Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Xây dựng Nông thôn mới ở các huyện vùng cao Nghệ An - Khó khăn trăm bề: Nhìn từ huyện “trắng” xã NTM (Bài 1)

Thanh Nguyễn - 08:22, 04/07/2024

LTS: Ở những bản làng vùng cao đã đạt chuẩn xây dựng Nông thôn mới sẽ là bộ mặt khang trang, sạch đẹp; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên… Nhưng, mảng màu sáng ấy lại như những nét chấm nhỏ trên bản đồ nông thôn mới các huyện miền núi xứ Nghệ. Bởi còn quá nhiều vùng đất mà sự đầu tư, hỗ trợ từ chương trình xây dựng Nông thôn mới chưa vươn tới và phủ hết…

Địa bàn rộng, trải dài, tỷ lệ hộ nghèo cao, nguồn lực địa phương hạn chế... khiến cho quá trình xây dựng NTM ở huyện Quế Phong thêm khó khăn - Trong ảnh: bản làng ở xã vùng cao Tri Lễ
Địa bàn rộng, trải dài, tỷ lệ hộ nghèo cao, nguồn lực địa phương hạn chế... khiến cho quá trình xây dựng NTM ở huyện Quế Phong thêm khó khăn - Trong ảnh: Bản làng ở xã vùng cao Tri Lễ

Sau một hành trình dài thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), ở Nghệ An vẫn còn có những địa phương “trắng” xã NTM. Huyện 30a Quế Phong, một nốt trầm buồn khẳng định thêm cho bao nỗi khó khăn, hạn chế không dễ dàng khắc phục.

Nhiều tiêu chí khó thực hiện

Thực ra, huyện 30a Quế Phong đã từng có xã đạt chuẩn NTM, ấy là xã Quế Sơn. Còn nhớ, vào cuối năm 2019, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Quế Sơn mừng vui cỡ nào sau hành trình 9 năm xây dựng NTM và đã cán đích.

Niềm vui ngắn kết thúc khi ngay sau đó, huyện Quế Phong thực hiện điều chỉnh địa giới, sáp nhập hành chính các xã, thị; và xã Quế Sơn chính thức bị xóa tên khỏi bản đồ hành chính, sau khi sáp nhập vào một phần xã Mường Nọc thành xã mới Mường Nọc.

Cũng từ đó, huyện 30a Quế Phong chính thức “trắng” xã đạt chuẩn NTM cho đến nay.

Ngay khi bắt tay xây dựng NTM, các cấp chính quyền huyện 30a Quế Phong đã xác định, là sẽ rất khó khăn về nhiều mặt, nhưng không ngờ rằng lại khó khăn đến mức này. Khởi phát Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM từ năm 2010, nhưng mãi đến hôm nay, nhiều xã nơi đây vẫn đang “ì ạch” với các tiêu chí NTM, nhất là các tiêu chí khó như: thu nhập, nghèo đa chiều, nhà ở dân cư, trường học…

Trước khi sát nhập, điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Quế Phong từng có xã Quế Sơn đạt chuẩn NTM
Trước khi sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Quế Phong từng có xã Quế Sơn đạt chuẩn NTM

Thống kê từ huyện Quế Phong cho thấy, hai tiêu chí thu nhập và nghèo đa chiều thì đang có đến 11/12 xã, thị chưa đạt; tiêu chí nhà ở dân cư có 9 xã chưa đạt, tiêu chí trường học có 5 xã chưa đạt, tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa có 3 xã chưa đạt. Hay nói giản ước rằng, bình quân đến nay đạt 14,42 tiêu chí/xã, số xã đạt từ 11-14 tiêu chí có 6 xã, số xã đạt từ 15-18 tiêu chí có 5 xã…

Ông Dương Hoàng Vũ, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong liệt kê hàng loạt cái khó trong trong quá trình xây dựng NTM trên địa bàn, như cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu, người dân chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp nên tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao, thu nhập còn thấp.

Bên cạnh đó, theo Chủ tịch huyện Dương Hoàng Vũ, Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM, có những tiêu chí, chỉ tiêu nhỏ trong các tiêu chí đòi hỏi cao hơn trước, đặc biệt là các tiêu chí về thu nhập, nghèo đa chiều, nhà ở dân cư, giao thông…; trong đó có tiêu chí nghèo đa chiều, do tính gộp cả hộ cận hộ nghèo và hộ nghèo vào một chỗ, nên rất khó đối với các huyện miền núi.

Cuối năm 2023, ở Quế Phong, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn hơn 65%. Đối chiếu với các xã khó khăn tốp đầu như Tri Lễ, Nậm Nhoóng, Đồng Văn, Thông Thụ… thì rất khó thực hiện theo tiêu chí NTM.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực đầu tư trong giao thông, nhưng lại vướng nhiều tiêu chí chưa đạt khác khiến cho huyện Quế Phong chưa có xã đạt NTM (Trong ảnh: Đường NTM ở bản Na Cày, xã Tiền Phong - Ảnh: Đình Tuyên)
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực đầu tư trong giao thông, nhưng lại vướng nhiều tiêu chí chưa đạt khác khiến cho huyện Quế Phong chưa có xã đạt NTM (Trong ảnh: Đường NTM ở bản Na Cày, xã Tiền Phong - Ảnh: Đình Tuyên)

Trở lại với xã đã đạt 18 tiêu chí là Mường Nọc, thì hiện địa phương đang rất cố gắng với tiêu chí giao thông để cán đích NTM theo kế hoạch vào cuối năm 2024. Bà Vi Thị Duyến, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Quế Phong thông tin: Xã Mường Nọc có tuyến đường cụm bản Thanh Phong chưa đạt chuẩn, huyện đã có nghị quyết để làm. 

Trước đây, tuyến đường này đã có chủ trương xây dựng, nhưng do chưa có nguồn nên đã dừng lại. Nay, huyện đang làm văn bản xin ý kiến tỉnh thu hồi quyết định cũ, để huyện lập dự án đầu tư mới. Huyện đang nỗ lực tối đa để phấn đấu hoàn thành tuyến đường vào cuối năm nay.

Nguồn lực địa phương không kham nổi

Chủ tịch UBND huyện Quế Phong còn nhấn mạnh nhiều lần, về nguồn lực đầu tư hạn chế trong xây dựng NTM ở địa phương. Ông Vũ thẳng thắn: Nguồn thu từ địa phương không có, ngân sách cấp trên phân bổ thấp… trong khi đó nguồn lực huy động trong dân hạn chế, nên địa phương rất vất vả khi huy động lồng ghép nguồn lực để các công trình, dự án đảm bảo chất lượng.

Trong báo cáo đánh giá kết quả xây dựng NTM 6 tháng đầu năm 2024, huyện Quế Phong cũng đã nêu lên nhiều nguyên nhân, hạn chế làm ảnh hưởng đến hành trình xây dựng NTM của huyện.

 Đó là xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, địa bàn rộng, canh tác manh mún; nhiều tiêu chí cao so với điều kiện thực tế các xã khu vực III (nghèo đa chiều, thu nhập, thông tin và truyền thông, môi trường và an toàn thực phẩm, cơ sở vật chất văn hóa...). Trong khi đó, cán bộ cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu chủ động; một số thành viên Ban Chỉ đạo chưa thực sự vào cuộc và bám nắm địa bàn…;Và nguyên nhân quan trọng nhất, đầu tiên nhất vẫn là nguồn vốn cấp trên bố trí xây dựng NTM thấp trong khi ngân sách địa phương hạn chế, huy động nguồn lực Nhân dân khó khăn.

 Cụm dân cư Huồi Máy thuộc bản Cắm Pọm là nơi quần cư người Khơ Mú duy nhất ở xã Cắm Muộn, đang có cuộc sống hết sức khó khăn - ảnh Đình Tuyên
Cụm dân cư Huồi Máy thuộc bản Cắm Pọm là nơi quần cư người Khơ Mú duy nhất ở xã Cắm Muộn, đang có cuộc sống hết sức khó khăn. Ảnh: Đình Tuyên

Quế Phong là 1 trong 3 huyện 30a tại Nghệ An, có tỷ lệ hộ đồng bào DTTS chiếm hơn 93%. Tổng thu ngân sách mỗi năm của huyện, hiện chưa đến 25 tỷ đồng. Con số quá ít ỏi này không thấm vào đâu, so với nhu cầu thực chi của một địa bàn miền núi có 11 xã vùng đặc biệt khó khăn, tỷ lệ nghèo đa chiều khu vực nông thôn 65,7%. Nguồn lực địa phương không kham nổi, thì câu chuyện trông chờ ngân sách là điều hiển nhiên.

Trong khi đó, việc phân bổ ngân sách từ cấp trên, từ huy động xã hội hóa và các nguồn lực khác, không ăn thua so với nhu cầu cần vốn của các tiêu chí chưa đạt. Theo số liệu thống kê, ước tổng nguồn vốn huy động 6 tháng đầu năm 2024 tại Quế Phong là hơn 150 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương (NTM) hơn 9,33 tỷ đồng, vốn lồng ghép của các chương trình hơn 109 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp hơn 1,65 tỷ đồng, vốn tín dụng 2,1 tỷ đồng. Còn vốn ngân sách địa phương chỉ hơn 22,83 tỷ đồng và vốn người dân đóng góp hơn 5,65 tỷ đồng.

Ông Dương Hoàng Vũ, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong chia sẻ: Với nguồn lực như thế này, thì việc thực hiện chương trình NTM là quá khó khăn; không đủ điều kiện thực hiện các tiêu chí cần nhiều nguồn vốn lớn, như giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở dân cư…

Trong chồng chất khó khăn, tập thể lãnh đạo huyện Quế Phong cũng đã đề nghị cấp trên hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng NTM cho các xã nằm trong lộ trình đạt chuẩn của giai đoạn 2021-2025, gồm Mường Nọc, Đồng Văn, Châu Kim. Bố trí thêm nguồn lực cho 4 xã biên giới, để huyện và 4 xã triển khai thực hiện đạt mục tiêu đề ra. Đồng thời có cơ chế, chính sách hỗ trợ tăng suất đầu tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất cho các xã, đặc biệt là các xã miền núi, vùng cao biên giới./.

Tin cùng chuyên mục
Làng O2 sẽ không còn xa ngái

Làng O2 sẽ không còn xa ngái

Hiện nay, ở Bình Định vẫn còn một ngôi làng đồng bào DTTS được xem là xa xôi, hẻo lánh nhất đó là làng O2, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh. Ngôi làng này chỉ vỏn vẹn 54 nóc nhà của đồng bào dân tộc Ba Na. Người ta vẫn thường gọi O2 là làng nhiều không: không điện, không đường, không trường, không trạm y tế và không có nước sạch.
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Giải quyết nhiều vấn đề dân sinh vùng DTTS và miền núi (Bài 1)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Giải quyết nhiều vấn đề dân sinh vùng DTTS và miền núi (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết những vấn cấp thiết nhất của đời sống Nhân dân vùng DTTS và miền núi Gia Lai. Qua đó, góp phần giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân.
Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh

Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm (thực hiện) - 4 giờ trước
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV – năm 2024 là dịp để tỉnh Thanh Hóa tổng kết, đánh giá kết quả đạt được trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2019 - 2024; đồng thời ghi nhận, biểu dương, tôn vinh những cá nhân, tổ chức tiêu biểu, từ đó tạo ra không khí thi đua mới trong vùng đồng bào DTTS, tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã phỏng vấn ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh-Trưởng ban chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS các cấp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024, để rõ hơn ý nghĩa của sự kiện chính trị - xã hội quan trọng này.
Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Kinh tế - Minh Thu - 4 giờ trước
Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (Vietnam Forest Certification Scheme) của Việt Nam có tên viết tắt là VFCS được xây dựng theo Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 1/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Không chỉ mang lại những lợi ích về kinh tế, VFCS còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Xã hội - Hồng Phúc - 4 giờ trước
Với mục tiêu bao phủ tiến tới BHYT toàn dân, tỉnh Cao Bằng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp với thực tế địa phương để người dân nâng cao nhận thức và tích cực tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT.
Tin trong ngày - 5/7/2024

Tin trong ngày - 5/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Đông Bắc. Bố trí định cư, di dời khẩn cấp 64 hộ dân vùng sạt lở núi ở Bình Định. Người lan tỏa phong trào làm đường Nông thôn mới ở Đồng Tâm. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 4 giờ trước
Từ thực hiện hiệu quả các nội dung dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, giúp cho các chỉ số hạnh phúc (CSHP) của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái được cải thiện rõ rệt.
Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Tại tỉnh Thanh Hóa, đồng bào dân tộc Mông tập trung sinh sống đông nhất ở huyện biên giới Mường Lát. Những năm qua, thành công lớn nhất của những người làm công tác dân tộc, là đã vận động thành công đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ, nổi bật nhất là vận động được đồng bào đưa người chết vào quan tài. Hủ tục đã được đẩy lùi, đến nay đồng bào Mông đang tiếp tục xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ.
Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Ẩm thực - Trọng bảo - 23:30, 06/07/2024
Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2024 tỉnh Lào Cai đang triển khai kế hoạch khảo sát, nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”.
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Pháp luật - Ngọc Chí - 23:27, 06/07/2024
Mới đây, lần đầu tiên Công an Tp. Kon Tum (Kon Tum) đã xử lý vụ án hình sự liên quan đến hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả qua mạng xã hội Facebook. Trước đây, lực lượng chức năng chỉ xử lý hành chính về hành vi buôn bán không rõ nguồn gốc xuất xứ cây giống. Điều này cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum trong việc bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Vị À cha tận tụy, hết lòng vì đồng bào Khmer

Vị À cha tận tụy, hết lòng vì đồng bào Khmer

Gương sáng giữa cộng đồng - Chiến Khu - 23:24, 06/07/2024
Mặc dù đã gần 80 tuổi nhưng ông Chau Ku, Người có uy tín ở khóm Xuân Phú, phường Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang luôn tích cực tham gia công tác thiện nguyện, an sinh xã hội, hết lòng chăm lo cho đồng bào Khmer nơi biên giới. Ông còn là thành viên tích cực tham gia cùng cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) giữ gìn, bảo vệ đường biên, mốc giới quốc gia.