Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Trở lại Trà Leng

Tiêu Dao - Trần Anh - 10:39, 13/04/2024

Sau biến cố kinh hoàng khiến hàng chục gia đình tang thương, từ nơi ấy dân làng Trà Leng đã trụ vững để đi tiếp hành trình sống bên rừng thiêng bao đời. Họ đã vững chãi tái thiết cuộc sống mới sau thảm họa.

Trong khu dân cư Bằng La, những ngôi nhà xây tô kiên cố, những ngôi nhà mái tôn đỏ rợp sắc trời.
Trong khu dân cư Bằng La, những ngôi nhà xây tô kiên cố, những ngôi nhà mái tôn đỏ rợp sắc trời.

Ngậm ngùi biến cố

Gần 3 năm sau ngày sạt lở kinh hoàng, khiến nhiều người chết và mất tích, nhà cửa, làng mạc bị chôn vùi, gần 40 hộ dân ở xã Trà Leng,(huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã dần ổn định cuộc sống tại nơi tái định cư. Nhưng đâu đó vẫn còn khắc khoải nỗi sợ hãi núi đè tự trong tiềm thức.

Trà Leng là xã có diện tích tự nhiên lớn nhất huyện với 11.653ha, xã có 649 hộ, 2.694 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mơ Nông chiếm tỷ lệ 98%. Toàn xã có 3 thôn với 13 Khu dân cư. Nhân dân chủ yếu làm nương rẫy, làm ruộng, trồng quế và chăn nuôi. Các tuyến đường đến thôn, nóc còn gặp nhiều trở ngại, nhất là mùa mưa. Nhắc đến Trà Leng, cái tên mà nhiều người đã từng đau nhói xót xa bởi thảm cảnh sạt lở đất năm 2020. Thời điểm đó, vụ sạt lở đất núi ở Trà Leng đã chôn vùi hàng chục ngôi nhà nơi sinh sống của hàng chục nhân khẩu địa phương.

Người dân được nhiều trợ lực đã vững chãi tái thiết cuộc sống mới sau thảm họa.
Người dân được nhiều trợ lực đã vững chãi tái thiết cuộc sống mới sau thảm họa.

Đã hơn 80 tuổi, hai vợ chồng ông Đề ở bên nhau trong căn nhà mới xây mấy năm qua. Gần 4 năm trôi qua sau vụ sạt lở kinh hoàng vẫn đau đáu trong lòng ông. Nơi ở cũ cách nhà 4km, cứ mỗi tháng, ông Đề lại về làng cũ làm nương rẫy. Nền nhà cũ, làng cũ cứ níu chân ông. Về làng cũ ông Đề thường ở lại, ngủ bên mộ các con cháu vài đêm rồi đi. Ở chính ngôi làng cũ mang tên ông, ngọn núi đã sạt và đổ ập về phía làng làm nhiều gia đình ly tán, nhà cửa vùi lấp, đau thương cả vùng núi rừng. Nhưng cũng từ nơi ấy, dân làng trụ vững đi tiếp hành trình sống bên rừng thiêng bao đời. Họ vững chãi tái thiết cuộc sống mới sau thảm họa. Đường từ làng mới đến nơi ở cũ đã được bê tông hóa, đường về hai nơi gần với nhau. Ở khu dân cư Bằng La và căn nhà mới do Nhà nước đầu tư và nhiều đơn vị hỗ trợ, nhiều người làng cũ đã được an ủi, nguôi ngoai hơn.

An cư sau thảm họa

Xây dựng nhà ở mới an toàn cho dân ở xã Trà Leng nơi lở núi là ưu tiên lớn nhất của các cấp ngành, chính quyền địa phương từ tỉnh về xã nhiều năm qua. Từ nguồn kinh phí của Nhà nước, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, khu dân cư Bằng La, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My hoàn thành, đón người dân vào đầu năm mới 2021. Khu dân cư Bằng La được xây dựng khang trang, đầy đủ hạ tầng thiết yếu, tiện ích cho 39 gia đình đồng bào an cư. Những căn nhà xây kiên cố, mái tôn vững chãi cùng trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng giúp người dân vượt qua khó khăn sau đau thương. Tất cả 13 hộ dân nóc Ông Đề và 26 hộ dân nóc Tắk Pát cùng vào nơi ở mới an bình. Bảo đảm an toàn cho dân mùa mưa lũ về sau, huyện Nam Trà My đầu tư 60 tỷ đồng xây dựng kè Bằng La ở hai bên sông Leng. Cuối năm 2023, kè Bằng La hoàn thành, có thể bảo vệ 100 hộ dân trong khu dân cư và vùng lân cận xã Trà Leng.

Vết thương đã lành, nỗi đau cũ do thiên tai gây ra ở xã Trà Leng đã vơi và một cuộc sống mới đang hồi sinh.
Vết thương đã lành, nỗi đau cũ do thiên tai gây ra ở xã Trà Leng đã vơi và một cuộc sống mới đang hồi sinh.

Trời còn mờ sáng nhưng tiếng ồn ã, nói cười lẫn trong nhiều ngôi nhà của làng. Những chiếc xe máy dựng ngay cửa, đôi vợ chồng người trẻ đợi nhau. Chiếc xe máy cũ chở người, đùm túm cơm nước, chai nhựa đựng xăng treo lủng lẳng bên hông xe cũng là lúc bà con ở đây bắt đầu ngày mới đi thu hoạch sắn. Chăn nuôi, trồng trọt từ những vườn sắn, quế, cây cau đã giúp thu nhập của bà con ở miền núi này khấm khá hơn. Đang mùa thu hoạch sắn, vợ chồng Đinh Thị Lê và Hồ Văn Hen đi làm từ sớm. Hai vợ chồng đến vườn người quen nhổ sắn, làm đổi công. Về làng mới định cư, vợ chồng Lê quanh năm bận rộn chăm sóc từ 2.000-3.000 gốc sắn, 200 gốc quế, 1.000 gốc keo. “Sắn mới bán, thu được 10 triệu đồng.. Nhà mình nhờ sự giúp đỡ của chính quyền, của Nhà nước nên đã không còn nghèo đói nữa!”, Lê nói trong tiếng cười vui.

Nhiều hộ dân bận rộn chăm sóc sắn, quế, hay keo để phát triển kinh tế.
Nhiều hộ dân bận rộn chăm sóc sắn, quế, hay keo để phát triển kinh tế.

Cạnh đó, trong căn nhà xây kiên cố với khung, trụ sắt thép, mái tôn vững chãi, vợ chồng Đinh Thị Duyên về ở hồi đầu năm 2021 sau vụ sạt lở. Duyên khoe đã được học nghề đan lát do Hội Nông dân huyện tổ chức. Ban ngày làm rẫy, đêm về Duyên đan giỏ bán trong thôn, xã cũng kiếm thêm tiền.

Theo số liệu từ UBND xã Trà Leng, năm 2023, Nhân dân toàn xã tiếp tục đổi mới sản xuất, tổng sản lượng cây có hạt đạt khoảng 490 tấn, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã là 2.815 con. Trà Leng hoàn thành thi công xây dựng 3 công trình vốn đầu tư phát triển thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022, phối hợp triển khai thi công các tuyến đường DH01, đường vào khu định canh định cư thôn 3 giai đoạn 2, cầu qua sông Nước Vít, bờ kè trung tâm xã và khu dân cư Bằng La. Năm học 2023 – 2024 tổng số lớp được mở trên địa bàn xã là 31 lớp/841 học sinh của 3 bậc học. Vui mừng hơn nữa đến nay Trường mẫu giáo Trà Leng đã được công nhận Trường đạt chuẩn quốc gia.

Giờ đây, về xã Trà Leng, núi rừng đã xanh trở lại. Trên các triền đồi, người dân không chỉ trồng cây keo, mà nhiều hộ đã chuyển đổi trồng các loại cây giá trị cao, như: măng cụt, quế, sầu riêng, làm thêm ruộng nước bậc thang và đầu tư chăn nuôi bò, dê, lợn, gà để cải thiện cuộc sống. Ông Phan Quốc Cường, nguyên Chủ tịch UBND xã Trà Leng (nay là Phó Trưởng phòng TN&MT huyện Nam Trà My) bồi hồi kể về công cuộc thay da, đổi thịt, xây dựng phát triển nông thôn mới của chính quyền và Nhân dân nơi đây.

Cuộc sống hôm nay ở Trà Leng đã thực sự đổi thay, làng mới, nhà mới, trường mới và những thành viên mới sinh sôi, khôn lớn, tràn đầy sức sống. Khu dân cư Bằng La đã được tỉnh Quảng Nam chọn để xây dựng Làng văn hóa truyền thống nên tới đây còn hướng đến bảo tồn văn hóa kết hợp phát triển du lịch. Dù mới hình thành được gần 4 năm nhưng Bằng La đã tràn đầy sức sống. Vết thương đã lành, nỗi đau cũ do thiên tai gây ra ở xã Trà Leng đã vơi và một cuộc sống mới đang hồi sinh, hứa hẹn một tương lai tươi sáng ở nơi đây. 

Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 2 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 3 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 4 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 4 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín luôn giữ vai trò quan trọng; là “cầu nối” đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Do đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm, kịp thời ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện về cơ chế, chính sách để phát huy vai trò Người có uy tín.
Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Xã hội - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Ngày 28/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 (trực thuộc Saigon Times Club) tặng 732 phần quà cho các em học sinh DTTS xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum).
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Carnaval Hạ Long 2024:

Carnaval Hạ Long 2024: "Bừng sáng cùng Kỳ quan"

Trang địa phương - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Ngày 28/4, tại Bãi tắm Công viên Đại Dương, Tp. Hạ Long (Quảng Ninh), lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan” chính thức khai mạc.
Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024

Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024

Thời sự - Anh Trúc T.h - 5 giờ trước
Ngày 29-4 (tức ngày 21-3 Âm lịch), tại khu di tích quốc gia Tháp Bà Ponagar, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024.
Đắk Lắk: Phá đường dây đánh bạc bằng hình thức ghi số đề với số tiền giao dịch 500 triệu đồng mỗi ngày

Đắk Lắk: Phá đường dây đánh bạc bằng hình thức ghi số đề với số tiền giao dịch 500 triệu đồng mỗi ngày

Pháp luật - Hoàng Thùy - 5 giờ trước
Ngày 29/4, Công an Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa triệt phá một đường dây đánh bạc dưới hình thức ghi số đề quy mô lớn với số tiền giao dịch mỗi ngày gần 500 triệu đồng.
Gia Lai: 2 xe ô tô khách va chạm làm 1 người chết, 11 người bị thương

Gia Lai: 2 xe ô tô khách va chạm làm 1 người chết, 11 người bị thương

Tin tức - Ngọc Thu - 5 giờ trước
Theo báo cáo nhanh từ Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai cho biết, tại ngã tư giao nhau giữa Quốc lộ 25 với đường Hồ Chí Minh, đoạn tuyến tránh Chư Sê (thị trấn Chư Sê, Gia Lai) đã xảy ra 1 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 1 người chết, 11 người bị thương.
Quảng Ninh: Không sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần khi đi du lịch 5 xã đảo

Quảng Ninh: Không sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần khi đi du lịch 5 xã đảo

Trang địa phương - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Từ ngày 27/4, du khách khi tới 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen thuộc huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) không được mang đồ nhựa dùng 1 lần. Người dân và du khách sẽ được hỗ trợ sử dụng các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường để thay thế túi nilon.