Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ưu tiên cho tăng trưởng càng cao càng tốt, kiểm soát tốt lạm phát

PV - 19:01, 02/06/2024

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chính sách tiền tệ, tài khóa ưu tiên cho tăng trưởng càng cao càng tốt và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4,5%; đồng thời yêu cầu sớm có phương án huy động thêm 100.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ cho các công trình hạ tầng chiến lược. Thủ tướng cũng sẽ đứng đầu Ban Chỉ đạo rà soát các vướng mắc về pháp lý sắp được thành lập.

(Dẫn nguồn) Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ưu tiên cho tăng trưởng càng cao càng tốt, kiểm soát tốt lạm phát
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chính sách tiền tệ, tài khóa ưu tiên cho tăng trưởng càng cao càng tốt và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4,5% - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 01/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng.

Cùng tham dự phiên họp có các đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đồng chí Đinh Văn Ân, Trợ lý Tổng Bí thư, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.

Phiên họp tập trung thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm, tình hình triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia, giải ngân vốn đầu tư công; những trọng tâm chỉ đạo, điều hành trong tháng 6 và thời gian tới.

Các báo cáo, ý kiến tại phiên họp thống nhất đánh giá, về công tác chỉ đạo, điều hành, từ đầu năm đến nay, các cấp, các ngành, các địa phương đã bám sát, tập trung triển khai chủ động, quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp theo các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ đã chuẩn bị chu đáo, bảo đảm tiến độ, chất lượng các tài liệu cho kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV (đến nay đã gửi 53 tờ trình, báo cáo, tài liệu gửi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội).

Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, tổ chức thi hành pháp luật, nhất là yêu cầu xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành các Luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, Các tổ chức tín dụng…

Trong tháng 5, Chính phủ đã ban hành 1 nghị định, 6 chỉ thị và 13 công điện của Thủ tướng Chính phủ. Lũy kế 5 tháng, đã ban hành 58 nghị định, 103 nghị quyết của Chính phủ, 529 quyết định, trong đó có 6 quyết định quy phạm, 18 chỉ thị và 54 công điện của Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ, Thủ tướng đã phê duyệt toàn bộ quy hoạch 6 vùng kinh tế-xã hội; tổ chức nhiều cuộc họp, hội nghị tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các công trình, dự án quan trọng quốc gia, phát triển nhà ở xã hội...

Tập trung chỉ đạo điều hành quyết liệt, phù hợp, hiệu quả, chủ động, quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực, bám sát chương trình, kế hoạch đề ra; chú trọng làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và tập trung đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới (như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, các ngành, lĩnh vực mới nổi…).

Cùng với đó, xử lý linh hoạt các vấn đề tồn đọng và những vấn đề mới phát sinh; thúc đẩy tăng trưởng; ổn định kinh tế vĩ mô; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Ứng xử linh hoạt, hiệu quả trong các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển.

(Dẫn nguồn) Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ưu tiên cho tăng trưởng càng cao càng tốt, kiểm soát tốt lạm phát 1
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; phát huy tinh thần chủ động, tích cực, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; nắm chắc diễn biến tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

10 kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế-xã hội

Phiên họp cũng thống nhất đánh giá, nhìn chung, tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 và 5 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực, nhiều lĩnh vực tháng 5 đạt kết quả cao hơn tháng 4 và tính chung 5 tháng tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023; trong đó có 10 kết quả nổi bật.

Thứ nhất, kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tích vực ở cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, tăng trưởng được thúc đẩy.

Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định. Sản xuất công nghiệp phục hồi tốt, tháng 5 tăng 3,9% so với tháng 4 và tăng 8,9% so với cùng kỳ; tính chung 5 tháng tăng 6,8%, trong đó ngành chế biến chế tạo tăng 7,3%; một số địa phương tăng cao (như Phú Thọ tăng 31,2%, Bắc Giang 24,9%...). Khu vực dịch vụ tiếp tục tăng mạnh: tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 tăng 9,5%; 5 tháng tăng 8,7%.

Thứ hai, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,05% so với tháng 4; bình quân 5 tháng tăng 4,03%. Tỷ giá, lãi suất có xu hướng ổn định. An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm (xuất khẩu gạo 5 tháng đạt 4,15 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,65 tỷ USD, tăng lần lượt 14,7% và 38,2%); cơ bản bảo đảm cân đối cung cầu lao động.

Thứ ba, xuất khẩu tiếp tục xu hướng tăng mạnh trong bối cảnh thương mại toàn cầu gặp nhiều khó khăn.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 5 tăng 9,1% so với tháng 4 và tăng 22,6% so với cùng kỳ; tính chung 5 tháng tăng 16,6%, trong đó xuất khẩu tăng 15,2%; nhập khẩu tăng 18,2%. Đáng mừng là nhập khẩu tăng trở lại phục vụ cho sản xuất trong nước; cán cân thương mại tháng 5 nhập siêu 1 tỷ USD, tính chung 5 tháng xuất siêu 8,01 tỷ USD.

Thứ tư, thu ngân sách nhà nước tăng mạnh, tình hình tài chính-ngân sách nhà nước tiếp tục được cải thiện.

Tổng thu 5 tháng ước đạt 52,8% dự toán năm, tăng 14,8% so với cùng kỳ. Đẩy mạnh tăng thu, tiết kiệm chi và chuẩn bị được 680.000 nghìn tỷ đồng để cải cách tiền lương. Nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia và bội chi được kiểm soát thấp hơn giới hạn quy định.

Thứ năm, lĩnh vực du lịch phục hồi mạnh, vượt cùng kỳ trước đại dịch. Khách quốc tế tháng 5 đạt gần 1,4 triệu lượt; tính chung 5 tháng đạt 7,6 triệu lượt, tăng 64,9% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019 trước khi có đại dịch COVID-19.

Thứ sáu, đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực.

Giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đạt 22,3% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ (22,2%). Vốn đầu tư xã hội, đầu tư tư nhân được thúc đẩy. Thu hút FDI đạt 11 tỷ USD, tăng 2%, trong đó vốn đăng ký mới đạt 7,9 tỷ USD, tăng 27,5%, cao nhất trong 3 năm qua; vốn FDI thực hiện đạt 8,3 tỷ USD, tăng 7,8%, cao nhất từ năm 2020 tới nay, cho thấy dù công cuộc phòng chống tham nhũng được đẩy mạnh, song lòng tin của các nhà đầu tư vẫn được củng cố, tăng cường.

Thứ bảy, phát triển doanh nghiệp có xu hướng tích cực.

Trong 5 tháng có 98.800 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 4,1% so với cùng kỳ, cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (97.300 doanh nghiệp). Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước có nhiều nỗ lực, hoạt động có khởi sắc, như Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực, Tổng công ty Đường sắt, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.

Nhiều dự án kéo dài, gặp khó khăn có chuyển biến tốt, như chuỗi dự án Lô B-Ô Môn được thúc đẩy; việc tái cơ cấu Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn đạt kết quả tích cực, 3 tháng vừa qua khoản vay 2,2 tỷ USD đã giảm 409 triệu USD xuống còn 2,2 tỷ USD và từ nay đến cuối năm có thể giảm tiếp khoảng 400-500 triệu USD.

Thứ tám, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân được cải thiện.

Trong tháng 5 có 94,8% số hộ gia đình đánh giá có thu nhập ổn định hoặc cao hơn cùng kỳ; hỗ trợ gần 18.500 tấn gạo; tổ chức ý nghĩa lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Ngày Quốc tế lao động, Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Giá sách giáo khoa giảm trung bình khoảng 15%.

Thứ chín, cải cách hành chính, nhất là cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính, chuyển đổi số, Đề án 06 và phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh, góp phần củng cố niềm tin trong Nhân dân.

Thứ mười, chính trị-xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; uy tín, vị thế đất nước được nâng lên. Nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam.

Thủ tướng chỉ rõ: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn; lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; ngoại lực là quan trọng, đột phá - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng chỉ rõ: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn; lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; ngoại lực là quan trọng, đột phá - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sức ép và thách thức còn lớn, cần giữ vững bản lĩnh, bình tĩnh, kiên trì

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản thống nhất với các báo cáo, ý kiến tại phiên họp, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ tổng hợp, hoàn thiện các báo cáo và dự thảo Nghị quyết phiên họp để sớm ban hành.

Bên cạnh những kết quả rất cơ bản đạt được, Thủ tướng chỉ rõ, tình hình kinh tế-xã hội còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức, đặc biệt là sức ép, thách thức về kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô còn lớn.

Tình hình sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực gặp nhiều khó khăn; nông nghiệp gặp thời tiết bất lợi; sản xuất công nghiệp, một số ngành dịch vụ, sức mua phục hồi nhưng còn chậm; vấn đề bảo đảm cung ứng điện, nước, xăng dầu cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên.

Tiếp cận vốn tín dụng còn khó khăn; nợ xấu có xu hướng tăng; số doanh nghiệp rút khỏi thị trường còn cao. Thị trường bất động sản bước đầu ổn định, nhưng khó khăn, vướng mắc còn chậm được giải quyết; việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội chưa được cải thiện; còn 29.100 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công chưa phân bổ.

Đời sống một bộ phận người dân khó khăn. Thiên tai, dịch bệnh, nắng nóng, hạn hán nghiêm trọng ở nhiều nơi. Tình hình tội phạm, tội phạm mạng, an ninh an toàn thông tin còn diễn biến phức tạp; xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động, ngộ độc thực phẩm, cháy nổ nghiêm trọng…

Thủ tướng chỉ rõ nguyên nhân của kết quả đạt được là nhờ có sự lãnh đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ, tích cực của Quốc hội và các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự tham gia, ủng hộ của nhân dân, doanh nghiệp; sự hợp tác, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; đặc biệt là sự vào cuộc quyết liệt, chỉ đạo sâu sát, có trọng tâm, trọng điểm của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương.

Với các hạn chế, tồn tại, ngoài nguyên nhân khách quan, thì nguyên nhân chủ quan là tổ chức thực thi pháp luật, cơ chế, chính sách vẫn là khâu yếu; phân cấp, phân quyền một số lĩnh vực còn vướng mắc; một bộ phận cán bộ, công chức né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm; việc nắm tình hình, tham mưu, phản ứng chính sách trong một số trường hợp còn chưa kịp thời, hiệu quả và tinh thần vươn lên, sự tự lực, tự cường của một số cơ quan, đơn vị chưa cao…

Thủ tướng cơ bản đồng ý các bài học kinh nghiệm đã nêu trong báo cáo và các ý kiến phát biểu, trong đó nhấn mạnh các kinh nghiệm: Phải tăng cường đoàn kết, thống nhất trong nội bộ từng cơ quan, đơn vị, trong cả hệ thống chính trị và toàn dân; nắm chắc tình hình thực tiễn, phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả; tăng cường kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm người đứng đầu; tăng cường tính chủ động, sáng tạo và bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bộ, ngành, địa phương; điều hành không giật cục, giữ vững bản lĩnh, bình tĩnh, kiên trì; coi trọng, đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách, góp phần củng cố niềm tin, tạo sự phấn khởi, phát huy ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm, nỗ lực vươn lên…

Thời gian tới, về quan điểm định hướng chỉ đạo, điều hành, Thủ tướng chỉ rõ, cần tiếp tục bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận dụng sáng tạo, hiệu quả trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; phát huy tinh thần chủ động, tích cực, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; nắm chắc diễn biến tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả.

Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn. Lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; ngoại lực là quan trọng, đột phá.

Tăng cường đoàn kết, thống nhất; giữ gìn kỷ luật, kỷ cương hành chính; kịp thời tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc, chủ động giải quyết theo thẩm quyền, không trông chờ ỷ lại và kịp thời đề xuất, kiến nghị những vấn đề vượt thẩm quyền để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, phát triển doanh nghiệp.

Trong mọi trường hợp phải bảo đảm ổn định chính trị-xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh; tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế và đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận của xã hội, tăng cường niềm tin của nhân dân, nhà đầu tư.

Huy động thêm 100.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Thủ tướng yêu cầu trước hết cần tiếp tục chuẩn bị tốt phục vụ phiên giải trình và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội. Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ về 5 nghị quyết trình Quốc hội; phối hợp chặt chẽ trong giải trình, hoàn thiện các hồ sơ, tài liệu, đảm bảo chất lượng và tiến độ. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và các bộ trưởng chuẩn bị tích cực, kỹ lưỡng để trả lời chất vấn tại Quốc hội.

Thứ hai, về chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô,tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm.

"Chính sách tiền tệ, tài khóa ưu tiên cho tăng trưởng càng cao càng tốt, đồng thời kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4,5%", Thủ tướng nhấn mạnh.

Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng; tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Tiếp tục thực hiện miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước. Sớm có phương án huy động thêm 100.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ cho các công trình hạ tầng chiến lược.

Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng thực hiện ngay các giải pháp cụ thể đẩy mạnh giải ngân gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội.

Tiếp tục quyết liệt triển khai ngay các giải pháp ổn định thị trường vàng theo quy định.

Thứ ba, tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới.

Về đầu tư, đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư công; thúc đẩy đầu tư tư nhân; tăng cường hợp tác công tư; thu hút FDI có chọn lọc.

Về xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng, củng cố các thị trường truyền thống, mở rộng các thị trường mới (Trung Đông, thị trường Halal, Nam Mỹ, châu Phi); hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị điều kiện, đáp ứng các tiêu chuẩn mới, tiêu chuẩn xanh…

Về tiêu dùng, đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng trong nước, khuyến mại, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt.

Có cơ chế, chính sách cụ thể, hiệu quả thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới (nhất là về 3 lĩnh vực: (i) Thể chế, cơ chế, chính sách; (ii) Phát triển kinh tế vùng, liên kết vùng, đô thị; (iii) Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, các ngành, lĩnh vực mới như chíp bán dẫn, AI…).

Thứ tư, quyết liệt đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của 5 tổ công tác của Thủ tướng và 26 tổ công tác của thành viên Chính phủ, phân bổ sớm 29.100 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công còn lại.

Báo cáo Quốc hội cho phép chủ động điều chỉnh kế hoạch vốn từ nơi chưa phân bổ, chậm giải ngân sang nơi giải ngân nhanh, có nhu cầu bổ sung vốn; phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch được giao. Kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án hạ tầng quan trọng, trọng điểm quốc gia.

Thứ năm, tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia. Khẩn trương ban hành đầy đủ, kịp thời các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn, bảo đảm đồng thời với hiệu lực của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng…

Quyết liệt cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; đẩy mạnh chuyển đổi số, thúc đẩy Đề án 06, xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia.

Khẩn trương ban hành Kế hoạch triển khai các quy hoạch đã ban hành, đặc biệt là quy hoạch điện VIII, các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Tập trung hoàn thành phê duyệt các quy hoạch còn lại (Hà Nội, TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương...)

Nhấn mạnh thể chế, cơ chế, chính sách chính là nguồn lực, Thủ tướng cho biết sẽ sớm thành lập Ban Chỉ đạo rà soát các vướng mắc về pháp lý (do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, các thành viên Chính phủ là thành viên).

Cùng với đó, đề xuất báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 ban hành 1 luật sửa nhiều luật để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trên các lĩnh vực. Các bộ trưởng, trưởng ngành tiếp tục chủ trì rà soát tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về pháp lý theo lĩnh vực quản lý.

Thứ sáu, tập trung phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực chủ yếu.

Về công nghiệp, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp phụ trợ; đẩy nhanh tiến độ các dự án quy mô lớn, công nghệ cao, lan tỏa mạnh mẽ; bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống; khẩn trương trình ban hành 3 nghị định về: cơ chế mua bán điện trực tiếp, về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và khí LNG.

Về nông nghiệp, tận dụng tốt cơ hội xuất khẩu nông sản; sớm gỡ "thẻ vàng" (IUU); điều tiết, bảo đảm đủ nước cho nông nghiệp, sản xuất điện, sinh hoạt của người dân; tổ chức thực hiện hiệu quả phòng, chống cháy rừng với phương châm "4 tại chỗ".

Về dịch vụ, du lịch, phát triển mạnh các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, ứng dụng công nghệ cao; tiết giảm chi phí vận tải, logistics; đẩy mạnh thu hút du lịch, tăng cường quản lý giá, chất lượng dịch vụ, nhất là mùa du lịch hè sắp tới.

Tiếp tục xử lý các vấn đề tồn đọng, kéo dài, như Nhà máy bột giấy Phương Nam, Công ty tàu thủy Dung Quất, Nhà máy thép Việt-Trung, Nhà máy thép Thái Nguyên giai đoạn 2, dự án Bệnh viện Bạch Mai và dự án Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2.

Thứ bảy, chú trọng các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường; bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân. Chuẩn bị cải cách tiền lương theo các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội theo nguyên tắc bảo đảm công bằng, bình đẳng, hài hòa, ổn định; đề xuất phương án phù hợp nhất thực hiện từ ngày 01/7/2024 về các vấn đề liên quan thang bảng lương, lương cơ sở và chính sách đặc thù.

Làm tốt công tác khám chữa bệnh, bảo đảm thuốc; phòng chống đuối nước, nhất là ở trẻ em; tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2024. Khẩn trương hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa trình Quốc hội.

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu tăng cường quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm; phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Triển khai chu đáo, thực chất, hiệu quả các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo cấp cao; nhanh chóng cụ thể hóa, khai thác có hiệu quả các điều ước, thỏa thuận quốc tế.

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư, đồng thời chỉ rõ những việc chưa làm được để cùng nỗ lực, cố gắng. Tích cực triển khai các nhiệm vụ của Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội XIV của Đảng, bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Cho ý kiến cụ thể về các đề xuất, kiến nghị của các bộ, ngành, Thủ tướng cũng giao Bộ Y tế chủ trì tổ chức phát động phong trào thi đua về giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; Bộ Xây dựng chủ trì tổ chức hội nghị về sản xuất, tiêu dùng xi măng và thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.

Tin cùng chuyên mục
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Lan tỏa tinh thần "tiếp sức mùa thi" từ mọi miền đất nước

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Lan tỏa tinh thần "tiếp sức mùa thi" từ mọi miền đất nước

Các sĩ tử trên cả nước đã bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 - kỳ thi cuối cùng theo chương trình giáo dục phổ thông 2006. Nhóm phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển ghi nhận tại nhiều điểm thi trên cả nước, đặc biệt là địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tin nổi bật trang chủ
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Lan tỏa tinh thần "tiếp sức mùa thi" từ mọi miền đất nước

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Lan tỏa tinh thần "tiếp sức mùa thi" từ mọi miền đất nước

Các sĩ tử trên cả nước đã bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 - kỳ thi cuối cùng theo chương trình giáo dục phổ thông 2006. Nhóm phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển ghi nhận tại nhiều điểm thi trên cả nước, đặc biệt là địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cảm nhận một Sa Pa tươi mới, đa sắc qua cuốn sách

Cảm nhận một Sa Pa tươi mới, đa sắc qua cuốn sách "Sa Pa giữa trời mây trắng"

Sắc màu 54 - Hương Trà - 17:31, 27/06/2024
Cuốn sách "Sa Pa giữa trời mây trắng" góp phần quảng bá rộng rãi hơn nữa vẻ đẹp của Sa Pa đến du khách trong và ngoài nước, cũng như đem lại cho bạn đọc những cảm nhận về một Sa Pa tươi mới, đa sắc, phát triển nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp trong trẻo, hiền hòa của mảnh đất và con người vùng Tây Bắc Tổ quốc.
Môn thi đầu tiên Ngữ văn có 7 thí sinh bị đình chỉ

Môn thi đầu tiên Ngữ văn có 7 thí sinh bị đình chỉ

Giáo dục - Minh Nhật - 17:28, 27/06/2024
Trong buổi thi đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 có 7 thí sinh vi phạm Quy chế thi, bị đình chỉ. Những thí sinh này đã mang tài liệu vào phòng thi và sử dụng điện thoại di động.
Vingroup “chơi lớn” với loạt chính sách đặc quyền để thúc đẩy chuyển đổi xanh

Vingroup “chơi lớn” với loạt chính sách đặc quyền để thúc đẩy chuyển đổi xanh

Xã hội - PVCĐ - 17:23, 27/06/2024
Ngoài kêu gọi sự chung tay của người dân để xây dựng thương hiệu Việt đẳng cấp quốc tế, Vingroup cũng cam kết hàng loạt chính sách đặc biệt thúc đẩy người dùng chuyển đổi xanh như: sạc miễn phí 1 năm, miễn phí để xe 2 năm, được phục vụ VIP tại tất cả các quầy lễ tân của các cơ sở dịch vụ thuộc Vingroup…
Hội thảo khoa học bồi dưỡng và chia sẻ kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, công chức Vương quốc Campuchia

Hội thảo khoa học bồi dưỡng và chia sẻ kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, công chức Vương quốc Campuchia

Tin tức - Hồng Phúc - 17:20, 27/06/2024
Ngày 27/6, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã diễn ra Hội thảo khoa học bồi dưỡng và chia sẻ kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và công chức Vương quốc Campuchia giai đoạn 2025 - 2030. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà - Trưởng Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập Đề án “Bồi dưỡng và chia sẻ kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ Lào và Campuchia” chủ trì Hội thảo.
Đề thi Ngữ văn được đánh giá đưa ra câu hỏi thiết thực với giới trẻ

Đề thi Ngữ văn được đánh giá đưa ra câu hỏi thiết thực với giới trẻ

Giáo dục - Minh Nhật - 17:13, 27/06/2024
Sáng nay (27/6), hơn 1 triệu sĩ tử đã hoàn thành môn thi Ngữ văn trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2024. Đa phần các sĩ tử nhận định đề vừa sức, không quá đánh đố.
Tin trong ngày - 26/6/2024

Tin trong ngày - 26/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).. Nhiều hồ chứa tại Thanh Hóa có nguy cơ mất an toàn trước mùa mưa lũ. Phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mỗi Đảng viên cần có tinh thần đoàn kết, phối hợp chặt chẽ để thực hiện tốt nhiệm vụ công tác dân tộc

Mỗi Đảng viên cần có tinh thần đoàn kết, phối hợp chặt chẽ để thực hiện tốt nhiệm vụ công tác dân tộc

Tin tức - Văn Hoa - 16:57, 27/06/2024
Đó là nhấn mạnh của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh tại Hội nghị triển khai, quán triệt các quy định của Trung ương và chuyên đề: “Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc hiện nay”, do Đảng ủy cơ quan UBDT tổ chức sáng ngày 27/6, tại Hà Nội.
Ba Chẽ (Quảng Ninh): Tuyên truyền, cung cấp thông tin cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2024

Ba Chẽ (Quảng Ninh): Tuyên truyền, cung cấp thông tin cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2024

Người có uy tín - Mỹ Dung - 16:49, 27/06/2024
Ngày 27/6, Phòng Dân tộc huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ những Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Hội nghị Xúc tiến thương mại doanh nhân trẻ Quảng Ninh và doanh nghiệp Úc

Hội nghị Xúc tiến thương mại doanh nhân trẻ Quảng Ninh và doanh nghiệp Úc

Kinh tế - Mỹ Dung - 16:44, 27/06/2024
Ngày 27/6, tại Tp. Hạ Long diễn ra Hội nghị Xúc tiến thương mại giữa doanh nhân trẻ Quảng Ninh và các doanh nghiệp Úc.
6 tháng đầu năm 2024, Hà Giang đón gần 1,7 triệu khách du lịch

6 tháng đầu năm 2024, Hà Giang đón gần 1,7 triệu khách du lịch

Du lịch - Vũ Mừng - 16:40, 27/06/2024
Trong 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh Hà Giang đón gần 1,7 triệu lượt du khách, trong đó có gần 223.000 lượt khách quốc tế và trên 1,4 triệu lượt khách nội địa (tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2023 và đạt 52,8% kế hoạch năm). Tổng doanh thu từ du lịch đạt hơn 4.000 tỷ đồng.
Kỉ niệm 15 năm Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam: Công tác truyền thông góp phần tăng diện bao phủ chính sách

Kỉ niệm 15 năm Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam: Công tác truyền thông góp phần tăng diện bao phủ chính sách

Thời sự - Vương Minh - 16:33, 27/06/2024
Cách đây 15 năm, ngày 16/6/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 823/QĐ-TTg, lấy ngày 01/7 hàng năm là Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam để tuyên truyền về Luật BHYT; khuyến khích, vận động Nhân dân tham gia BHYT, tiến tới BHYT toàn dân. Nhờ chú trọng đa dạng hóa các hoạt động truyền thông của Cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH), chính sách BHYT đã đi vào cuộc sống, giúp người dân hiểu rõ lợi ích của chính sách, từ đó chủ động, tích cực tham gia.