Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bản sắc văn hóa không thể mua được bằng tiền

Minh Thu - 10:41, 02/10/2020

Những cuốn thư tịch cổ được gìn giữ, những lớp dạy chữ Nôm Dao được khai mở, những bộ váy áo thổ cẩm được phụ nữ Dao đỏ (một nhóm của dân tộc Dao) nâng niu, gìn giữ trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại…Đó là những việc làm thiết thực thể hiện nỗ lực bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa của người dân huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn).

Đường vào xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn.
Đường vào xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn.

Nỗ lực bảo tồn

Cùng cán bộ văn hóa xã Ngọc Phái, chúng tôi đến xóm Bản Cuôn 1, nơi có 100% đồng bào Dao đỏ sinh sống. Bên hiên nhà, chị Triệu Thị Cơi, Trưởng bản đang thoăn thoắt thêu những mảnh thổ cẩm trên chiếc áo truyền thống của người Dao đỏ.

Dừng tay pha nước mời khách, chị Cơi chia sẻ: Ngay từ khi còn nhỏ, tôi được mẹ truyền dạy những kỹ thuật thêu dệt váy áo thổ cẩm truyền thống. Thấm thoắt vậy mà đã gần 30 năm. Chị Cơi cho biết, ở bản hiện có 70 người biết dệt váy áo truyền thống. Trang phục truyền thống của người Dao đỏ phải đầy đủ khăn quấn đầu, áo trong, áo ngoài, váy và vải bó chân. Dệt hoa văn trên thổ cẩm là công đoạn phức tạp và mất nhiều thời gian nhất. Bởi mỗi loại hoa văn lại thể hiện một ý nghĩa riêng. Do vậy, để hoàn thành một bộ váy áo thổ cẩm, người phụ nữ phải mất hằng tuần để nhuộm vải, chọn chỉ, thêu dệt.

“Với người Dao đỏ, màu chủ đạo trên váy áo là màu đỏ, theo quan niệm đây là màu may mắn, mang lại năng lượng tích cực cho bản thân và cộng đồng. Họa tiết, hoa văn thêu trên váy áo thường là chữ Vạn, hình hoa lá, hình quả trám hoặc cây cối, chim muông… với ý nghĩa hòa hợp với thiên nhiên. Đặc biệt, chiếc khăn đội đầu của phụ nữ Dao đỏ được thêu nhiều họa tiết tinh tế: Hình cách đoạn, cây vạn hoa, hình vết chân hổ… Khi đội lên đầu, hoa văn sẽ được khoe ra, tạo vẻ hấp dẫn riêng có của hoa văn trên trang phục”, chị Cơi chia sẻ.

Để phụ nữ Dao biết thêu dệt thổ cẩm truyền thống, ngoài sự quan tâm, giúp đỡ của ngành Văn hóa (hỗ trợ vải, chỉ thêu và mở lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm), còn có sự đóng góp của chị Triệu Thị Cơi và bà Triệu Thị Sỉnh trong việc bỏ công sức truyền dạy lại kỹ năng dệt vải thổ cẩm cho phụ nữ trong bản. Từ vài người biết nghề, thạo nghề, nhờ có các chị mà hiện 70% số phụ nữ ở bản Cuôn 1 thành thạo nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

“Tự hào với nét đặc sắc trên trang phục truyền thống của người Dao đỏ, coi đây là báu vật tổ tiên để lại nên chúng tôi đã nỗ lực để gìn giữ, truyền lại cho con cháu đời sau”, bà Sỉnh tự hào nói.

Chị Triệu Thị Cơi (trái) và bà Triệu Thị Sỉnh thêu dệt thổ cẩm những lúc rảnh rỗi.
Chị Triệu Thị Cơi (trái) và bà Triệu Thị Sỉnh thêu dệt thổ cẩm những lúc rảnh rỗi.

Phát huy bản sắc

Ở Bản Cuôn 1, ngoài việc bảo tồn, phát triển nghề thêu, dệt thổ cẩm, thì nhiều lớp dạy chữ Nôm Dao đã được khai mở. Ông Triệu Tài Chư, một trong những người tham gia đứng lớp truyền dạy chữ Nôm Dao cho hay: Từ năm 2017 đến nay, chúng tôi đã mở được 3 lớp chữ Nôm Dao cho khoảng 90 học viên. Đến nay, 70% trong số những người theo học cơ bản đã biết đọc, biết viết chữ Nôm Dao. Học được chữ Nôm Dao, có người đi làm Tào (thầy cúng), có người đi làm Pụt (làm thầy dạy chữ). Những người trẻ hơn được bố mẹ cho đi học để hiểu thêm về nguồn cội.

“Hiện ở Bản Cuôn 1 có 3 người thành thạo chữ Nôm Dao. Chúng tôi sẽ cố gắng để duy trì các lớp học vào những tháng hè để truyền lại văn hóa cho thế hệ sau. Không thể bỏ được vì bỏ chữ là bỏ văn hóa. Bỏ văn hóa thì sẽ mất hết. Tiền không mua lại được”, ông Chư trải lòng.

Cùng với dạy chữ Nôm Dao, ông Chư cùng ông Hà Sỹ Văn, ông Triệu Tài Thăng, là 3 người còn lại trong thế hệ người già ở Bản Cuôn 1 biết và thực hiện được nghi thức nhảy lửa của người Dao đỏ. Ông Chư cho biết: Đây là nghi thức được thực hiện vào ngày mùng 1 tết Nguyên đán và rằm tháng Giêng. Theo quan niệm của người Dao đỏ, lửa tượng trưng cho sự sống và được coi như vị thần linh thiêng. Đồng bào Dao đỏ tin rằng, khi Lễ nhảy lửa diễn ra, thần lửa sẽ sưởi ấm và mang lại cho dân bản một năm mới tốt lành, mùa màng bội thu.

Theo ông Triệu Tài Chư, thật khó để giải thích về việc đi trên than hồng (nhảy lửa) bởi không phải ai cũng thực hiện được việc này. Như bản thân ông, khi bước chân trên than hồng, chỉ thấy bàn chân ấm dần lên, người lâng lâng, nhè nhẹ, tuyệt đối không hề có cảm giác nóng hoặc bị bỏng rát.

Không chỉ có ý nghĩa cầu phúc, cầu sức khỏe trong năm mới, Lễ nhảy lửa còn được thực hiện trong Lễ cấp sắc của người Dao đỏ. Thanh niên đến tuổi cấp sắc sẽ làm lễ khao binh trước tổ tiên. Sẽ có hai thầy cúng trong Lễ cấp sắc. Một thầy sẽ mời tổ tiên, binh lính hiển linh, một thầy nhảy lửa, múa và phân chia đồ ăn cho binh mã.

Bà Hà Thị Khánh, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Chợ Đồn cho biết, trong năm 2020, huyện đã thực hiện việc khảo sát, đánh giá và có phương án hỗ trợ kinh phí đối với một số lễ hội. Theo đó, hỗ trợ kinh phí duy trì các mô hình bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể đối với mô hình dạy chữ Nôm Dao, nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục dân tộc Dao đỏ, phục dựng Lễ hội nhảy lửa.

“Tới đây, huyện sẽ lựa chọn một số loại hình văn hóa tiêu biểu tại những địa phương có lợi thế phát triển du lịch gắn với các điểm di tích lịch sử để duy trì hoạt động và những dịp lễ, tết hằng năm, tiến tới tổ chức thành mô hình du lịch cộng đồng phục vụ khách thăm quan, trải nghiệm”, bà Hà Thị Khánh cho biết thêm.

Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - PV - 1 giờ trước
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 20:11, 01/05/2024
Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 16:37, 01/05/2024
Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5

Thời sự - PV - 14:42, 01/05/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 12:29, 01/05/2024
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.