Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thấy gì từ lực lượng giữ rừng ở Kon Tum: Hàng trăm người xin nghỉ việc (Bài 1)

Ngọc Chí - 09:43, 24/05/2024

Lương thấp, áp lực, nguy hiểm và trách nhiệm cao, đang là những nguyên nhân khiến cho nhiều viên chức, người lao động làm công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum xin nghỉ việc. Tình trạng này đã ảnh hưởng lớn tới công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương.

Tỉnh Kon Tum hiện có 632.938 ha rừng nhưng chỉ có hơn 1.000 cán bộ, viên chức, người lao động làm công tác quản lý, bảo vệ rừng
Tỉnh Kon Tum hiện có 632.938 ha rừng nhưng chỉ có hơn 1.000 cán bộ, viên chức, người lao động làm công tác quản lý, bảo vệ rừng

Nhọc nhằn giữ rừng

Trước đây, nghề giữ rừng từng là một trong những nghề thu hút đông lượng lao động vào làm việc. Tuy nhiên,những năm gần đây, nhiều người đã xin nghỉ việc, bởi không chỉ lương thấp, vất vả... mà còn đối mặt với nhiều hiểm nguy.

 Vườn quốc gia Chư Mom Ray, với diện tích hơn 56.000 ha rừng, nhưng hiện chỉ có 96 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Mức lương lương bình quân của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng chỉ từ 3,5 triệu đồng đến 5 triệu đồng/tháng.

Ông Đào Xuân Thủy, Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Mom Ray cho biết: Theo quy định tại Nghị định 17/2010/NĐ- CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng, quy định định mức bình quân mỗi biên chế bảo vệ rừng phải quản lý đến 500 ha. Đây là con số quá lớn, một người khó có thể quản lý hết được. Ngoài ra, các chế độ, chính sách đối với còn hạn chế, bất cập, ngoài hưởng lương theo quy định, thì lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng không có các phụ cấp liên quan khác.

Cán bộ, người lao động Vườn quốc gia Chư Mom Ray đi tuần tra bảo vệ rừng
Cán bộ, người lao động Vườn quốc gia Chư Mom Ray đi tuần tra bảo vệ rừng

Tỉnh Kon Tum có tổng diện tích rừng là 632.938 ha (trong đó, rừng tự nhiên 552.287 ha, rừng trồng 80.641 ha); tỷ lệ che phủ rừng là 63,69%. Theo thống kê của Kiểm lâm tỉnh, toàn ngành hiện có 243 người (trong đó, trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng 220 người). Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của các chủ rừng có 798 người.

Anh Lê Văn Nghĩa, nhân viên Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Mom Ray chia sẻ: Chúng tôi thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng 24/24h trên địa bàn. Thu nhập hàng tháng khoảng 5 triệu đồng so nhu cầu với giá cả hiện tại cuộc sống của anh em giữ rừng rất khó khăn, thiếu thốn, rất ít có thời gian phụ giúp gia đình chăm sóc con cái. Đặc biệt, vào mùa khô,100% là lực lượng phải ở lại địa bàn không được về thăm gia đình.

Ngoài ra, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng còn chịu tác động rất lớn của các yếu tố ngoại cảnh (thời tiết, khí hậu); tính chất công việc bảo vệ rừng đòi hỏi phải tuần tra theo dõi, giám sát lâm phần phải thường xuyên, liên tục nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Quá trình tuần tra nhân viên bảo vệ rừng đối mặt với rủi ro tai nạn (sạt lở đất, cây gãy đổ…), đặc biệt là sự chống trả từ phía các đối tượng vi phạm và có nhiều người làm công tác bảo vệ rừng tử nạn.

Nghỉ việc vì áp lực và lương thấp

Cũng trong tình cảnh thiếu hụt nhân viên chuyên trách quản lý bảo vệ rừng, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hồi được giao quản lý hơn 23.400 ha, trải dài trên địa bàn 5 xã của huyện Ngọc Hồi và giáp với biên giới hai nước bạn Lào và Campuchia…nhưng hiện đơn vị chỉ có 46 cán bộ nhân viên và người lao động quản lý bảo vệ rừng. Diện tích nhiều, địa bàn rộng, áp lực công việc nên từ năm 2018 đến nay, đơn vị đã có 4 người lao động làm công tác giữ rừng xin nghỉ việc.

“Mỗi khi nhận đơn của anh em, tôi luôn gặp riêng để lắng nghe tâm sự. Áp lực công việc nghề nào cũng có, nhưng đồng lương phải đáp ứng được tối thiểu nhu cầu cuộc sống. Bởi phía sau họ còn cả trách nhiệm với gia đình. Có anh em nói rằng, họ còn tình yêu nghề nhưng buộc phải lựa chọn để gìn giữ gia đình. Cầm lá đơn xin nghỉ việc của cán bộ của mình mà tôi thấy buồn vô cùng”, ông Trần Ngọc Thanh Vũ, Giám đốc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ngọc Hồi, bộc bạch.

Công việc vất vả, lượng thấp khiến nhiều viên chức, người lao động làm công việc bảo vệ rừng xin nghỉ việc
Công việc vất vả, lương thấp khiến nhiều viên chức, người lao động làm bảo vệ rừng xin nghỉ việc

Theo số liệu thống kê của Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum, từ năm 2018 đến tháng 3/2024, toàn tỉnh đã có 403 người làm công tác bảo vệ rừng xin nghỉ việc. Trong đó, Kiểm lâm có 6 người; các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ 222 người và các công ty Lâm nghiệp 175 người. 

Điều đáng buồn là, không chỉ người trẻ xin nghỉ việc, mà cả những người có nhiều năm gắn bó với rừng cũng từ bỏ nghề mà mình đã gắn bó bấy lâu nay. Thực trạng này khiến ngành Lâm nghiệp tỉnh đang đối diện với nhiều thách thức trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum cho biết: Trong công tác quản lý bảo vệ rừng hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, hoạt động ở vùng sâu, vùng xa, công tác đấu tranh với các vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp có rất nhiều, đối tượng manh động. Trong khi đó, anh em làm việc 24h/ngày, lương thấp, chế độ đãi ngộ cũng rất thấp, chưa đáp ứng được, chưa tương xứng với công sức và tâm huyết quản lý bảo vệ rừng. 

"Nguyên nhân cốt lõi người giữ rừng bỏ việc là trách nhiệm cao, nhưng đồng lương quá thấp, trong khi đó cho đến nay công việc bảo vệ rừng vẫn chưa được quy định trong danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại và chưa có chế độ đãi ngộ phù hợp cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. Thực tế khó khăn này đang khiến cho ngành Lâm nghiệp không "giữ" được người  bảo vệ rừng...", ông Tiến cho hay

Tin cùng chuyên mục
Những người góp sức bảo vệ môi trường biển ở Bình Định

Những người góp sức bảo vệ môi trường biển ở Bình Định

Với mong muốn góp chút công sức của mình giữ màu xanh cho biển, mỗi tuần, anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, Tổ trưởng lại cùng các thành viên trong Tổ bảo vệ san hô ở xã Nhơn Hải, TP.Quy Nhơn (Bình Định) tổ chức các đợt lặn để vớt rác thải dưới vùng biển gần bờ. Công việc của các anh là tự nguyện, xuất phát từ tình yêu với biển nhằm bảo vệ rạn san hô quý hiếm và góp phần giữ sạch môi trường biển.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, sáng 2/7, tại Nhà Quốc hội Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won Shik.
Thủ tướng tiếp Chủ tịch Samsung, hướng tới đột phá trong các lĩnh vực hợp tác mới

Thủ tướng tiếp Chủ tịch Samsung, hướng tới đột phá trong các lĩnh vực hợp tác mới

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Sáng 2/7, tại thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Lee Jae Yong, Chủ tịch Tập đoàn Samsung.
Gần 9 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2024

Gần 9 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2024

Du lịch - Minh Nhật - 23:13, 01/07/2024
Theo số liệu Tổng Cục Thống kê công bố vào ngày 29/6, trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đón tổng cộng hơn 8,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 60% so cùng kỳ năm 2023 và tăng nhẹ so cùng kỳ năm 2019 - thời điểm chưa xảy ra dịch Covid-19.
Nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết từ mô hình “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết từ mô hình “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 23:03, 01/07/2024
Với các hoạt động sôi nổi, hữu ích từ mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” thuộc Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em” Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), đã giúp các em học sinh DTTS nâng cao kỹ năng về chăm sóc sức khỏe, kiến thức về bình đẳng giới, tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết… từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Qua đó, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu tình trạng tảo hôn ở vùng DTTS và miền núi.
Bảo tồn và khai thác dược liệu quý ở Ninh Thuận

Bảo tồn và khai thác dược liệu quý ở Ninh Thuận

Trang địa phương - Minh Nhật - 22:55, 01/07/2024
Ninh Thuận đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ bảo tồn và khai thác bền vững 82 nguồn gene cây dược liệu quý hiếm, phát triển 25 cây dược liệu quý, đặc hữu với quy mô lớn đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tin trong ngày - 1/7/2024

Tin trong ngày - 1/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Ra quân điều tra, thu thập thông tin về kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024. Lạng Sơn: Hai vợ chồng tử vong do ngạt khí. Già làng... "trẻ" người Ca Dong. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lịch công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Lịch công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - Minh Nhật - 22:49, 01/07/2024
Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024 cho biết, đúng 8 giờ ngày 17/7 thí sinh sẽ biết điểm thi.
Giá sách giáo khoa giảm, thầy trò đều phấn khởi

Giá sách giáo khoa giảm, thầy trò đều phấn khởi

Giáo dục - Ngọc Thu - 22:48, 01/07/2024
Vào năm học 2024 - 2025, các bộ sách giáo khoa sẽ giảm giá từ 9,6% - 11,2%. Đây là thông tin phấn khởi đối với học sinh, phụ huynh trước việc Nhà nước định giá sách giáo khoa (SGK) hợp lý. Với đội ngũ thầy cô giáo cũng vui lây vì sẽ có thêm cơ sở lựa chọn các bộ sách thực sự phù hợp, chất lượng để giảng dạy trong năm học mới.
Chính thức tăng lương từ hôm nay

Chính thức tăng lương từ hôm nay

Thời sự - Minh Thu - 22:42, 01/07/2024
Tăng lương cơ sở; mức lương hưu, trợ cấp BHXH; sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày... là những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7.
Bình Định: Bố trí hơn 36 tỷ đồng để thực hiện trồng rừng thay thế

Bình Định: Bố trí hơn 36 tỷ đồng để thực hiện trồng rừng thay thế

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 22:34, 01/07/2024
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định cho biết, trong năm 2024 sẽ bố trí nguồn kinh phí gần 36,5 tỷ đồng để cấp cho 3 công ty lâm nghiệp, nhằm trồng 443,92 ha rừng thay thế trên địa bàn tỉnh.
Đấu tranh ngăn chặn, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm hùm đất

Đấu tranh ngăn chặn, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm hùm đất

Sản phẩm - Thị trường - T. H - 22:32, 01/07/2024
Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) vừa có văn bản yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các chi cục hải quan, đội kiểm soát hải quan phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm hùm đất; kịp thời đấu tranh, ngăn chặn hành vi vận chuyển trái phép mặt hàng này vào Việt Nam.