Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng dự cuộc làm việc giữa Thường trực Tổ Biên tập hai Tiểu ban Đại hội XIV của Đảng

PV - 15:00, 21/06/2024

Sáng 21/6, tại Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội lần thứ XIV của Đảng dự buổi làm việc của Thường trực Tổ Biên tập của Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Kinh tế - Xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc của Thường trực Tổ Biên tập của Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Kinh tế - Xã hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc của Thường trực Tổ Biên tập của Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Kinh tế - Xã hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cuộc làm việc nhằm trao đổi về một số vấn đề lớn, quan trọng dự kiến được thể hiện trong Báo cáo Chính trị và Báo cáo Kinh tế - Xã hội nhằm bảo đảm sự thống nhất giữa hai Báo cáo theo tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Báo cáo Chính trị là báo cáo trung tâm, Báo cáo Kinh tế - Xã hội là báo cáo chuyên đề.

Tham dự cuộc làm việc có đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Tổ trưởng Tổ Biên tập của Tiểu ban Văn kiện và đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, Tổ trưởng Tổ Biên tập của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội.

Tại buổi làm việc, hai Thường trực Tổ Biên tập đã trao đổi một số nội dung quan trọng, nổi bật của hai dự thảo Báo cáo, tập trung vào các vấn đề về đánh giá tình hình 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030, các quan điểm, mục tiêu phát triển và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho giai đoạn 5 năm 2026 - 2030. 

Trong quá trình xây dựng Báo cáo Chính trị, Báo cáo Kinh tế - Xã hội, hai Tổ Biên tập sẽ tiếp tục có những buổi tọa đàm, trao đổi về những nội dung cụ thể để bảo đảm thống nhất nội dung giữa hai Báo cáo theo yêu cầu của Trung ương, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Phát biểu ý kiến tại cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh những việc quan trọng trong chuẩn bị tổ chức Đại hội lần thứ XIV của Đảng: Xây dựng đường lối đúng, trúng, khả thi, phù hợp với xu thế, dòng chảy của thời đại, phát huy tối đa nguồn lực đất nước; xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ; tổ chức thực hiện tốt, bám sát chủ trương, đường lối nhưng linh hoạt, hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.

Thủ tướng nhấn mạnh thêm, chúng ta ngày càng trưởng thành cả về lý luận, tầm nhìn, tổ chức thực hiện, tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận để xử lý các vấn đề trong nước và quốc tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nhấn mạnh thêm, chúng ta ngày càng trưởng thành cả về lý luận, tầm nhìn, tổ chức thực hiện, tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận để xử lý các vấn đề trong nước và quốc tế - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Thủ tướng, đến nay, chúng ta đã cơ bản hình thành được khá rõ hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam với "3 trụ cột, 1 xuyên suốt và 6 trọng tâm", phù hợp với tình hình thế giới, khu vực và Việt Nam; trên cơ sở Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo trong điều kiện Việt Nam với truyền thống văn hóa-lịch sử hàng nghìn năm.

Trong đó, 3 trụ cột chính là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Quan điểm xuyên suốt là: Lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là nguồn lực, động lực cho sự phát triển; không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Chúng ta cũng xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm gồm:

Thứ nhất, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá, là bạn tốt, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, phát huy bản sắc "ngoại giao cây tre", chân thành, tin cậy, hiệu quả.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Tổ trưởng Tổ Biên tập của Tiểu ban Văn kiện phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Tổ trưởng Tổ Biên tập của Tiểu ban Văn kiện phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ hai, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược.

Thứ ba, thực hiện đường lối quốc phòng an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân vững chắc, kiên trì chính sách quốc phòng 4 không.

Thứ tư, phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần, "văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hoá mất thì dân tộc mất", "văn hoá soi đường cho quốc dân đi", văn hoá có tính dân tộc, khoa học, đại chúng.

Thứ năm, thực hiện chính sách an sinh xã hội bao trùm, toàn diện, tổng thể, hội nhập, bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Thứ sáu, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, công tác cán bộ là then chốt của then chốt, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, đảng viên; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai.

Theo Thủ tướng, trên nền tảng đó, qua các nhiệm kỳ Đại hội, chúng ta tiếp tục tổng kết, kế thừa và bổ sung, làm rõ hơn hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Về kinh tế - xã hội, Thủ tướng đề nghị cần phân tích kỹ bối cảnh thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trong nhiệm kỳ Đại hội XIII với đại dịch COVID-19 chưa từng có trong lịch sử loài người, hậu quả còn kéo dài đến tận bây giờ; cạnh tranh chiến lược giữa các nước; xung đột và chiến tranh tại nhiều khu vực; thế giới về tổng thể là hòa bình, nhưng cục bộ vẫn có chiến tranh, tổng thể là hòa hoãn, nhưng cục bộ vẫn căng thẳng, tổng thể là ổn định, nhưng cục bộ vẫn có xung đột.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam cơ bản đạt được các mục tiêu đã đề ra: Lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm. Trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng thấp, mức tăng trưởng của Việt Nam là rất đáng trân trọng; cần tiếp tục tạo khí thế, niềm tin mới, động lực mới, thắng lợi mới.

Nhiều mục tiêu lớn khác cũng có khả năng hoàn thành, nhất là phát triển hệ thống đường cao tốc. Cùng với đó, chúng ta dành nguồn lực lớn để bảo đảm an sinh, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. Việt Nam cũng "đi sau về trước" trong phòng, chống dịch COVID-19. Quốc phòng, an ninh được bảo đảm, đối ngoại và hội nhập được đẩy mạnh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, duy trì môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển…

Thủ tướng cho rằng, những kết quả nói trên đạt được với tư duy, phương pháp luận và cách tiếp cận phù hợp để giải quyết vấn đề, với tinh thần tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, vận dụng chủ trương, đường lối, chính sách một cách sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả.

Cuộc làm việc của Thường trực Tổ Biên tập của Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Kinh tế - Xã hội
Cuộc làm việc của Thường trực Tổ Biên tập của Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Kinh tế - Xã hội

Thủ tướng nêu rõ, trong tình hình thế giới có nhiều biến động, thì cách tiếp cận của Việt Nam đã được chứng minh là có hiệu quả.

Cách tiếp cận đó là lấy nội lực (gồm con người, thiên nhiên, truyền thống lịch sử-văn hoá) là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá, thường xuyên; nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân; đẩy mạnh huy động nguồn lực từ hợp tác công tư, thực hiện 3 đột phá chiến lược; thể chế cũng là nguồn lực, động lực phát triển; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi của cấp dưới và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.

Hiệu quả là đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng lên; đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Về bài học kinh nghiệm, Thủ tướng nhấn mạnh thêm, chúng ta ngày càng trưởng thành cả về lý luận, tầm nhìn, tổ chức thực hiện, tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận để xử lý các vấn đề trong nước và quốc tế, ngày càng bản lĩnh và nhờ có bản lĩnh nên đã vượt qua các khó khăn, thách thức. Bài học quan trọng khác là không ngừng củng cố, tăng cường, phát huy đoàn kết, thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thời gian tới, Thủ tướng chỉ rõ trên nền tảng đã được tổng kết, chúng ta tiếp tục làm rõ hơn, bổ sung, phát triển nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Về phát triển kinh tế-xã hội, cần phân tích kỹ về mục tiêu, cơ sở để đạt mục tiêu, các kịch bản, nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, mục tiêu cần có tính phấn đấu để nỗ lực đạt được, tiếp tục thực hiện 3 đột phá chiến lược, chú trọng thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao…

Về giải pháp, ngoài những giải pháp đã có, cần tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy quyết liệt các động lực tăng trưởng mới là chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, phát triển các ngành mới nổi.

Về huy động nguồn lực, phải tập trung tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và cắt giảm, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp.

Nhấn mạnh tinh thần cầu thị, trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, cố gắng lớn, tập trung, nỗ lực cao, Thủ tướng đánh giá cao và mong muốn 2 Tổ Biên tập tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, các chuyên gia tích cực tham gia để đánh giá sát tình hình, đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp khả thi, hiệu quả cao, củng cố, tăng cường niềm tin của xã hội, Nhân dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư, bạn bè và đối tác quốc tế./.

Tin nổi bật trang chủ
Người nghệ nhân tâm huyết với văn hóa Hrê

Người nghệ nhân tâm huyết với văn hóa Hrê

Sắc màu 54 - PV - 15 phút trước
Nhờ sự nỗ lực, tâm huyết của các nghệ nhân dân gian và Người có uy tín, đã giúp bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của người Hrê ở Quảng Ngãi, từ nhạc cụ, làn điệu dân ca, những hiện vật...
Quảng Ninh: Phấn đấu đến năm 2025 có 50% địa bàn cấp xã là “Xã, phường, thị trấn sạch ma túy”

Quảng Ninh: Phấn đấu đến năm 2025 có 50% địa bàn cấp xã là “Xã, phường, thị trấn sạch ma túy”

Pháp luật - Mỹ Dung - 28 phút trước
Tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đến năm 2025 có 50% địa bàn cấp xã là “Xã, phường, thị trấn sạch ma túy”, có 4 địa bàn cấp huyện đạt “Huyện sạch ma túy”.
Cân nhắc mở rộng đối tượng đầu tư Chương trình MTQG 1719

Cân nhắc mở rộng đối tượng đầu tư Chương trình MTQG 1719

Sự kiện - Bình luận - Khánh Thư - 1 giờ trước
Trong tuần làm việc cuối cùng (từ ngày 24 - 29/6/2024) của kỳ họp thứ 7, bên cạnh biểu quyết thông qua một số luật, nghị quyết quan trọng thì Quốc hội khóa XV sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết chung kỳ họp, trong đó có nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719. Nội dung điều chỉnh đã được thảo luận, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề liên quan đến mở rộng đối tượng đầu tư của Chương trình MTQG 1719 cần được cân nhắc kỹ lưỡng hơn.
Trẻ dưới 14 tuổi sẽ được cấp tài khoản định danh điện tử riêng từ ngày 01/7/2024

Trẻ dưới 14 tuổi sẽ được cấp tài khoản định danh điện tử riêng từ ngày 01/7/2024

Pháp luật - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 25/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử. Điểm đáng chú ý tại Nghị định này là việc trẻ dưới 14 tuổi sẽ được cấp tài khoản định danh điện tử riêng từ ngày 01/7/2024.
Minh Hóa (Quảng Bình): Dấu ấn từ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Minh Hóa (Quảng Bình): Dấu ấn từ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Trong giai đoạn 2019-2024, huyện miền núi Minh Hóa (Quảng Bình) đã thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS và miền núi của huyện có nhiều khởi sắc; đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện và nâng lên. Một trong những điểm nhấn trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là huyện đã sử dụng nguồn vốn từ các chương trình, chính sách đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phát huy hiệu quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là tạo sinh kế và ổn định nhà ở cho người dân.
Tin trong ngày - 28/6/2024

Tin trong ngày - 28/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự trường tồn của dân tộc. Người Xơ đăng bảo vệ “Lá phổi xanh”. Những thí sinh DTTS “vượt lên chính mình” trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Gia Lai. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kiên Giang: Nhiều hoạt động thiết thực hướng đến chào mừng Đại hội thi đua Quyết thắng Bộ đội Biên phòng tỉnh

Kiên Giang: Nhiều hoạt động thiết thực hướng đến chào mừng Đại hội thi đua Quyết thắng Bộ đội Biên phòng tỉnh

Trang địa phương - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 29/6, Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang đã tổ chức tổng kết, trao giải Cuộc thi "Thiết kế bảng ảnh tuyên truyền nội dung bài viết, tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng" và phát động nhiều phong trào thi đua chuyên đề trong toàn lực lượng, thiết thực hướng tới chào mừng Đại hội thi đua Quyết thắng BĐBP tỉnh giai đoạn 2019-2024. Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ BĐBP tỉnh Kiên Giang chủ trì các sự kiện.
Kiên Giang: Giai đoạn 2014 - 2024 quần chúng Nhân dân đã cung cấp hơn 9 nghìn tin có giá trị cho lực lượng chức năng

Kiên Giang: Giai đoạn 2014 - 2024 quần chúng Nhân dân đã cung cấp hơn 9 nghìn tin có giá trị cho lực lượng chức năng

Trang địa phương - Như Tâm - Hoàng Quân - 1 giờ trước
Công an tỉnh Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 09/CT-BCA-V28 của Bộ Công an “Về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo” giai đoạn 2014-2024. Tham dự Hội nghị có Đại tá Lê Văn Quý, Tỉnh uỷ viên, Phó Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang, đại diện lãnh đạo Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành và Người có uy tín, chức sắc, chức việc thuộc các thành phần tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách cho đồng bào DTTS

Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách cho đồng bào DTTS

Chính sách dân tộc - TS. Lý Thị Thu - 1 giờ trước
Thể chế hóa chủ trương của Đảng về công tác dân tộc, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển toàn diện vùng DTTS và miền núi. Chính sách đã có, nhưng để chính sách đến được với đồng bào, đi vào đời sống, đạt hiệu quả cao nhất thì công tác tuyên truyền có vai trò đặc biệt quan trọng.
Điểm hẹn của hòa bình

Điểm hẹn của hòa bình

Sự kiện - Bình luận - Thanh Hải - 2 giờ trước
Quảng Trị sẽ tổ chức Lễ hội Vì hòa bình lần đầu tiên vào tháng 7 tới. Với một vùng đất từng bị chia cắt và hứng chịu thảm họa bởi chiến tranh… thì đó sẽ mãi mãi là thông điệp đầy ý nghĩa về một dân tộc yêu chuộng hòa bình. Lễ hội Vì hòa bình còn là một điểm hẹn của hòa bình; điểm đến của du lịch hòa bình.
Nhìn lại 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu DTTS lần thứ III các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung: Giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm

Nhìn lại 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu DTTS lần thứ III các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung: Giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm

Công tác Dân tộc - An Yên - 2 giờ trước
Nếu phải nói một câu khái quát nhất cho kết quả sau 5 năm Đại hội Đại biểu DTTS các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung giai đoạn 2019 - 2024, thì có thể đó là việc giảm nghèo qua từng năm; thậm chí, nhiều vùng có kết quả giảm nghèo đầy ấn tượng.