Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Thanh Hóa tìm lối thoát cho công trình thủy điện nghìn tỷ

Quỳnh Trâm - 16:56, 18/02/2023

Thủy điện Hồi Xuân được xây dựng trên dòng sông Mã tại thị trấn Hồi Xuân và xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa, có tổng mức đầu tư khoảng 3.320 tỷ đồng. Đây công trình trọng điểm quốc gia, đã khởi công từ 13 năm trước, đến nay vẫn chưa về đích do thiếu vốn. Tín hiệu đáng mừng là cuối năm 2022, đầu năm 2023 Tổng thầu xây dựng đã tự bỏ vốn để tái khởi động công trình.

Ông Đỗ Trọng Hưng - Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, sớm khởi động lại Dự án Thủy điện Hồi Xuân. (Ảnh: Minh Hiếu)
Ông Đỗ Trọng Hưng - Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, sớm khởi động lại Dự án Thủy điện Hồi Xuân. (Ảnh: Minh Hiếu)

Thủy điện Hồi Xuân có công suất 102 MW, là công trình thủy điện lớn thuộc Quy hoạch điện lực quốc gia, sản lượng điện hàng năm 432 triệu KWh. Dự án do Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam làm chủ đầu tư, khởi công tháng 3/2010, dự kiến hoàn thành năm 2019. Sau một vài lần thay đổi chủ đầu tư, cuối năm 2018, Dự án đã hoàn thành đạt được 93% khối lượng công việc.

Tuy nhiên, do nguồn lực tài chính của nhà đầu tư và một số vấn đề còn vướng mắc chưa giải quyết được, nên Dự án dừng lại. Từ năm 2018, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng điện Hồi Xuân VNECO là chủ đầu tư. Cuối năm 2022, đầu năm 2023 Tổng thầu xây dựng đã tự bỏ vốn để tái khởi động xây dựng nhà máy thủy điện, vừa hoàn thành được một số phần việc ước tính khối lượng đạt khoảng 3,5 tỷ đồng.

Trước việc Dự án Thủy điện Hồi Xuân “án binh bất động”, UBND huyện Quan Hóa đã nhiều lần báo cáo lên tỉnh. Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cũng nhiều lần về kiểm tra và có đề xuất đến các bộ, ngành sớm tìm hướng giải quyết, để chủ đầu tư khẩn trương triển khai hoàn thiện Dự án, ổn định đời sống cho bà con bị ảnh hưởng từ Dự án.

Theo UBND huyện Quan Hóa, Dự án Thủy điện Hồi Xuân chậm tiến độ, thi công dở dang đã ảnh hưởng đến đời sống của nhiều hộ dân nằm trong vùng Dự án. Trong đó, có hơn 655 ha đất trong vùng lòng hồ dự án thủy điện bị ảnh hưởng và hàng nghìn hộ dân bị tác động. Đến nay, nhiều hộ dân vẫn chưa được nhận tiền đền bù, hoặc chưa có khu tái định cư, khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ ổn định sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân bị tác động bởi Dự án chưa được giải quyết.

Được biết, vùng lòng hồ Dự án Thủy điện Hồi Xuân có hơn 655 ha đất bị ảnh hưởng, thuộc 2 huyện Mai Châu (Hòa Bình) và Quan Hóa (Thanh Hóa). Gần 1.900 hộ dân ở hai địa phương này bị tác động, trong đó khoảng 500 hộ phải tái định cư đến nơi ở mới.

Sau hơn 10 năm xây dựng dang dở, nhiều hạng mục xây dựng tại Dự án Thủy điện Hồi Xuân bắt đầu xuống cấp
Sau hơn 10 năm xây dựng dang dở, nhiều hạng mục xây dựng tại Dự án Thủy điện Hồi Xuân bắt đầu xuống cấp

Theo lãnh đạo huyện Quan Hóa, liên quan đến dự án này còn nhiều khó khăn, vướng mắc như việc bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, việc chưa hoàn trả 5 tuyến đường giao thông tránh ngập, 2 tuyến đường thi công dang dở, chưa chi trả kinh phí xây dựng 10 công trình công cộng như trường học, trạm y tế, trụ sở UBND xã thuộc diện di dời.

Đồng thời, huyện Quan Hóa đề nghị tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chủ đầu tư sớm bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ, bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án. Triển khai các hạng mục chưa thực hiện tại khu tái định cư bản Sa Lắng, xã Phú Xuân, thi công hoàn trả 5 tuyến đường và 2 cầu treo tại xã Phú Xuân và xã Phú Sơn. Nghiên cứu xây dựng thêm khu tái định cư tập trung tại xã Phú Xuân…

Mới đây, tại buổi kiểm tra công trình Thủy điện Hồi Xuân, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng đề nghị Công ty CP Đầu tư và Xây dựng điện Hồi Xuân VNECO tập trung thu xếp nguồn vốn để tiếp tục triển khai dự án; phải phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền huyện Quan Hóa và các xã trong vùng dự án để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân. Từ đó giải quyết được các đề xuất, kiến nghị của huyện Quan Hóa. Đồng thời, phối hợp với huyện Quan Hóa để xây dựng kế hoạch thực hiện công tác tái định cư cho Nhân dân.

Về phía huyện Quan Hóa, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa giao đơn vị này chủ động phối hợp chặt chẽ với Công ty để triển khai những phần việc hiện còn khó khăn, vướng mắc. Đối với Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu cần sớm chỉ đạo các sở, ngành chức năng hướng dẫn huyện Quan Hóa triển khai những phần việc theo chức năng, nhiệm vụ của mình; để đưa Dự án đi vào hoạt động, nhằm ổn định đời sống Nhân dân vùng bị ảnh hưởng, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, phát triển kinh tế, tránh lãng phí tài nguyên thiên nhiên quốc gia.

Tin nổi bật trang chủ
Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng nay (13/5). Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập trung rà soát, xem xét các nội dung còn lại trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 và các điều kiện đảm bảo cho kỳ họp.
Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Kon Tum có rất nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, cũng có không ít nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trước thực tế này, cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều nghệ nhân ở các bản làng, bằng nhiều cách đã quyết tâm gìn giữ và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ mai sau.
Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Pháp luật - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Thanh tra tỉnh Hà Giang đã ban hành Kết luận thanh tra số 02/KL-TTr ngày 18/3/2024 về việc chấp hành quy định của pháp luật trong tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB &XH) và các đơn vị trực thuộc. Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 370 triệu đồng.
Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Kinh tế - PV - 2 giờ trước
Mạng lưới sạc được quy hoạch 150.000 cổng, hệ thống xưởng dịch vụ, showroom và nhà phân phối phủ khắp 63 tỉnh, thành mang tới sự thuận tiện tối đa cho người dùng xe điện…, là một trong những lý do khiến số lượng người “đếm ngược” đến ngày VinFast VF 3 mở cọc sớm tăng liên tục những ngày qua.
Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Gương sáng - Vàng Ni - 2 giờ trước
Sinh ra ở huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An, trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mẹ vướng vòng lao lý, bố làm thuê, nhưng Ốc Thị Quỳnh Anh không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, mặc cảm vươn lên giành được học bổng trị giá 1 tỷ đồng của trường Đại học Anh Quốc...
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 2 giờ trước
UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh nhằm động viên, khích lệ đồng bào DTTS tích cực tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tại địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Tạm giữ hơn 500 sản phẩm thuốc lá điện tử

Tạm giữ hơn 500 sản phẩm thuốc lá điện tử

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 2 giờ trước
Công an Tp. Lào Cai phối hợp cùng Đội Quản lý thị trường số 1 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai, kiểm tra và thu giữ lô hàng hơn 500 máy và phụ kiện thuốc lá điện tử trên địa bàn phường Kim Tân, Tp. Lào Cai.
Kon Tum: Xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người làm dịch vụ lái xe hộ

Kon Tum: Xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người làm dịch vụ lái xe hộ

Pháp luật - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Kon Tum vừa lập biên bản vi phạm và tạm giữ phương tiện đối với một trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi lái xe dịch vụ chạy xe hộ cho người uống rượu, bia.
Khai mạc Hội nghị tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH 53 DTTTS năm 2024

Khai mạc Hội nghị tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH 53 DTTTS năm 2024

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 2 giờ trước
Sáng 13/5, tại Tp. Quy Nhơn (Bình Định), Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Tổng cục Thống kê (TCTK) tổ chức Hội nghị tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội (KT-XH) của 53 DTTS năm 2024 và nghiệp vụ thống kê xã hội, môi trường.
Nam Đông (Thừa Thiên Huế) công nhận Người có uy tín trong đồng bào DTTS giai đoạn 2024 - 2028

Nam Đông (Thừa Thiên Huế) công nhận Người có uy tín trong đồng bào DTTS giai đoạn 2024 - 2028

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 2 giờ trước
UBND huyện Nam Đông đã ban hành Quyết định số 571/QĐ-UBND công nhận Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện giai đoạn 2024 - 2028.