Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo đòn bẩy cho vùng DTTS phát triển

Minh Thu - 08:32, 27/05/2024

Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719); nhiều địa phương đã quan tâm đầu tư, triển khai đồng bộ các hạng mục kết cấu hạ tầng. Từ đó, tạo đòn bẩy phát triển cho vùng đồng bào DTTS.

Nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 gióp phần hoàn thiện hệ thống giao thông vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Trị.
Nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 gióp phần hoàn thiện hệ thống giao thông vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Trị.

Ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế

Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Chương trình MTQG 1719, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống của người dân. Tính riêng năm 2023, với nguồn lực được giao, toàn tỉnh đã có 96 công trình với tổng kinh phí đầu tư gần 100 tỷ đồng được xây dựng tại các địa bàn có đông đồng bào DTTS sinh sống

Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã có 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; 99,79% xóm có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hoá; 100% xóm có điện lưới quốc gia; trên 95% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi có trường học kiên cố, nhà công vụ cho giáo viên, nhà ở cho học sinh ở những nơi cần thiết...

“Nhờ đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, ưu tiên các vùng khó, đến nay, cơ sở hạ tầng vùng DTTS và miền núi của tỉnh Thái Nguyên cơ bản đã được kiện toàn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Năm 2024, hàng chục công trình đang được tiếp tục đầu tư, xây mới, góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần người dân vùng khó”, ông Phan Đức Cường, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên chia sẻ.

Tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, thực hiện Chương trình MTQG 1719, địa phương đã ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, giúp người dân miền núi thuận tiện đi lại, buôn bán nông sản, nâng cao đời sống.

Đầu tư làm đường vào tận khu sản xuất tại xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định (Ảnh: VOV).
Đầu tư làm đường vào tận khu sản xuất tại xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định (Ảnh: VOV).

Đơn cử, như tuyến đường bê tông xi măng dài 1,7 km, rộng 3m, nối từ Nhà văn hóa thôn Vĩnh Thọ đến đập Nước Tân, thuộc xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng đầu tháng 5/2024. Một con đường bê tông xi măng dài gần 1km thuộc địa bàn thôn Vĩnh Phúc cũng vừa được hoàn thành với tổng nguồn vốn gần 3 tỷ đồng. Để có được con đường này, ngoài sự quan tâm, đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, 20 hộ dân thôn Vĩnh Phúc đã đồng thuận hiến đất, đóng góp ngày công để làm đường.

Theo ông Lê Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh: Năm 2024, huyện được phân bổ hơn 24 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đến nay, huyện đã giải ngân hơn 7,1 tỷ đồng, đạt hơn 29% kế hoạch. Trong đó, huyện ưu tiên đầu tư xây dựng 4 công trình giao thông nông thôn vào khu sản xuất, tạo thuận lợi cho bà con đi lại, giao thương hàng hóa, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Theo báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết quý I/2024, giải ngân vốn đầu tư công của các chương trình MTQG đạt khoảng 5,4 nghìn tỷ đồng (bằng 21,2% kế hoạch). Trong đó, Chương trình MTQG 1719 đạt khoảng 2.627 tỷ đồng, đạt kết quả giải ngân cao nhất trong cả ba Chương trình MTQG.

Các huyện miền núi Quảng Ngãi đang tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông.
Các huyện miền núi Quảng Ngãi đang tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông.

Quyết tâm cao đưa được nguồn vốn đến với vùng đồng bào DTTS

Để tháo gỡ khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư các chương trình MTQG và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình này trong thời gian tới, đầu năm 2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 111/2024/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình 1719

Ông Hà Việt Quân, Chánh Văn phòng điều phối Chương trình MTQG 1719 cho biết, Nghị quyết số 111 của Quốc hội quy định cụ thể tám cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện các chương trình MTQG. Đáng chú ý là Quốc hội cho phép HĐND cấp tỉnh quyết định phân bổ hoặc phân cấp cho HĐND cấp huyện quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hằng năm của từng chương trình, chi tiết đến từng dự án thành phần.

Chương trình MTQG 1719 được triển khai hiệu quả đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn, miền núi của tỉnh Thái Nguyên
Chương trình MTQG 1719 được triển khai hiệu quả đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn, miền núi của tỉnh Thái Nguyên

Bên cạnh đó, Quốc hội cho phép UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện được quyết định việc điều chỉnh kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước của các chương trình MTQG chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển sang năm 2024. Theo đó, điều chỉnh dự toán ngân sách Nhà nước từ dự án thành phần không còn đối tượng hỗ trợ hoặc không đủ điều kiện để giải ngân kinh phí theo quy định hoặc có tỷ lệ giải ngân thấp, để bổ sung dự toán thực hiện cho các dự án thành phần khác trong cùng chương trình MTQG phải bảo đảm không vượt quá tổng dự toán ngân sách Nhà nước và không thay đổi cơ cấu chi đầu tư, chi thường xuyên của từng chương trình MTQG đã được cấp có thẩm quyền giao.

Những cơ chế đặc thù được ban hành đã giúp việc giải ngân vốn các chương trình MTQG, trong đó có Chương trình MTQG 1719 những tháng đầu năm 2024 có dấu hiệu khởi sắc. So với kết quả giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách của cả nước (trong 3 tháng đầu năm 2024), kết quả giải ngân các chương trình MTQG chuyển biến tích cực hơn nhiều. Điều đó thể hiện sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị để đưa được nguồn vốn đến với vùng đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nơi vùng khó.

Theo báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết quý I/2024, giải ngân vốn đầu tư công của các chương trình MTQG đạt khoảng 5,4 nghìn tỷ đồng (bằng 21,2% kế hoạch). Trong đó, Chương trình MTQG 1719 đạt khoảng 2.627 tỷ đồng, đạt kết quả giải ngân cao nhất trong cả ba Chương trình MTQG.







Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Dấu ấn từ Chương trình MTQG 1719

Kon Tum: Dấu ấn từ Chương trình MTQG 1719

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở tỉnh Kon Tum đã từng bước đổi thay.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

Sáng 3/7, tại xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thăm Khu di tích Quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (Căn cứ Tà Thiết) và dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các nhà lãnh đạo cách mạng tiền bối.
Đoàn giám sát của Tổng cục Thống kê làm việc tại Gia Lai về điều tra, thu thập thông tin 53 DTTS

Đoàn giám sát của Tổng cục Thống kê làm việc tại Gia Lai về điều tra, thu thập thông tin 53 DTTS

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 23:10, 03/07/2024
Ngày 3/7, Đoàn giám sát của Tổng cục Thống kê do ông Nguyễn Trung Tiến - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại hai huyện Đức Cơ và Mang Yang (tỉnh Gia Lai) nhằm chỉ đạo, giám sát thực hiện nội dung của Phương án Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024.
Đình Lập (Lạng Sơn): Ra mắt câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian

Đình Lập (Lạng Sơn): Ra mắt câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 23:05, 03/07/2024
Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn phối hợp với huyện Đình Lập vừa tổ chức Lễ ra mắt mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng, Dao trên địa bàn xã Kiên Mộc. Câu lạc bộ được thành lập và ra mắt theo kế hoạch thực hiện Dự án số 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình MQTG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mưa lớn gây ngập úng nghiêm trọng ở Lạng Sơn

Mưa lớn gây ngập úng nghiêm trọng ở Lạng Sơn

Tin tức - Thúy Hồng - 23:03, 03/07/2024
Từ đêm 2 đến trưa 3/7, ở khu vực các huyện Bình Gia, Bắc Sơn của tỉnh Lạng Sơn, mưa lớn kéo dài khiến nước sông, suối, khe lạch lên cao. Lũ từ trên núi, đồi đổ xuống khiến mực nước dâng nhanh gây ngập nhiều nơi trên địa bàn các xã ở huyện miền núi Bắc Sơn, khiến nhiều nhà dân bị nước lũ cô lập.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Tổ hợp bán dẫn của Tập đoàn Samsung

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Tổ hợp bán dẫn của Tập đoàn Samsung

Thời sự - PV - 18:55, 03/07/2024
Trong chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, ngày 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm Tổ hợp bán dẫn của Tập đoàn Samsung tại tỉnh Gyeonggi.
Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Tiếp thêm động lực thoát nghèo (Bài 3)

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Tiếp thêm động lực thoát nghèo (Bài 3)

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 18:15, 03/07/2024
Thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn huyện Đông Giang hiện nay là hơn 38 triệu đồng mỗi năm. Đến cuối năm 2023, huyện đã giảm được 517 hộ nghèo và phấn đấu mỗi năm giảm thêm 6%, đến năm 2025 còn 25% hộ nghèo. Để có được thành quả đó, ngoài sự nỗ lực của người dân và địa phương, thì các nguồn lực từ Trung ương, tỉnh Quảng Nam đóng góp vai trò rất lớn trong công cuộc thoát nghèo.
Tin trong ngày - 2/7/2024

Tin trong ngày - 2/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Giá tiêu cao nhất trong vòng 10 năm. Xuất hiện đàn cò nhạn quý hiếm ở Quảng Trị. Đồng bào DTTS Gia Lai giữ nguồn nước mát cho buôn làng . Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng chặt chẽ, gắn kết

Hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng chặt chẽ, gắn kết

Thời sự - PV - 17:55, 03/07/2024
Tại buổi tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki đến chào nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ vào chiều 3/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, Việt Nam mong muốn cùng Nhật Bản triển khai thực chất, hiệu quả khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được nâng cấp, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của Nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Tạo bước tiến mới trong giáo dục đào tạo (Bài 2)

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Tạo bước tiến mới trong giáo dục đào tạo (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 15:55, 03/07/2024
Nhằm thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã tận dụng mọi nguồn lực, quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học ở vùng DTTS và miền núi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Thủ tướng gửi thông điệp quan trọng trong phát biểu chính sách tại Đại học Quốc gia của Hàn Quốc

Thủ tướng gửi thông điệp quan trọng trong phát biểu chính sách tại Đại học Quốc gia của Hàn Quốc

Thời sự - PV - 15:20, 03/07/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, chiều 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm và có bài phát biểu chính sách với nhiều thông điệp quan trọng tại Đại học Quốc gia Seoul Hàn Quốc.
6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Thời sự - PV - 14:15, 03/07/2024
Sáng 3/7, trong chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn hàng đầu của Hàn Quốc gồm CJ, Posco, LG, Daewoo E&C, GS Engineering & Construction Corp, Celltrion và ngân hàng KDB.
Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên lĩnh vực kinh tế (Bài 2)

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên lĩnh vực kinh tế (Bài 2)

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 14:15, 03/07/2024
Để làm nên sự đổi thay ở Đông Giang hôm nay, ngoài sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, người dân địa phương đã thay đổi tư duy sản xuất, dám nghĩ, dám làm vươn lên phát triển kinh tế. Trong đó, có rất nhiều người trở thành hạt nhân trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất hiệu quả, vươn lên làm giàu và lan tỏa ý chí thoát nghèo đến cộng đồng dân cư ở địa phương.