Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thực hiện Chương trình MTQG 1719: Chạy “nước rút” để về đích giai đoạn I

Thanh Hải - 09:30, 12/06/2024

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đang bước vào những năm cuối của giai đoạn I (2021-2025). Những khó khăn, thách thức bao gồm cả chủ quan lẫn khách quan vẫn hiện hữu… nhưng điều thấy rõ nhất là các địa phương đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ trên chặng đua “nước rút”, để hoàn thành mục tiêu đề ra.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An và huyện Tương Dương trong chuyến công tác khảo sát để xây dựng dự án định canh định cư khe Hộc, bản Huồi Pủng, xã Hữu Khuông
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An và huyện Tương Dương trong chuyến công tác khảo sát để xây dựng dự án định canh định cư khe Hộc, bản Huồi Pủng, xã Hữu Khuông

Tỷ lệ giải ngân thấp

Nghệ An là một trong những địa phương tiến độ thực hiện cũng như tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn không cao; cá biệt có một số huyện, nguồn vốn sự nghiệp phải trả lại, không giải ngân hết. Ngay như năm 2023, nguồn vốn sự nghiệp ở các huyện Con Cuông, Kỳ Sơn, Thanh Chương, Quế Phong, Tương Dương… đã phải trả lại hàng trăm tỷ đồng. Còn năm 2024 này, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có quyết định phân bổ nguồn vốn sự nghiệp làm căn cứ cho các huyện thực hiện.

Trở lại mấy năm trước, nguồn vốn đầu tư công thực hiện Chương trình MTQG 1719 của Nghệ An có tỷ lệ giải ngân chỉ đạt 12,2%, năm 2023 (bao gồm vốn năm 2022 được kéo dài sang thực hiện năm 2023) tương ứng là 79,6%. Đối với nguồn vốn ngân sách Trung ương năm 2024 (bao gồm vốn năm 2022, năm 2023 kéo dài sang thực hiện năm 2024) tỷ lệ giải ngân 8,8% (tính đến ngày 31/3/2024). Với nguồn vốn sự nghiệp, tỷ lệ giải ngân còn thấp hơn. Theo đó, năm 2022, tỷ lệ giải ngân vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương là 6%, còn vốn sự nghiệp ngân sách địa phương chưa giải ngân; năm 2023 (bao gồm vốn năm 2022 kéo dài sang thực hiện năm 2023) giải ngân đạt 22,6.%; năm 2024 (vốn năm 2022, năm 2023 kéo dài sang thực hiện năm 2024) chưa giải ngân; còn vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương chưa có quyết định phân bổ.

Tuyến đường giao thông thôn Tả Thền A, xã Thanh Bình, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719
Tuyến đường giao thông thôn Tả Thền A, xã Thanh Bình, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Tình hình thực hiện và giải ngân vốn của Chương trình MTQG 1719 ở huyện Đakrông (Quảng Trị) cũng chưa khả quan. Tổng kinh phí phân bổ cho Chương trình trong cả giai đoạn I là hơn 202 tỷ đồng. Nhưng, quá trình thực hiện các tiểu dự án, dự án chậm, dẫn tới tỷ lệ giải ngân đạt thấp; nhất là vốn sự nghiệp. Cụ thể, kế hoạch vốn đầu tư năm 2023 là hơn 74 tỷ đồng, đã giải ngân thanh toán với tỷ lệ 79,41%; kế hoạch vốn đầu tư năm 2022 kéo dài qua năm 2023 đã giải ngân với tỷ lệ 89,44%. Còn vốn sự nghiệp, kế hoạch vốn năm 2022 chuyển sang năm 2023 giải ngân đạt tỷ lệ 37,34%, kế hoạch vốn năm 2023 giải ngân với tỷ lệ 7,87%.

Nhiều địa phương trên cả nước cũng đang có chung bức tranh về giải ngân và tiến độ thực hiện thấp, chậm… như vậy. Tổng vốn kế hoạch giao năm 2024 cho tỉnh Lạng Sơn là hơn 1.684 tỷ đồng (bao gồm cả vốn kéo dài sang năm 2024). Quá trình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư phát triển tính đến ngày 31/3/2024 (gồm cả năm 2022, 2023 kéo dài sang) mới đạt 1,9%; riêng nguồn vốn đầu tư năm 2024 đã giải ngân 18,2%. Đối với giải ngân vốn sự nghiệp, vốn từ năm 2022, 2023 kéo dài sang năm 2024 giải ngân đạt 1,25%; vốn năm 2024 giải ngân đạt 0,35% (tính đến ngày 31/3/2024).

Chạy đua cho kịp tiến độ

Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo nhiều địa phương cho biết, đây là thời khắc quan trọng chạy đua “nước rút” vì tiến độ để hoàn thành mục tiêu đề ra của giai đoạn I. Vì thế, áp lực chỉ tiêu, áp lực giải ngân, áp lực tiến độ đang rất căng thẳng.

Huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn đang tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn đang tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Trong rất nhiều những khó khăn, thách thức đang hiện hữu, có lý do về việc nguồn vốn sự nghiệp được phân bổ chậm, dẫn tới nhiều địa phương khó bắt kịp theo thời gian để thực hiện. Thêm vào đó, cũng do là chương trình mới triển khai, các tiểu dự án và dự án của Chương trình MTQG 1719 do nhiều đơn vị là bộ, ngành chịu trách nhiệm hướng dẫn, xâu nối, tổ chức thực hiện… nên cũng ít nhiều gây khó khăn cho cơ sở khi phải xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện kịp thời… Nhiều địa phương cũng chia sẻ thực tế đang gặp khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, đối tượng thụ hưởng, thậm chí có những nội dung còn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể… gây lúng túng cho các địa phương trong thực hiện.

Dẫu gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng tinh thần của các địa phương vẫn là quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện đúng tiến độ. Đại diện Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai cho hay: Mục tiêu bây giờ là các nội dung của Chương trình. Vì thế, đơn vị đang phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Điều phối Chương trình Trung ương để kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện Chương trình.

Nhiều địa phương cũng khẳng định rằng, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sẽ tiếp tục được thực hiện quyết liệt hơn trong những năm cuối của giai đoạn I. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng thông tin: Chúng tôi đang tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý; tiếp tục quán triệt cho các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, từng cán bộ, đảng viên và người dân hiểu, nắm chắc các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Chương trình, xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm thường xuyên của địa phương và các cơ quan liên quan. Đồng thời, chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ, các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình… để tiến độ giải ngân các nguồn vốn đạt tỷ lệ cao. Quá trình thực hiện sẽ có sự rà soát để điều chỉnh, bổ sung nếu cần thiết nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả các nguồn kinh phí được phân bổ.

Tin cùng chuyên mục
Thọ Xuân (Thanh Hóa): Phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển

Thọ Xuân (Thanh Hóa): Phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển

Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề ''Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững - Góp phần xây dựng huyện Thọ Xuân trở thành thị xã trước năm 2030".
Tin nổi bật trang chủ
Chuyện về những cây nghiến di sản

Chuyện về những cây nghiến di sản

Tìm trong di sản - Thu Trang, Giang Lam - 10 giờ trước
Tuyên Quang vừa vinh dự có 3 cây nghiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam, trong đó 2 cây thuộc thôn Bản Bung, xã Thanh Tương, huyện Na Hang và 1 cây thôn Nà Khậu, xã Phúc Yên, huyện Lâm Bình. Rễ của những cây nghiến này đã luồn lách qua từng kẽ đá hàng trăm, hàng nghìn năm để ăn sâu vào lòng đất và vươn mình lên bầu trời xanh.
Phát huy vẻ đẹp tường rào đá của người Mông

Phát huy vẻ đẹp tường rào đá của người Mông

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - Ngọc Ánh - 10 giờ trước
Đến Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, du khách đều ngỡ ngàng, thích thú khi được ngắm nhìn những bức tường rào bằng đá bao quanh những ngôi nhà của người Mông. Nét đẹp văn hóa này không chỉ trở thành điểm check in ấn tượng của khách du lịch mà còn đi vào thơ ca, phim ảnh, tạo nên “thương hiệu” du lịch cho vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.
Phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS nhìn từ Lào Cai

Phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS nhìn từ Lào Cai

Giáo dục - Trọng Bảo - 10 giờ trước
Lào Cai có 25 dân tộc cùng sinh sống với hơn 66% dân số là đồng bào DTTS; thời gian qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt chú trọng triển khai thực hiện nhiều chính sách, giải pháp từ đào tạo, quy hoạch đội ngũ cán bộ DTTS; coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Điểm trường đặc biệt dành cho trẻ em Xtiêng nơi biên giới

Điểm trường đặc biệt dành cho trẻ em Xtiêng nơi biên giới

Giáo dục - Thanh Liêm - 10 giờ trước
Một điểm trường đặc biệt gồm 2 lớp học dành cho trẻ em dân tộc Xtiêng có hoàn cảnh khó khăn thuộc xã biên giới Thiện Hưng, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước (giáp Vương quốc Campuchia) như một “ánh lửa” thắp lên hy vọng về cơ hội thay đổi cuộc đời các em trên miền biên giới xa xôi...
Vĩnh Phúc: Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS

Vĩnh Phúc: Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS

Sức khỏe - Kim Ngân - 10 giờ trước
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân nói chung, đồng bào DTTS và miền núi nói riêng, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm, dành nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ y tế, nhất là tuyến cơ sở.
Tin trong ngày - 21/6/2024

Tin trong ngày - 21/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Lập đoàn giám sát về bảo vệ môi trường. Hồi hương cổ vật tượng đồng Champa bị bán trái phép ở nước ngoài. Người nông dân giỏi làm kinh tế, nhiệt huyết với phong trào địa phương. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thầm lặng - những “nhà báo” không chuyên!

Thầm lặng - những “nhà báo” không chuyên!

Phóng sự - Đỗ Ngọc Hà-Mỹ Dung - 10 giờ trước
Bên cạnh những nhà báo được đào tạo bài bản ở các cơ quan báo chí, ở tỉnh Quảng Ninh có rất nhiều "nhà báo" không chuyên. Họ chính là những công tác viên vẫn âm thầm cung cấp thông tin và làm giàu kho tàng về hình ảnh người dân vùng DTTS và miền núi qua những bài viết, những phóng sự. Đặc biệt là những sự kiện, vấn đề diễn ra bất ngờ mà các nhà báo, phóng viên của các cơ quan báo chí không kịp đến địa bàn tác nghiệp. Bằng tất cả tâm huyết, họ cũng mong muốn truyền tải thông điệp, phản ánh kịp thời ý kiến nguyện vọng chính đáng của người dân đến với cộng đồng, các cấp chính quyền, hay tôn vinh những điển hình tiên tiến để nhân rộng, lan tỏa cái hay, cái đẹp trong cuộc sống...
Lan tỏa hình ảnh văn hóa, con người Hà Giang qua âm nhạc

Lan tỏa hình ảnh văn hóa, con người Hà Giang qua âm nhạc

Sắc màu 54 - Văn Hoa - 10 giờ trước
Hà Giang là mảnh đất địa đầu của Tổ quốc với hơn 19 dân tộc anh em cùng sinh sống. Phong cảnh thiên nhiên độc đáo kết hợp với sự đa dạng về văn hóa các dân tộc khiến cho Hà Giang thu hút sự sáng tạo của giới văn nghệ sĩ, đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc. Những năm qua, giới văn nghệ sĩ đã sáng tác ra nhiều bài hát, MV âm nhạc đặc sắc, tạo tiếng vang trên các trang mạng xã hội, giúp lan tỏa hình ảnh, con người Hà Giang, thúc đẩy du lịch Hà Giang phát triển mạnh mẽ.
AI tạo sinh đang thúc đẩy sự gia tăng các vụ lừa đảo trực tuyến về du lịch

AI tạo sinh đang thúc đẩy sự gia tăng các vụ lừa đảo trực tuyến về du lịch

Du lịch - T.H - 10 giờ trước
Trang dịch vụ du lịch Booking.com có trụ sở tại Hà Lan cảnh báo AI tạo sinh đang thúc đẩy sự gia tăng các vụ lừa đảo trực tuyến trong lĩnh vực du lịch.
Hà Giang: Nhiều chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Hà Giang: Nhiều chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Tin tức - Vũ Mừng - 10 giờ trước
Công tác giải ngân vốn đầu tư công và 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tại tỉnh Hà Giang bị chậm, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang yêu cầu các chủ đầu tư giải ngân chậm tiến độ làm rõ nguyên nhân để có giải pháp tháo gỡ.
Phá đường dây cá độ bóng đá qua mạng hơn 1.000 tỷ đồng trong mùa Euro

Phá đường dây cá độ bóng đá qua mạng hơn 1.000 tỷ đồng trong mùa Euro

Pháp luật - Minh Nhật - 10 giờ trước
Công an quận Hải Châu (Đà Nẵng) vừa triệt xóa đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc với quy mô giao dịch hơn 1.000 tỷ đồng. Các đối tượng được nhà cái cung cấp cho đầu mạng với hạn mức hơn 60 tỷ đồng mỗi tháng để tham gia cá cược các trận bóng đá, mùa giải Euro…