Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát một số cơ sở sản xuất, công trình trọng điểm tại Ninh Bình

PV - 18:30, 28/05/2024

Chiều 28/5, tiếp tục chương trình công tác tại tỉnh Ninh Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm, kiểm tra một số cơ sở sản xuất, công trình trọng điểm tại địa phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, nói chuyện với công nhân Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao tại cánh đồng dứa nguyên liệu
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, nói chuyện với công nhân Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao tại cánh đồng dứa nguyên liệu

Tới động viên công nhân, người lao động tại vùng trồng dứa nguyên liệu ở xã Quang Sơn, thành phố Tam Điệp của Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco), Thủ tướng Phạm Minh Chính rất vui mừng vì thu nhập của người lao động được cải thiện, nhất là sau khi đơn vị từ mô hình doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần, đánh giá công ty đang tích cực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần xanh hóa khu vực này.

Theo Thủ tướng, cần xây dựng thương hiệu cho Công ty, có chỉ dẫn địa lý, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy hoạch vùng nguyên liệu, có giống tốt, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển hạ tầng đồng bộ cho sản xuất lớn; tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp khác, có sự hỗ trợ về vốn ưu đãi lãi suất của ngân hàng cho sản xuất.

Thủ tướng mong muốn, Công ty luôn giữ vững, củng cố và phát triển thương hiệu, nhất là thương hiệu dứa Đồng Giao; khẳng định, Nhà nước cũng có trách nhiệm đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là đầu tư phát triển tuyến đường Đông-Tây, đi qua vùng nguyên liệu, góp phần lo cải thiện về giống; Công ty phải nỗ lực sản xuất, kinh doanh, củng cố thương hiệu, mở rộng thị trường.

Thủ tướng nêu rõ, Đảng, Nhà nước luôn có mục đích lớn nhất là chăm lo, cải thiện để người dân có cuộc sống ngày một ấm no, hạnh phúc.

Thăm Nhà máy Doveco Ninh Bình, nói chuyện với lãnh đạo, cán bộ, công nghiệp, người lao động Công ty, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng được đến thăm Công ty - đơn vị được thành lập hơn 70 năm, được nhiều lần Bác Hồ về thăm. Đến nay, Công ty đã phát triển nhanh, bền vững, khẳng định mô hình chuyển đổi thành công từ nông trường quốc doanh sang công ty cổ phần, khẳng định chủ trương, đường lối của Đảng nếu biết cách làm.

Công ty đã mở rộng cơ sở sản xuất ở Sơn La, Gia Lai, kết hợp với các địa phương khác để cung ứng nguyên liệu cho sản xuất. Điều này cũng cho thấy lợi thế về việc phát triển kết cấu hạ tầng, tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm vùng trồng dứa nguyên liệu ở xã Quang Sơn, thành phố Tam Điệp của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm vùng trồng dứa nguyên liệu ở xã Quang Sơn, thành phố Tam Điệp của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao

Công ty phát triển sản xuất, góp phần giải quyết cho hàng chục nghìn lao động; trả cổ tức cho cổ đông 14-15%/năm, là một thành công; bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; đời sống cán bộ, công nhân, người lao động được cải thiện… là những điểm sáng. Một điểm sáng nữa là tổ chức đảng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, được củng cố, phát triển, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của đảng viên, tham gia tích cực các hoạt động an sinh xã hội với địa phương.

Thủ tướng lưu ý, hạ tầng cho sản xuất của Công ty cần được cải thiện hơn nữa, mở rộng quy mô sản xuất các nhà máy chế biến vì nhu cầu lớn, thị trường nhiều. Do đó, chúng ta cần nỗ lực hơn, địa phương giúp đỡ tích cực hơn; vùng nguyên liệu phải áp dụng mô hình canh tác mẫu lớn để ứng dụng khoa học công nghệ, đưa máy móc vào sản xuất, giảm giờ làm, tăng năng suất lao động.

Thủ tướng đề nghị cần nghiên cứu, cải tiến giống, nhất là nhân giống dứa mới cho năng suất, chất lượng tốt hơn; coi trọng các thiết chế giáo dục, y tế, cần quan tâm đời sống vật chất, tinh thần của người lao động được nâng lên theo chủ trương của Đảng. Vì xuyên suốt quá trình này, chúng ta luôn coi con người là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực và nguồn lực cho phát triển.

Thủ tướng đề nghị Công ty cần phát huy truyền thống hơn 70 năm, tiếp tục xây dựng thương hiệu Doveco bằng cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng thị trường trong nước và quốc tế; mở rộng vùng nguyên liệu thông qua liên kết với các doanh nghiệp, địa phương, vùng nguyên liệu, thí dụ như đặt hàng sản xuất ngô ở Thanh Hóa, sản xuất chuối ở Hoà Bình, Nghệ An…; cung ứng quả vải thì phải liên kết với Hải Dương, Bắc Giang, xoài ở Đồng Tháp… ; đầu tư cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, cụ thể là khâu giống, sản xuất chế biến, bao bì, mẫu mã, chỉ dẫn địa lý; tích cực áp dụng chuyển đổi số, thương mại điện tử, sản xuất xanh, giảm phát thải trong sản xuất, kinh tế tuần hoàn; có sự hỗ trợ của ngân hàng về vốn với lãi suất ưu đãi, hướng tín dụng vào sản xuất, vào những đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu như Doveco, công khai, minh bạch lãi suất, giảm lãi suất cho vay.

Thủ tướng nêu rõ, Nhà nước phải hỗ trợ thúc đẩy 3 đột phá chiến lược với phương châm “chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản lý thông minh”. Công ty phải quan tâm, chăm lo an sinh xã hội tốt hơn. Các bộ, ngành cần hỗ trợ tích cực hơn địa phương để thúc đẩy sản xuất kinh doanh của Công ty trong mở rộng dây chuyền sản xuất; tích cực phát triển khâu vận tải.

Thủ tướng mong muốn đội ngũ người lao động Công ty phải đoàn kết, tích cực sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Thủ tướng cũng yêu cầu phải ý thức rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, Công ty, người lao động. Thủ tướng hy vọng tập thể lãnh đạo, người lao động Công ty sẽ tạo ra khí thế mới, động lực mới, bước phát triển mới thời gian tới.

Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao tập trung thực hiện việc chế biến rau quả với công suất 136 nghìn tấn sản phẩm/năm tại 3 nhà máy: nhà máy Doveco Ninh Bình (công suất 32 nghìn tấn sản phẩm/năm); nhà máy Doveco Gia Lai (công suất 52 nghìn tấn sản phẩm/năm); nhà máy Doveco Sơn La (công suất 52 nghìn tấn sản phẩm/năm).

Thủ tướng Phạm Minh Chính nói chuyện với công nhân tại vùng trồng dứa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nói chuyện với công nhân tại vùng trồng dứa

Công ty đã hình thành 4 vùng nguyên liệu chính: vùng nguyên liệu tại tỉnh Ninh Bình với hơn 3,5 nghìn ha đất trồng dứa tại thành phố Tam Điệp và huyện Nho Quan; vùng nguyên liệu tại một số tỉnh đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, với tổng diện tích 4,5 nghìn ha; vùng nguyên liệu tại Tây Bắc, với tổng diện tích 8,5 nghìn ha; vùng nguyên liệu tại Tây Nguyên, với tổng diện tích 8,5 nghìn ha.

Công ty đã áp dụng thành công công nghệ hữu cơ, công nghệ cao như sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, màng phủ nylon, bón phân hữu cơ và phân vi sinh; rau quả sản xuất ra đáp ứng yêu cầu cao của các nước phát triển ngay từ khi còn ở trên đồng ruộng. Năm 2023, doanh thu của Công ty đạt 3 nghìn tỷ đồng; trong đó, kim ngạch xuất khẩu chiếm 80%.

Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu gồm: Sản phẩm cô đặc-puree (dứa, chanh dây, chuối, vải); sản phẩm đông lạnh (dứa, xoài, rau chân vịt, ngô ngọt, đậu tương rau, hành, măng…); sản phẩm đóng hộp (ngô ngọt, dứa, vải…); giải quyết việc làm cho hơn 31 nghìn lao động với mức lương trung bình từ 8-10 triệu đồng/tháng, chi trả cổ tức cho các cổ đông khoảng 14,5%/năm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nghe báo cáo về tiến độ thi công tuyến đường Đông-Tây của tỉnh Ninh Bình
Thủ tướng Phạm Minh Chính nghe báo cáo về tiến độ thi công tuyến đường Đông-Tây của tỉnh Ninh Bình

Đi kiểm tra tình hình thi công và thăm hỏi, động viên công nhân, người lao động trên công trường tuyến đường Đông-Tây tỉnh Ninh Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị đẩy nhanh tiến độ công trình để sớm phục vụ nhân dân, tăng cường tính kết nối với các khu vực, tuyến giao thông trọng điểm khác; đồng thời gợi ý nghiên cứu, phối hợp chặt chẽ với tỉnh Thanh Hóa để mở hướng tuyến mới, nối tuyến đường này với tuyến đường ven biển 2 tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa, tránh đi vòng vèo. Từ đó, tăng tính kết nối vùng, bảo đảm khai thác tuyến đường hiệu quả hơn.

Tuyến đường Đông-Tây tỉnh Ninh Bình do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư, dài khoảng 60km, đi qua 4 huyện, thành phố, kết nối cực phía Tây với cực phía Đông của tỉnh Ninh Bình, từ vùng rừng núi huyện Nho Quan đến huyện ven biển Kim Sơn, là trục giao thông đặc biệt quan trọng của tỉnh, kết nối đồng bộ với các trục giao thông quan trọng của Quốc gia, đồng thời, mở ra sự kết nối liên vùng lên khu vực Tây Bắc Bộ.

Tuyến đường này đã mở ra không gian, tạo dư địa và động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững của tỉnh Ninh Bình nói riêng và các khu vực phía nam đồng bằng sông Hồng, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Dự án cũng là công trình hưởng ứng phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” do Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương phát động.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, động viên đội ngũ kỹ sư, công nhân thi công dự án tuyến đường Đông-Tây, tỉnh Ninh Bình
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, động viên đội ngũ kỹ sư, công nhân thi công dự án tuyến đường Đông-Tây, tỉnh Ninh Bình

Dự án đầu tư (giai đoạn I): quy mô chiều dài 23km, mặt cắt ngang 70m theo quy mô 8 làn xe toàn tuyến, xây dựng trước phần trục lõi 4 làn xe (37m), riêng đoạn đầu tuyến đến nút giao đường cao tốc Bắc-Nam 70m với 8 làn xe. Tổng mức đầu tư dự án là 1.913,754 tỷ đồng, ngân sách Trung ương 500 tỷ đồng (bố trí đủ trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 vốn ngân sách tỉnh). Ngân sách tỉnh Ninh Bình là 1.413,754 tỷ đồng, trong đó: 986 tỷ đồng đã bố trí trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; 427,754 tỷ đồng bố trí từ nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.

Đến nay, dự án đã hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành cơ bản các hạng mục chính của dự án và thông tuyến; phấn đấu hết năm 2024 sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác toàn tuyến, rút ngắn tiến độ thi công khoảng 2 năm so với tiến độ dự án nhóm A.

Tin nổi bật trang chủ
Người nghệ nhân tâm huyết với văn hóa Hrê

Người nghệ nhân tâm huyết với văn hóa Hrê

Sắc màu 54 - PV - 4 giờ trước
Nhờ sự nỗ lực, tâm huyết của các nghệ nhân dân gian và Người có uy tín, đã giúp bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của người Hrê ở Quảng Ngãi, từ nhạc cụ, làn điệu dân ca, những hiện vật...
Quảng Ninh: Phấn đấu đến năm 2025 có 50% địa bàn cấp xã là “Xã, phường, thị trấn sạch ma túy”

Quảng Ninh: Phấn đấu đến năm 2025 có 50% địa bàn cấp xã là “Xã, phường, thị trấn sạch ma túy”

Pháp luật - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đến năm 2025 có 50% địa bàn cấp xã là “Xã, phường, thị trấn sạch ma túy”, có 4 địa bàn cấp huyện đạt “Huyện sạch ma túy”.
Cân nhắc mở rộng đối tượng đầu tư Chương trình MTQG 1719

Cân nhắc mở rộng đối tượng đầu tư Chương trình MTQG 1719

Sự kiện - Bình luận - Khánh Thư - 5 giờ trước
Trong tuần làm việc cuối cùng (từ ngày 24 - 29/6/2024) của kỳ họp thứ 7, bên cạnh biểu quyết thông qua một số luật, nghị quyết quan trọng thì Quốc hội khóa XV sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết chung kỳ họp, trong đó có nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719. Nội dung điều chỉnh đã được thảo luận, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề liên quan đến mở rộng đối tượng đầu tư của Chương trình MTQG 1719 cần được cân nhắc kỹ lưỡng hơn.
Minh Hóa (Quảng Bình): Dấu ấn từ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Minh Hóa (Quảng Bình): Dấu ấn từ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 5 giờ trước
Trong giai đoạn 2019-2024, huyện miền núi Minh Hóa (Quảng Bình) đã thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS và miền núi của huyện có nhiều khởi sắc; đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện và nâng lên. Một trong những điểm nhấn trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là huyện đã sử dụng nguồn vốn từ các chương trình, chính sách đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phát huy hiệu quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là tạo sinh kế và ổn định nhà ở cho người dân.
Kiên Giang: Nhiều hoạt động thiết thực hướng đến chào mừng Đại hội thi đua Quyết thắng Bộ đội Biên phòng tỉnh

Kiên Giang: Nhiều hoạt động thiết thực hướng đến chào mừng Đại hội thi đua Quyết thắng Bộ đội Biên phòng tỉnh

Trang địa phương - Như Tâm - 5 giờ trước
Ngày 29/6, Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang đã tổ chức tổng kết, trao giải Cuộc thi "Thiết kế bảng ảnh tuyên truyền nội dung bài viết, tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng" và phát động nhiều phong trào thi đua chuyên đề trong toàn lực lượng, thiết thực hướng tới chào mừng Đại hội thi đua Quyết thắng BĐBP tỉnh giai đoạn 2019-2024. Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ BĐBP tỉnh Kiên Giang chủ trì các sự kiện.
Tin trong ngày - 28/6/2024

Tin trong ngày - 28/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự trường tồn của dân tộc. Người Xơ đăng bảo vệ “Lá phổi xanh”. Những thí sinh DTTS “vượt lên chính mình” trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Gia Lai. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kiên Giang: Giai đoạn 2014 - 2024 quần chúng Nhân dân đã cung cấp hơn 9 nghìn tin có giá trị cho lực lượng chức năng

Kiên Giang: Giai đoạn 2014 - 2024 quần chúng Nhân dân đã cung cấp hơn 9 nghìn tin có giá trị cho lực lượng chức năng

Trang địa phương - Như Tâm - Hoàng Quân - 5 giờ trước
Công an tỉnh Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 09/CT-BCA-V28 của Bộ Công an “Về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo” giai đoạn 2014-2024. Tham dự Hội nghị có Đại tá Lê Văn Quý, Tỉnh uỷ viên, Phó Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang, đại diện lãnh đạo Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành và Người có uy tín, chức sắc, chức việc thuộc các thành phần tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách cho đồng bào DTTS

Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách cho đồng bào DTTS

Chính sách dân tộc - TS. Lý Thị Thu - 5 giờ trước
Thể chế hóa chủ trương của Đảng về công tác dân tộc, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển toàn diện vùng DTTS và miền núi. Chính sách đã có, nhưng để chính sách đến được với đồng bào, đi vào đời sống, đạt hiệu quả cao nhất thì công tác tuyên truyền có vai trò đặc biệt quan trọng.
Điểm hẹn của hòa bình

Điểm hẹn của hòa bình

Sự kiện - Bình luận - Thanh Hải - 6 giờ trước
Quảng Trị sẽ tổ chức Lễ hội Vì hòa bình lần đầu tiên vào tháng 7 tới. Với một vùng đất từng bị chia cắt và hứng chịu thảm họa bởi chiến tranh… thì đó sẽ mãi mãi là thông điệp đầy ý nghĩa về một dân tộc yêu chuộng hòa bình. Lễ hội Vì hòa bình còn là một điểm hẹn của hòa bình; điểm đến của du lịch hòa bình.
Nhìn lại 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu DTTS lần thứ III các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung: Giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm

Nhìn lại 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu DTTS lần thứ III các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung: Giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm

Công tác Dân tộc - An Yên - 6 giờ trước
Nếu phải nói một câu khái quát nhất cho kết quả sau 5 năm Đại hội Đại biểu DTTS các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung giai đoạn 2019 - 2024, thì có thể đó là việc giảm nghèo qua từng năm; thậm chí, nhiều vùng có kết quả giảm nghèo đầy ấn tượng.
Tuổi trẻ Kon Tum và Đồng Nai ra quân chiến dịch tình nguyện Kỳ nghỉ hồng

Tuổi trẻ Kon Tum và Đồng Nai ra quân chiến dịch tình nguyện Kỳ nghỉ hồng

Trang địa phương - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Ngày 29/6, tại xã căn cứ cách mạng Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy (Kon Tum), Tỉnh đoàn Kon Tum phối hợp với Tỉnh đoàn Đồng Nai tổ chức ra quân chiến dịch tình nguyện Kỳ nghỉ hồng năm 2024.