăn tại Thanh Hóa

Xã hội - Quỳnh Trâm - 23:17, 26/08/2024
Hội Khuyến học tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với Công ty Xi măng Long Sơn tổ chức Lễ trao học bổng Xi măng Long Sơn cho 120 học sinh tiểu học, trung học cơ sở mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc 12 huyện, thị xã của tỉnh Thanh Hóa.
Hội LHPN Việt Nam: Tuyên truyền kiến thức về sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em tại Kon Tum và Gia Lai

Hội LHPN Việt Nam: Tuyên truyền kiến thức về sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em tại Kon Tum và Gia Lai

Tin tức - Trung Hiếu - 23:15, 26/08/2024
Vừa qua, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức chuỗi sự kiện truyền thông vận động phụ nữ sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em tại huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum và huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Tham dự sự kiện có khoảng hơn 500 hội viên, phụ nữ, cộng tác viên dân số, cô đỡ thôn bản các xã có tỷ lệ sinh con tại nhà cao của hai địa phương.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 33): Bảo tồn những “lâu đài đất” bằng cách nào?

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 33): Bảo tồn những “lâu đài đất” bằng cách nào?

Nhà trình tường hay nhiều người vẫn gọi là “lâu đài đất” là công trình kiến trúc rất phổ biến của một số đồng bào DTTS như: Hà Nhì, Mông, Dao, Tày… ở miền núi phía Bắc. Đó là những ngôi nhà được làm bằng đất, thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở miền núi, vùng cao, có khả năng “điều hòa” không khí rất tốt, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Tuy nhiên, những “lâu đài đất” đang dần mất đi trong tiếc nuối. Mai này, có còn những “lâu đài đất” là câu hỏi còn nhiều trăn trở. Cần có giải pháp cấp bách để bảo tồn công trình nhà ở độc đáo này. Chương trình Vấn đề -sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về vấn đề: Bảo tồn những “lâu đài đất” bằng cách nào?
Hơn 3.000 người tham gia Vòng xòe đoàn kết “Lung linh sắc màu Than Uyên - Lai Châu” mừng Tết Độc lập

Hơn 3.000 người tham gia Vòng xòe đoàn kết “Lung linh sắc màu Than Uyên - Lai Châu” mừng Tết Độc lập

Trang địa phương - Minh Nhật - 23:11, 26/08/2024
Cùng với Lễ thượng cờ và chào cờ tại các địa phương, từ ngày 30/8 - 2/9, tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao mừng Quốc khánh 2/9 với quy mô cấp tỉnh.
Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

Tin tức - N. Anh - 23:06, 26/08/2024
Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Hà Nội sẽ tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa. Mỗi quận, huyện, thị xã có ít nhất một điểm bắn.
Lộc Bình (Lạng Sơn): Hoàn thành 2.600 phiếu điều tra thu thập thông tin

Lộc Bình (Lạng Sơn): Hoàn thành 2.600 phiếu điều tra thu thập thông tin

Công tác Dân tộc - Gia Khánh - T.Dung - 23:05, 26/08/2024
Thực hiện cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 trên địa bàn toàn quốc, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) - một trong các huyện có số lượng phiếu điều tra cần thu thập thông tin lớn nhất, với 2.600 phiếu. Để hoàn thành khối lượng công việc đúng thời gian, chất lượng, Lộc Bình đã chú trọng làm tốt công tác chuẩn bị.
Ea Kar (Đắk Lắk): Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Ea Kar (Đắk Lắk): Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 23:01, 26/08/2024
Ngày 26/8, UBND huyện Ea Kar tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc huyện Ea Kar lần thứ I, năm 2024. Tham dự có lãnh đạo huyện, đại diện lãnh đạo các phòng ban, hội đoàn thể và 14 đội thi.
Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Cà Mau lần thứ IV, năm 2024 họp phiên trù bị

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Cà Mau lần thứ IV, năm 2024 họp phiên trù bị

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 22:56, 26/08/2024
Chiều 26/8, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Cà Mau lần thứ IV, năm 2024 họp phiên trù bị. Ông Trần Hoàng Nhỏ, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban tổ chức Đại hội; Bà Quách Kiều Mai, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Phó Trưởng Ban tổ chức đại hội; ông Nguyễn Thành Niệm, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh điều hành phiên họp trù bị. Tham dự phiên họp trù bị có trên 250 đại biểu chính thức đại diện cho 50.653 người DTTS trên địa bàn tỉnh về dự Đại hội