Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xuân về trên những ngôi làng tái định cư

Thuỳ Dung - 22:05, 31/01/2022

Mùa Xuân này hơn 200 nóc nhà ở 2 làng tái định cư Dơ Nâu, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai và thôn Tu Thó, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã có một mùa Xuân ấm áp, trọn vẹn trong những ngôi nhà mới.

Nghi thức về nhà mới của người dân làng Dơ Nâu
Nghi thức về nhà mới của người dân làng Dơ Nâu

Xuân ấm áp trong ngôi nhà mới

Những ngày giáp Tết, chúng tôi có dịp trở vào thăm lại làng tái định cư Dơ Nâu (xã Kon Thụp, huyện Mang Yang, Gia Lai). Trong không khí Xuân về, những ngôi nhà còn thơm mùi sơn mới đã được điểm tô bởi những sắc mai vàng. Chúng tôi dừng chân ghé thăm căn nhà của chị Đỗ Thị Hồng Ngọc (người dân tộc Tày), một chủ cửa hàng tạp hóa mới mở khi được về khu tái định cư, chị Ngọc chia sẻ: Ngày xưa vì hoàn cảnh khó khăn nên mẹ mình phải rời xa quê hương vào Tây Nguyên lập nghiệp. Thời đó, mẹ không có tiền và còn nghèo khổ nên gia đình mình được người dân nơi đây cho mượn đất dựng nhà để ở tạm. Cứ thế mấy mẹ con nương tựa vào nhau mà sống. Sau này mình lập gia đình, phải tách ra ở riêng thì cũng không có nhà, buộc phải ở nhờ trên đất của hàng xóm.

“Nhiều năm nay, dù nỗ lực làm ăn, phát triển nhưng đời sống vẫn còn nhiều khó khăn. Đến năm 2020, nhờ đề án bố trí ổn định dân di cư tự do tập trung huyện Mang Yang, mà mình được cấp 500m2 đất, được hỗ trợ tiền để về khu tái định cư Dơ Nâu sinh sống. Được Nhà nước hỗ trợ 10 triệu đồng, mình vay mượn thêm để xây dựng căn nhà với số tiền hơn 70 triệu đồng. Và đây là cái Tết ý nghĩa nhất của mình trong suốt bao năm qua”, chị Ngọc chia sẻ thêm.

Tuy xa quê nhưng bà con người dân tộc Tày, Nùng vẫn giữ được văn hóa của quê hương là chơi đàn tính và hát then trong mỗi dịp Tết đến Xuân về
Tuy xa quê nhưng bà con người dân tộc Tày, Nùng vẫn giữ được văn hóa của quê hương là chơi đàn tính và hát then trong mỗi dịp Tết đến Xuân về

Cũng đồng cảnh tha hương như chị Ngọc, gia đình ông Hoàng Văn Tuân (dân tộc Tày) cũng đã rời quê hương 10 năm để làm ăn mong có cuộc sống đủ đầy. Rót chén trà nóng mời khách, ông Tuân chia sẻ: Xuân năm nay có nhà cửa mới, khang trang rồi. Nhớ những mùa Xuân qua tuy Tết đến Xuân về nhưng thấy chạnh lòng vì cảnh Tết xa quê còn thiếu thốn. Năm nay, nhờ được sự quan tâm của các cấp, chính quyền mà hơn 100 hộ dân đã có đất, có nhà để ở. Con cái đi làm xa về có nơi để đoàn viên, sum vầy.

Còn Xuân này ở làng tái định cư thôn Tu Thó, xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) 139 nóc nhà của người Ba Na cũng đang rộn ràng chuẩn bị đón Xuân sang. Người có uy tín, Già làng A Đúp chia sẻ: Tu Thó là thôn đã 3 lần dời làng vì sạt lở. Đời sống của người dân cũng vậy mà gặp nhiều khó khăn. Năm 2019, nhờ có dự án di dời, tái định cư cho các hộ dân sống trong vùng thiên tai, sạt lở mà người dân được tạo điều kiện chuyển về nơi ở mới. Những ngày giáp Tết, sau lễ ăn lúa mới nhiều hộ còn ở làng cũ đã bắt đầu di chuyển hết lên trên làng tái định cư để an cư, đón Tết.

Theo già làng A Đúp, về khu tái định cư mới, người dân được cấp 800m2 mặt bằng và được hỗ trợ 25 triệu đồng để xây nhà. “Trong những ngày di dời, được sự quan tâm của các cấp, chính quyền và lực lượng bộ đội mà người dân được hỗ trợ ngày công di dời nhà cửa từ khu tái định cư cũ đưa lên. Nhà ai có điều kiện hơn thì xây nhà mới. Khu tái định cư mới cũng được đầu tư đầy đủ hệ thống nước chảy đến tận nhà, đường xá được bê tông hóa, có trường mầm non cho con trẻ đi học,... dân làng có một mùa Tết yên vui, đủ đầy”, già làng A Đúp cho biết thêm.

An cư nơi quê hương thứ hai

Trong những ngày cuối năm, chị Quàng Thị Mạnh người dân tộc Tày ở làng Dơ Nâu (xã Kon Thụp, huyện Mang Yang) chia sẻ: “Hiện nay, người dân trong làng Dơ Nâu rất bận rộn vì phải hỗ trợ nhau chuẩn bị đồ cúng lễ về nhà mới theo nghi thức của quê nhà. Năm nay, được cấp đất, hỗ trợ tiền xây nhà nên ai ai cũng phấn khởi vui mừng. Mùa Xuân này là một mùa Xuân rất đặc biệt của chúng tôi. Thời gian tới, chúng tôi cũng rất mong được các cấp chính quyền quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện, bố trí công ăn việc làm để người dân có công việc, động lực để vươn lên phát triển kinh tế gia đình hướng đến nhiều mùa xuân ấm no hơn trên quê hương thứ hai”, chị Mạnh chia sẻ.

Bà con người Ba Na cùng xã đến thăm hỏi chúc tết các hộ dân ở làng tái định cư Dơ Nâu
Bà con người Ba Na cùng xã đến thăm hỏi chúc tết các hộ dân ở làng tái định cư Dơ Nâu

An cư lạc nghiệp là những ước mơ của những người con Xê Đăng ở thôn Tú Thó 3 lần dời làng vì ảnh hưởng của thiên tai. Già làng A Đúp chia sẻ: “Người dân chỉ muốn an cư để tập trung phát triển kinh tế, con cái được đến trường học cái chữ rồi từ đó mang cái chữ về để giúp cho dân làng phát triển hơn”.

Tiếp lời già A Đúp, ông A Dai, trưởng thôn Tu Thó cho biết: Xuân năm nay có lẽ đặc biệt hơn mọi năm vì người dân đã di dời về nơi ở mới. Nhà có điều kiện thì xây mới, nhà ít điều kiện hơn thì được di dời lên. Đường xá được quy hoạch lại, điện về thắp sáng toàn thôn, có trường học ngay ở điểm làng phụ huynh cũng yên tâm gửi con để lên rẫy.

Một góc làng tái định cư thôn Tu Thó, xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum)
Một góc làng tái định cư thôn Tu Thó, xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum)

“Hiện nay, toàn thôn Tu Thó vẫn còn 83 hộ nghèo theo tiêu chí mới. Thời gian đến, tôi mong Đảng và Nhà nước quan tâm hơn nữa đến người dân trong thôn, đặc biệt là hộ nghèo bằng cách trao giống sâm cho người dân trồng để tạo tiền đề phát triển kinh tế gia đình. Từ đó, đưa thôn Tu Thó vươn lên phát triển, đóng góp vào công cuộc xây dựng Nông thôn mới tại địa phương”, trưởng thôn Thu Thó chia sẻ.

Nhân thêm những niềm vui

Sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền đặc biệt khi mùa Xuân đang cận kề đã mang đến một làn gió mới cho những ngôi làng tái định cư. Để giúp người dân an cư lạc nghiệp, các cấp chính quyền xã Kon Thụp, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) và xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) cũng có những kế hoạch, định hướng trong thời gian tới để giúp người dân ổn định.

Già làng A Đúp (ngoài cùng bên phải) cùng người dân thưởng thức rượu cần mùa Xuân bên mái nhà rông
Già làng A Đúp (ngoài cùng bên phải) cùng người dân thưởng thức rượu cần mùa Xuân bên mái nhà rông

Ông Lương Đình Lực, Chủ tịch UBND xã Kon Thụp (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) cho biết: Để giúp người dân an cư lạc nghiệp, chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện để con em của các hộ dân được đến trường đầy đủ. Chúng tôi cũng liên hệ với Công ty cổ phần chăn nuôi Hoàng Anh Gia Lai để giải quyết, tạo công ăn việc làm cho bà con ở làng tái định cư Dơ Nâu, nếu người dân có nhu cầu việc làm sẽ được nhận vào làm. Đồng thời, chính quyền địa phương cũng đề xuất với cấp trên xem xét, tạo mọi điều kiện bố trí đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ dân để người dân ổn định, tập trung phát triển kinh tế gia đình.

Còn ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) cho biết: Để chọn đất định cư cho làng Tu Thó, các cấp ngành đơn vị liên quan đã tổ chức nhiều đợt khảo sát vị trí; đồng thời vận động nhiều doanh nghiệp, công ty đóng chân trên địa bàn hỗ trợ kéo điện, đường và hỗ thêm tiền cho người dân để mua giống cây trồng. Nhờ vậy mùa xuân 2022, hầu hết các hộ dân đã di dời lên nơi ở mới.

“Tuy Tê Xăng là một xã khó khăn nhưng bà con rất chăm chỉ làm ăn. Với lợi thế về khí hậu, bà con dễ phát triển một số loại cây trồng mang giá trị cao như cà phê, cây dược liệu nên đời sống cũng ổn định. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư cho thôn Tu Thó như sân thể thao, điện đường và trồng thêm nhiều cây chắn gió ở khu vực gió nhiều; quy hoạch thôn Tu Thó thành khu phát triển cà phê xứ lạnh, sơn tra và liên kết với các doanh nghiệp để tạo việc làm cũng như đảm bảo đầu ra sản phẩm trên thị trường cho người dân”, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết thêm.

Tin cùng chuyên mục
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.
Tin nổi bật trang chủ
Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 3 phút trước
Khâu Vai không chỉ đẹp bỡi phong cảnh núi non hoang sơ, trùng điệp, kết với màu xanh óng ánh của lớp lớp những nương ngô ẩn hiện trong nền mây thấp, mà còn đẹp bởi ở đây có phiên chợ phong lưu.
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 12 phút trước
Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.
SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

Kinh tế - Vũ Mừng - 14 phút trước
SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Sự kiện - Bình luận - Tào Đạt - 15 phút trước
Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Sắc màu 54 - Minh Anh - 22 phút trước
Ngày 4/5, UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô lần thứ 2 năm 2024, tại xã Đức Hạnh.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Việt Nam có nguồn dược liệu dồi dào, nhiều bài thuốc gia truyền, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc Nam vì quan niệm những loại thuốc này lành tính. Tuy nhiên, thói quen tự dùng thuốc, dược liệu của người dân đã dẫn đến hậu quả tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”.
Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 26 phút trước
Triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nghề đan lát cho 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân dân tộc Cơ Ho trên địa bàn xã tại Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc.
Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Tin tức - Như Tâm - 30 phút trước
Ngày 4/5, tại Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 9 với nhiều nội dung như: thẩm tra Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Thẩm tra Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi); Thẩm tra Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Thẩm tra Luật Địa chất và khoáng sản; cho ý kiến Kế hoạch, đề cương giám sát chuyên đề của HĐDT về: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ DTTS, giai đoạn 2016 - 2023”; đồng thời, cung cấp thông tin về việc lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Thông tin về Nghị quyết 969 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp của HĐDT, Ủy ban của Quốc hội.
Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Công tác Dân tộc - An Yên - 1 giờ trước
Diện mạo hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đời sống dân sinh đang tiếp tục chuyển biến tích cực..., chính là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trong thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719).
Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 4/5, Ban thường vụ Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức Lễ dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ tại các Nghĩa trang Liệt sĩ: A1, Him Lam, Độc Lập và Tông Khao.
Chiến sĩ Điện Biên trở về thăm lại đồng đội

Chiến sĩ Điện Biên trở về thăm lại đồng đội

Photo - Tào Đạt - 1 giờ trước
Trong những ngày tháng 5 lịch sử của dân tộc, những chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa đều đã ngoài 90, một số người đã hơn trăm tuổi. Tuy sức khỏe có kém, nhưng ký ức về 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non” vẫn còn vẹn nguyên. Và nay, những người chiến sĩ ấy đã tìm về chiến trường xưa để thắp những nén hương, tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh.