Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Về miền thuốc Nam

Hà Văn Đạo - 16:41, 05/02/2021

Mùa nọ nối tiếp mùa kia, thiên nhiên vẫn khắc nghiệt, nhưng chứa ẩn sự ưu ái nên những loại cây thuốc quý vẫn mọc lên ở Cà Đú, Bác Ái, An Nhơn, An Phước… của miền nắng gió Ninh Thuận. Nhiều bệnh thông thường như: Viêm da, giảm đau, thấp khớp, viêm dạ dày; cảm sốt, thanh nhiệt; sốt rét; ho, hen suyễn; cao huyết áp, suy nhược cơ thể… đã được bàn tay cần mẫn của những lương y sinh ra từ làng bốc thuốc, sắc thuốc điều trị khỏi bệnh…

Cán bộ Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố (Ninh Thuận) kiểm tra vườn đinh lăng trồng thử nghiệm
Cán bộ Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố (Ninh Thuận) kiểm tra vườn đinh lăng trồng thử nghiệm

Gửi nghĩa tình trong mỗi thang thuốc

Không ai nhớ rõ ngày hình thành bài thuốc Nam đầu tiên nhưng trải qua hàng trăm năm vùng Xuân Hải (Ninh Hải, Ninh Thuận) đi vào ký ức với tên gọi “Vùng thuốc Nam người Chăm”. Hai làng thuốc nức tiếng của xã Xuân Hải chính là An Nhơn và Phước Nhơn.

Vượt đói khổ, nhọc nhằn, định hình, làm nên thương hiệu làng thuốc thay đổi bao phận người. Theo Hội Đông y tỉnh Ninh Thuận, đến năm 2021 này, người Chăm sử dụng khoảng gần 300 loài cây thuốc thuộc hơn 90 họ thực vật để bào chế ra trên 400 bài thuốc quý, trong đó có hơn 100 bài đã được ngành Y tế kiểm định, cấp giấy chứng nhận là bài thuốc cổ truyền có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Người bào chế phải qua trường lớp đào tạo, được cấp chứng chỉ.

Bừng lên niềm hạnh phúc, sau những tháng ngày rong ruổi đi giao lưu và bán thuốc Nam ra các vùng lân cận, lương y Đạo Thanh Phong, huyện Ninh Hải chia sẻ: Vùng Ninh Hải tập trung lương y nhiều nhất nên như cái kho kinh nghiệm khổng lồ về cây thuốc Nam. Bước vào dòng chảy của hiện đại, những thầy thuốc ở Ninh Hải không co cụm lại ở làng, xã mà vươn cả ra các tỉnh khác để giao lưu, học hỏi và cùng trao truyền nhau những kinh nghiệm quý trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân. Mỗi thang thuốc bốc ra là nghĩa tình được gửi cả vào đó.

Cũng như nhiều bài thuốc gia truyền khác, các bài thuốc và cách bốc thuốc ở làng thuốc An Nhơn, Phước Nhơn cũng lắm công phu. Theo các lương y già ở đây thì, chỉ có những ai trong nghề mới biết được vị trí cây thuốc có chất dược liệu cao nhất. Đến nay, có hơn 200 lương y trong các làng thông thạo các loại thuốc. Khi sắc và bào chế thuốc cũng có nhiều bí quyết riêng.

Tất bật đóng những thang thuốc quý gửi đi tặng bệnh nhân nghèo, lương y Đạo Thị Nữ bộc bạch: Dịp đầu Xuân chúng tôi thường tổ chức đi tặng thuốc cho người nghèo. Năm 2021 này chắc tặng hàng ngàn thang thuốc. Dù là miễn phí hay bán thì cũng nắm rõ thói quen sinh hoạt, tình cảnh bệnh một cách tỉ mỉ rồi mới bốc thuốc. Có người ở xa thì gửi qua đường bưu điện, tàu hỏa…

Người già luôn động viên lớp trẻ bảo vệ dược liệu
Người già luôn động viên lớp trẻ bảo vệ dược liệu

Yêu nghề để giữ nghề

Nguồn dược liệu thuốc Nam ở Ninh Thuận còn khá phong phú, có những loại mọc tự nhiên trên các đỉnh núi đá, nhưng những người bốc thuốc ở làng thuốc An Nhơn, Cà Đú, Phước Nhơn… trước mỗi chuyến đi đều thề với thần núi, thần rừng, họ không bao giờ khai thác kiểu tận diệt. Những mầm non, cây nhỏ không bao giờ hái về. Họ quan niệm, nếu lấy hết cả những cây thuốc chưa kịp trưởng thành là có tội.

Theo Hội Đông y tỉnh Ninh Thuận, thì có đến gần 1.000 người Chăm là hội viên, trong đó, phần lớn ở Ninh Hải. Nghề thuốc Nam đã đổi thay hẳn diện mạo cuộc sống của hàng chục ngôi làng, nhưng tuyệt đối không vì cái lợi trước mắt mà các thầy thuốc khai thác dược liệu bừa bãi.

Từ ngày biết bốc thuốc (cách đây hơn 35 năm) cho đến khi phải nghỉ ở nhà vì sức khỏe quá yếu, ông Đạo Rơ Thanh vẫn luôn giữ cho mình một nguyên tắc, phải bốc thuốc bằng cái tâm, nếu nghĩ vụ lợi, thì bài thuốc ắt hẳn sẽ giảm đi rất nhiều công hiệu. Đó là niềm tin đã hóa thành quan niệm sống của những người Chăm ở làng thuốc Phước Nhơn và An Nhơn.

Được coi là người bốc thuốc “mát tay”, lương y Đạo Thị Nữ tâm tình, bà đã đi nhiều thôn bản vận động và giảng giải cho họ các triệu chứng về một số căn bệnh thông thường. Cái gì có thể điều trị được bằng thuốc Nam thì điều trị, không thì phải đến cơ sở y tế. Bà Nữ còn bật mí rằng, đi bán thuốc nếu bệnh không giảm hoặc không ngăn chặn được, thì không bao giờ lấy tiền.

Để nguồn dược liệu quý không bị sụt giảm, Hội Đông y tỉnh Ninh Thuận trong sự nỗ lực kết nối đã được Quỹ Môi trường toàn cầu hỗ trợ triển khai Dự án “Xây dựng mô hình trình diễn, bảo tồn nghề thuốc Nam truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận”.

Về miền thuốc Nam 2

Dự án có kinh phí đầu tư lên đến 50.000USD. Nhiều lương y dưới chân núi Cà Đú rạng rỡ hy vọng: Rồi đây sẽ có nhiều hơn những bài thuốc giá trị, đóng góp vào sự phong phú của nghề đông y Việt Nam. Các vườn bảo tồn, khu thực nghiệm hình thành sẽ giữ được các nguồn gen dược liệu quý của các loại cây như: Bao vỏ, xạ đen, huyết rồng, vú bò, cam đường, bình vôi, chùm ngây…

Như một mạch nguồn tất yếu, sau mỗi quy trình khai thác, bào chế của những thầy thuốc Nam, Hội Đông y Ninh Thuận, ngành Y tế Ninh Thuận lại tổ chức các hội nghị thầy thuốc giỏi người Chăm.

Ba lần được dự hội nghị, lương y Đạo Văn Tùng phấn chấn: Mỗi lần như vậy, các thầy thuốc được bồi đắp bao kinh nghiệm quý từ việc đi hái thuốc, bào chế, sao tẩm… Lại được nghe các chuyên gia, các thầy thuốc giàu kinh nghiệm cập nhật cho kiến thức mới. Từ đó, tay nghề nâng cao. Chính quyền địa phương cũng đã rất quan tâm đến vấn đề này.

Giấc mơ về nhãn hiệu “Dược liệu Xuân Hải”; “Dược liệu người Chăm”… sẽ không còn xa vời, khi quyết tâm bảo vệ cây thuốc, nguồn gen quý từ các loại dược liệu được tiếp tục truyền lại cho các thế hệ trẻ.

Tin cùng chuyên mục
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu dược liệu

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu dược liệu

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3175/VPCP-KGVX ngày 10/5/2024 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu dược liệu. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Tài chính rà soát, hoàn thiện các quy định bảo đảm tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dược liệu.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 3 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 3 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 3 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 4 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 4 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Media - BDT - 17:00, 11/05/2024
Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.