Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thế giới có hơn 78 triệu ca nhiễm COVID-19

PV - 09:40, 23/12/2020

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 23/12 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 78.281.591 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.721.817 ca tử vong và 55.049.552 ca phục hồi. Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm 540.113 ca mắc và 12.226 ca tử vong mới vì đại dịch.

Nga hiện đang là quốc gia chịu ảnh hưởng năng nề nhất vì COVID-19 tại châu ÂU. (Ảnh: TASS)
Nga hiện đang là quốc gia chịu ảnh hưởng năng nề nhất vì COVID-19 tại châu ÂU. (Ảnh: TASS)

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 18.632.305 ca nhiễm COVID-19, trong đó 330.033 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Mỹ (146.757ca); Brazil (54.600 ca); Anh (36.804 ca); Nga (28.776 ca); Đức (22.495 ca); … Các quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất trong ngày gồm: Mỹ (2.662 ca); Đức (944 ca); Brazil (937 ca); Anh (691 ca); Italy (628 ca); Pháp (561 ca)…

Tại châu Âu, số người nhiễm COVID-19 hiện tại là 21.725.646 người, với 502.233 ca tử vong. Ngày 22/12, châu lục này ghi nhận đã có thêm 196.452 ca nhiễm mới và 5.602 ca tử vong vì COVID-19. Nga hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19 tại châu Âu. Giới chức Nga thông báo ghi nhận thêm 28.776 ca mắc COVID-19 trong vòng 24 giờ qua. Hiện Nga ghi nhận đã có 2.906.503 ca mắc COVID-19 và 51.912 ca tử vong vì dịch bệnh. Pháp xếp sau Nga về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 trong khu vực. Hiện số ca mắc COVID-19 tại quốc gia này là 2.490.946 người sau khi ghi nhận thêm 11.795 ca nhiễm mới; trong đó số ca tử vong vì đại dịch tại quốc gia này là 61.702 ca. Hiện Pháp là nước có số ca mắc COVID-19 cao thứ 5 thế giới, sau Mỹ, Ấn Độ, Brazil và Nga.

Châu Á đã có tổng cộng 19.949.187 ca nhiễm và 325.232 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 88.128 ca mắc và 1.450 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á, có 18.261.492 ca được điều trị khỏi; 1.362.463 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 26.338 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Ngày 22/12, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ thông báo đã ghi nhận thêm 23.881 ca mắc mới và 331 ca tử vong do dịch COVID-19 trong ngày, đưa tổng số bệnh nhân và số trường hợp mắc và không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này lên lần lượt là 10.099.303 và 146.476 ca. Thổ Nhỹ Kỳ là quốc gia xếp sau Ấn Độ về mức độ ảnh hưởng do COVID-19 tại châu lục. Ngày 22/12, giới chức nước này ghi nhận thêm 251 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại quốc gia này lên 18.602 ca. Trong khi đó, tổng số ca mắc bệnh cũng tăng lên 2.062.960 ca sau khi ghi nhận thêm 19.256 ca mắc mới trong ngày.

Trong 24 giờ qua, khối ASEAN ghi nhận thêm 11.149 ca mắc mới COVID-19 và 258 ca tử vong vì dịch bệnh. Tính đến nay, khu vực này ghi nhận số ca tử vong vì virus SARS-CoV-2 đã lên tới 32.072 trường hợp, trong đó 1.422.459 ca mắc COVID-19. Trong 24 giờ qua, khu vực ASEAN có 4 quốc gia ghi nhận ca tử vong mới vì COVID-19 gồm: Indonesia, Philippines, Myanmar và Malaysia. Indonesia vẫn đang là quốc gia chịu ảnh hưởng vì dịch bệnh nặng nề nhất trong khu vực. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận tổng cộng 678.125 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 20.257 ca tử vong. Hiện dịch COVID-19 đã lây lan ra toàn bộ 34 bang của nước này.

Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận thêm 159.462 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 21.401.460 ca, tổng số người tử vong là 481.743 người. Số ca phục hồi ở khu vực này là 13.016.700 trường hợp. Sau Mỹ, Mexico là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhiều thứ 2 lại khu vực này, với 1.325.915 ca nhiễm và 118.598 ca tử vong. Tiếp đến là Canada với 519.699 ca nhiễm và 14.380 ca tử vong vì COVID-19.

Khu vực Nam Mỹ có tổng cộng 12.599.713 ca nhiễm; 351.435 ca tử vong và 11.141.926 ca phục hồi. Brazil vẫn tiếp tục dẫn đầu khu vực và thứ 3 thế giới về mức độ ảnh hưởng do COVID-19. Tính đến nay, tổng số ca bệnh ở Brazil đã lên tới 7.318.821 ca nhiễm, trong đó 188.259 ca tử vong. Argentina xếp sau Brazil tại khu vực với 1.555.279 ca nhiễm và 42.254 ca tử vong vì dịch bệnh. Tiếp đến là Colombia với 1.530.593 ca nhiễm và 40.931 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Đại Dương, trong 24 giờ qua, Australia và New Caledonia là các quốc gia ghi nhận có ca mắc COVID-19. Hiện, Ausralia đang dẫn đầu châu lục vì số ca lây nhiễm và tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận đã có thêm 21 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm vì dịch bệnh tại nước này lên tới 28.219 ca. Tính đến sáng 23/12, nước này không ghi nhận thêm trường hợp tử vong nào vì virus SARS-CoV-2. Hiện, Australia ghi nhận có 908 trường hợp tử vong vì COVID-19.

French Polynesia là quốc gia xếp ở vị trí thứ 2 sau Australia về số ca lây nhiễm, với 16.345 ca, trong đó 106 trường hợp tử vong. Ngày 22/12, New Caledonia ghi nhận thêm 1 trường hợp nhiễm COVID-19, nâng tổng số ca mắc tại quốc gia này lên 38 ca. Nước này chưa ghi nhận có ca tử vong nào vì dịch bệnh tính tới thời điểm hiện tại.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này có tổng cộng 2.557.306 ca mắc COVID-19, trong đó 60.109 ca tử vong. Nam Phi hiện vẫn dẫn đầu châu lục về số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2, với 940.212 trường hợp, trong đó 25.246 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận có thêm 9.501 ca mắc mới COVID-19 và 339 ca tử vong vì đại dịch. Morocco là quốc gia xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng tại khu vực khi ghi nhận có 420.648 ca nhiễm COVID-19 và 7.030 ca tử vong vì dịch bệnh, tiếp đến là Ai Cập với 126.273 ca nhiễm và 7.130 ca tử vong vì COVID-19./.

Tin cùng chuyên mục
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 Luật

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 Luật

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 63/CĐ-TTg ngày 26/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật các tổ chức tín dụng.
Tin nổi bật trang chủ
Nhẹ Dăk - Nghi lễ nối duyên của trai gái dân tộc Gié Triêng

Nhẹ Dăk - Nghi lễ nối duyên của trai gái dân tộc Gié Triêng

Photo - Thúy Hồng - 3 phút trước
Dân tộc Gié Triêng sinh sống chủ yếu ở tỉnh Kon Tum. Đồng bào nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, tiêu biểu, trong đó có tập tục trong cưới xin. Theo quan niệm của người Gié Triêng, lễ cưới hỏi là dấu mốc quan trọng trong chu trình sinh sống và trưởng thành của mỗi con người.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 Luật

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 Luật

Tin tức - Hương Trà - 8 phút trước
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 63/CĐ-TTg ngày 26/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật các tổ chức tín dụng.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Tạo bước tiến mới trong giáo dục đào tạo (Bài 2)

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Tạo bước tiến mới trong giáo dục đào tạo (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 10 phút trước
Nhằm thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã tận dụng mọi nguồn lực, quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học ở vùng DTTS và miền núi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Xác định giao thông nông thôn là “Chìa khóa” để giảm nghèo (Bài 1)

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Xác định giao thông nông thôn là “Chìa khóa” để giảm nghèo (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 13 phút trước
Xác định việc thực hiện thành công các Chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) sẽ tạo “luồng gió mới” giúp đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo. Theo đó, các cấp ủy, chính quyền huyện Đồng Hỷ đã và đang nỗ lực thực hiện hiệu quả các công trình, dự án, tiểu dự án nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế-xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn ở vùng khó khăn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.
Vietcombank là ngân hàng đầu tiên khai thác Dịch vụ xác thực điện tử của Bộ Công an

Vietcombank là ngân hàng đầu tiên khai thác Dịch vụ xác thực điện tử của Bộ Công an

Kinh tế - Khánh Sơn - 1 giờ trước
Chiều ngày 01/7/2024, tại trụ sở Bộ Công an (số 47 Phạm Văn Đồng, Hà Nội), trong khuôn khổ “Lễ phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023 và Nghị định số 69/2024/NĐ-CP về Định danh và xác thực điện tử”, đã diễn ra lễ ký kết “Dịch vụ xác thực điện tử” giữa Vietcombank và Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (RAR) thuộc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư - Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) - Bộ Công an.
Tin trong ngày - 2/7/2024

Tin trong ngày - 2/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Giá tiêu cao nhất trong vòng 10 năm. Xuất hiện đàn cò nhạn quý hiếm ở Quảng Trị. Đồng bào DTTS Gia Lai giữ nguồn nước mát cho buôn làng . Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

"Đuổi nghèo" ở Kỳ Sơn

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 1 giờ trước
Để thấy sự đổi thay của một vùng đất, mỗi lần ngược núi, chúng tôi lại cố gắng lưu giữ trong tâm tưởng những hình ảnh thật rõ nét về cảnh sắc và con người nơi ấy. Cũng vì mang tâm tưởng ấy mà hình ảnh về huyện biên giới vùng cao Kỳ Sơn (Nghệ An) luôn khác, mới mẻ hơn sau mỗi lần gặp lại.
Phát huy di sản của Hoàng tộc Chăm gắn với du lịch

Phát huy di sản của Hoàng tộc Chăm gắn với du lịch

Sắc màu 54 - Thái Tuyên - 1 giờ trước
Kho mở Bộ sưu tập (BST) di sản Hoàng tộc Chăm tọa lạc tại thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Nơi đây trưng bày hơn 100 hiện vật nguyên gốc mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc Chăm và được phân thành 8 nhóm sưu tập. Trong đó, giá trị nhất là bộ vương miện của vua Po Klaong Mânai và búi tóc của Hoàng hậu Po Bia Som bằng chất liệu vàng với đường nét chạm khắc hoa văn rất tinh xảo, độc đáo ở đầu thế kỷ XVII.
Họa sĩ “Dũng dị” và duyên nợ với sơn mài

Họa sĩ “Dũng dị” và duyên nợ với sơn mài

Giải trí - Giang Lam - 1 giờ trước
Trần Công Dũng là họa sĩ có tiếng trong nhiều năm với những tác phẩm đồ họa in khắc gỗ, điêu khắc, gốm hay tranh sơn mài sử dụng motip xe đạp. Các sáng tác của anh trải rộng trên nhiều loại hình và chất liệu. Ở chất liệu nào, Trần Công Dũng cũng thể hiện sức sáng tạo dường như không giới hạn của một nghệ sĩ đa tài.
Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Tiếp thêm động lực thoát nghèo (Bài 3)

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Tiếp thêm động lực thoát nghèo (Bài 3)

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn huyện Đông Giang hiện nay là hơn 38 triệu đồng mỗi năm. Đến cuối năm 2023, huyện đã giảm được 517 hộ nghèo và phấn đấu mỗi năm giảm thêm 6%, đến năm 2025 còn 25% hộ nghèo. Để có được thành quả đó, ngoài sự nỗ lực của người dân và địa phương, thì các nguồn lực từ Trung ương, tỉnh Quảng Nam đóng góp vai trò rất lớn trong công cuộc thoát nghèo.
Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên lĩnh vực kinh tế (Bài 2)

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên lĩnh vực kinh tế (Bài 2)

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Để làm nên sự đổi thay ở Đông Giang hôm nay, ngoài sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, người dân địa phương đã thay đổi tư duy sản xuất, dám nghĩ, dám làm vươn lên phát triển kinh tế. Trong đó, có rất nhiều người trở thành hạt nhân trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất hiệu quả, vươn lên làm giàu và lan tỏa ý chí thoát nghèo đến cộng đồng dân cư ở địa phương.