Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tăng cường hợp tác toàn diện Việt Nam-Nhật Bản

PV - 16:45, 01/05/2022

Chiều ngày 01/5, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp Thủ tướng Nhật Bản, Tổng Thư ký Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt Kishida Fumio, nhân dịp chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio

           Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thủ tướng Kishida Fumio. (Ảnh BND)

Bày tỏ vui mừng chào đón Thủ tướng Kishida Fumio - người bạn thân thiết lâu năm của Việt Nam và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Nhật Bản thăm chính thức Việt Nam; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tin rằng, chuyến thăm của Thủ tướng sẽ là dấu mốc làm sâu sắc, hiệu quả và thực chất hơn nữa quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới.

Đánh giá cao kết quả hội đàm thực chất giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Việt Nam mong muốn và quyết tâm đẩy mạnh quan hệ “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á” với Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực và trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và giao lưu nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio 2

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp đón Thủ tướng Nhật Bản, Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt Kishida Fumio nhân dịp chuyến thăm chính thức Việt Nam. (Ảnh BND)

Bày tỏ vui mừng được gặp Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio trân trọng cảm ơn Chủ tịch Quốc hội và Quốc hội Việt Nam đã dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Nhật Bản sự đón tiếp nồng ấm và long trọng. Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio khẳng định hết sức coi trọng quan hệ hợp tác giữa cơ quan lập pháp và giao lưu nghị sỹ hai nước; chia sẻ đã có 25 năm là thành viên Liên minh nghị sỹ hữu nghị Nhật – Việt và luôn rất nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Nghị viện Nhật Bản với Quốc hội Việt Nam.

Thủ tướng Kishida Fumio cảm ơn Chủ tịch Quốc hội ngay khi được bầu làm người đứng đầu cơ quan lập pháp Việt Nam đã rất tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước thông qua các cuộc hội đàm trực tuyến, trực tiếp với Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio 3

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thủ tướng Kishida Fumio (Ảnh BND)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio 4

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu chúc mừng Thủ tướng Kishida Fumio.

Với gần 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và hiện nay là quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản là một trong những mối quan hệ hiếm có trên thế giới, là tài sản quý giá mà hai nước cần gìn giữ, trân trọng và phát huy. Nhấn mạnh trên cơ sở quan hệ chính trị tốt đẹp, đặc biệt là trên tinh thần tình cảm, tin cậy giữa hai nước, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Việt Nam và Nhật Bản hoàn toàn có thể đẩy mạnh hợp tác toàn diện, đưa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả hơn nữa.

Trên cương vị Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định sẽ nỗ lực làm hết sức mình để tăng cường quan hệ hữu nghị, quan hệ hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước; duy trì các chuyến thăm, trao đổi cấp cao và các cấp; tăng cường quan hệ hợp tác giữa các cơ quan chuyên môn của Quốc hội hai nước.

Nêu rõ trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai nước đã có quyết tâm chính trị chính trị rất cao nhằm tăng cường kết nối nền kinh tế hai nước với 3 trụ cột là chiến lược phát triển; nâng cao năng lực hạ tầng, sản xuất và chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Chủ tịch Quốc hội khẳng định, trên tinh thần đó, Quốc hội Việt Nam sẽ tăng cường hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế, tạo mọi điều kiện thuận lợi về môi trường đầu tư kinh doanh cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, trong đó có Nhật Bản – đối tác hết sức quan trọng của Việt Nam về đầu tư, thương mại; đã và sẽ sẵn sàng tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc, rào cản để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả hơn nữa.

Chủ tịch Quốc hội cũng mong muốn Nhật Bản hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác trong việc kết nối hạ tầng Đông Tây giữa Việt Nam với Lào và các nước trong khu vực ASEAN; tiếp tục trao đổi, đào tạo cán bộ cấp cao, thúc đẩy hợp tác về tu nghiệp sinh và tăng cường hợp tác về lao động; tiếp tục hợp tác tháo gỡ khó khăn trong các dự án đầu tư lớn giữa hai nước.

Bày tỏ hoàn toàn nhất trí với các đề xuất của Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Kishida Fumio cho rằng, trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch, việc triển khai thực hiện các dự án lớn, có sức lan toả (bao gồm cả các dự án ODA) có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thủ tướng Kishida Fumio mong muốn Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác với Nhật Bản về vấn đề này; cùng với đó đề nghị hai nước cùng nhau nỗ lực giải quyết những vướng mắc để các dự án hợp tác tiến triển tốt đẹp. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao tặng Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bức ảnh lưu niệm
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao tặng Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bức ảnh lưu niệm

Tại cuộc tiếp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thủ tướng Kishida Fumio đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả tại các diễn đàn nghị viện đa phương khu vực và thế giới như IPU, AIPA, APPF…, góp phần gìn giữ hòa bình, an ninh ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống. Hai Bên cũng cam kết tăng cường phối hợp duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực; tái khẳng định tầm quan trọng của bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông; thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 trong các hoạt động trên biển, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982.

Về tình hình tại Ukraine, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, quan điểm nhất quán của Việt Nam là tôn trọng nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, nhất là các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, quyền tự quyết, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của từng quốc gia, không sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; kêu gọi các bên kiên trì thúc đẩy đối thoại, đàm phán để tìm giải pháp hòa bình lâu dài, có tính đến lợi ích chính đáng của nhau, tôn trọng nhau trong các quan hệ quốc tế. Việt Nam đã bày tỏ quan điểm toàn diện về vấn đề nhân đạo, cuộc sống bình thường của người dân và sẵn sàng đóng góp tích cực cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo, tiến trình ngoại giao, đối thoại và đàm phán.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mong muốn Việt Nam và Nhật Bản không chỉ tăng cường quan hệ hợp tác song phương mà còn tăng cường quan hệ Nhật Bản – ASEAN trên cơ sở phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề khu vực. Nhân dịp này, qua Thủ tướng Kishida Fumio, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trân trọng mời Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Santo Akiko và Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Hosoda Hiroyuki sang thăm Việt Nam.

Thủ tướng Nhật Bản cho biết sẽ chuyển lời mời của Chủ tịch Quốc hội đến Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Santo Akiko và Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Hosoda Hiroyuki; tin tưởng năm 2023 kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao sẽ mở ra thời kỳ mới cho quan hệ Việt Nam – Nhật Bản.

Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - PV - 2 giờ trước
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 20:11, 01/05/2024
Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 16:37, 01/05/2024
Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5

Thời sự - PV - 14:42, 01/05/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 12:29, 01/05/2024
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.