Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giáo dục dân tộc

Bảo đảm sự sinh tồn của ngôn ngữ DTTS trong thời hội nhập

Hồng Phúc - 12:11, 23/02/2021

Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng để làm nên bản sắc văn hoá cho từng dân tộc. Trong thời kỳ hội nhập, giao thoa, việc bảo tồn ngôn ngữ của từng dân tộc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng...

Đồng bào dân tộc Pà Thẻn có nền văn hóa độc đáo, giàu bản sắc và có một hệ thống chữ viết độc đáo
Đồng bào dân tộc Pà Thẻn có nền văn hóa giàu bản sắc và có một hệ thống chữ viết độc đáo (Ảnh TL)

Bức tranh đa màu sắc

Nói đến người Pà Thẻn, người ta hay nghĩ đến nghi lễ nhảy lửa độc đáo, nhưng không mấy người biết rằng, đồng bào Pà Thẻn còn có một hệ thống chữ viết độc đáo. Chữ viết của người Pà Thẻn là chữ viết tượng hình, biểu thị một sự vật hay hiện tượng hầu hết có trong đời sống hàng ngày như gốc đa, thùng nhuộm vải, bếp lửa, ruộng bậc thang;…

Cũng tương tự câu chuyện ngôn ngữ của người Pà Thẻn, ngôn ngữ của các dân tộc khác đều thể hiện tư duy, tích tụ lưu giữ quá khứ lịch sử truyền thống, lưu giữ bản sắc văn hoá và chứng minh sự tồn tại của họ.

Việt Nam là quốc gia thống nhất, đa dân tộc, đa ngôn ngữ, chữ viết. Với 54 dân tộc và tương ứng là 54 ngôn ngữ chính danh, các ngôn ngữ ở Việt Nam được khẳng định về vị thế và chức năng bằng pháp luật.

Trong các DTTS ở nước ta, nhiều dân tộc đã có chữ viết, thậm chí một số dân tộc có nhiều hơn một hệ thống chữ viết. Một số hệ chữ viết có lịch sử trên dưới nghìn năm. Đó là các hệ chữ viết của các dân tộc Khmer, Thái, Chăm, Tày, Nùng, Dao... Chữ Thái cổ, Chăm cổ, Khmer dựa trên tự dạng Sanskrit.

Ngôn ngữ không chỉ là một phần của của văn hóa mà còn là phương tiện để thống nhất ý chí và củng cố sức mạnh đoàn kết dân tộc. Không những vậy, việc bảo tồn ngôn ngữ của đồng bào DTTS còn thể hiện vị thế bình đẳng giữa các dân tộc, thể hiện sự đa dạng trong văn hóa Việt Nam.

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội phát triển, ứng dụng công nghệ 4.0 phủ sóng rộng rãi trên các lĩnh vực, thì việc bảo tồn ngôn ngữ DTTS đang đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức, bởi nhiều yếu tố môi trường không còn phù hợp khiến văn hóa truyền thống bị biến đổi.

Trong xu thế hội nhập về văn hóa, môi trường sử dụng ngôn ngữ của người DTTS cũng đã có những thay đổi nhanh chóng. Tiếng Việt cũng như ngoại ngữ được ưa chuộng, sử dụng nhiều hơn. Thị hiếu công chúng về giải trí cũng thay đổi, những chương trình văn hoá, nghệ thuật DTTS chỉ chiếm một phần khiêm tốn so với những loại hình văn hoá mới, nên nguy cơ tiêu vong ngôn ngữ là một nỗi lo có cơ sở.

Truyền dạy ngôn ngữ DTTS cho thế hệ trẻ là việc làm vô cùng cấp thiết
Truyền dạy ngôn ngữ DTTS cho thế hệ trẻ là việc làm vô cùng cấp thiết (Ảnh TL)

Cần những giải pháp thiết thực

Nguy cơ mai một ngôn ngữ DTTS là câu chuyện chung của các dân tộc, chứ không riêng của một địa phương nào.

Hiện nay, ngôn ngữ của dân tộc đa số, có sự tác động mạnh, trở thành ngôn ngữ chính thức tại các vùng có nhiều DTTS, được sử dụng trên các phương tiện truyền thông (báo chí, Intemet, truyền hình…), tại các trường học (sách giáo khoa, tài liệu nghiên cứu) và trong các văn bản hành chính địa phương…; trong khi đó ngôn ngữ của DTTS dù được công nhận tồn tại, nhưng lại chỉ được phổ biến trong các phạm vi có giới hạn và không quá phổ biến như: làng mạc, gia đình và các buổi lễ cổ truyền…, người DTTS càng ít có cơ hội để sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình.

Việc nhận biết hết các nguyên nhân là rất quan trọng, nhưng vấn đề quan trọng hơn, đó là thái độ ứng xử và hành động của chúng ta để bảo vệ ngôn ngữ DTTS trước sự mai một hiện nay. Trên thực tế, có thể thấy, nhân tố quan trọng đem lại sức sống cho các ngôn ngữ DTTS là, chúng được truyền dạy và có vai trò (được sử dụng) trong đời sống xã hội. Thế nên, cần có những biện pháp khác như: Kế hoạch hóa và xây dựng chính sách ngôn ngữ; nghiên cứu cơ bản; cải tiến và xây dựng các hệ thống chữ viết; biên soạn các sách dạy và học; xây dựng ngân hàng dữ liệu...

Mặc dù Nhà nước đã có những chính sách bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam, lần đầu tiên được ghi nhận tại Điều 21 Luật Di sản văn hóa 2001 và nội dung này tiếp tục được sửa đổi, bổ sung qua các Luật Di sản văn hóa sau này, nhưng vấn đề này cần sự quan tâm chung của cả xã hội, cần sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành…

Ví như, chúng ta cần phải thúc đẩy các hoạt động giao lưu giữa các dân tộc, xuất bản các sách báo, ấn phẩm bằng ngôn ngữ của đồng bào, đề xuất cần có cơ chế, chính sách khuyến khích bảo tồn và phát huy các tác phẩm văn hóa nghệ thuật sử dụng tiếng nói và chữ viết của đồng bào DTTS.

Tiến sĩ Trần Thu Dung hiện sống và làm việc tại Pháp cho rằng: “Bảo vệ ngôn ngữ văn hóa dân tộc ít người, là bảo vệ một bảo tàng sống, một nguồn du lịch để giúp phát triển kinh tế đất nước và đánh dấu chủ quyền của đất nước”.

Tin cùng chuyên mục
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 53 phút trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 1 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Xã hội - Thảo Linh - 1 giờ trước
Ngày ấy, Đưng K’Nớ là một vùng đất lọt thỏm giữa những cánh rừng nguyên sinh của dãy Bidoup – Núi Bà. Cuộc sống giữa chốn rừng già, tự cung tự cấp, bà con người Cơ Ho chỉ nghĩ đến kiếm cái ăn, cái mặc qua ngày cũng đã khó… nhưng nay, Đưng K’Nớ đã thay da đổi thịt, cuộc sống no ấm đang về trên vùng đất này.
Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín luôn giữ vai trò quan trọng; là “cầu nối” đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Do đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm, kịp thời ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện về cơ chế, chính sách để phát huy vai trò Người có uy tín.
Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Xã hội - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Ngày 28/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 (trực thuộc Saigon Times Club) tặng 732 phần quà cho các em học sinh DTTS xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum).
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Carnaval Hạ Long 2024:

Carnaval Hạ Long 2024: "Bừng sáng cùng Kỳ quan"

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Ngày 28/4, tại Bãi tắm Công viên Đại Dương, Tp. Hạ Long (Quảng Ninh), lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan” chính thức khai mạc.
Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024

Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024

Thời sự - Anh Trúc T.h - 2 giờ trước
Ngày 29-4 (tức ngày 21-3 Âm lịch), tại khu di tích quốc gia Tháp Bà Ponagar, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024.
Đắk Lắk: Phá đường dây đánh bạc bằng hình thức ghi số đề với số tiền giao dịch 500 triệu đồng mỗi ngày

Đắk Lắk: Phá đường dây đánh bạc bằng hình thức ghi số đề với số tiền giao dịch 500 triệu đồng mỗi ngày

Pháp luật - Hoàng Thùy - 2 giờ trước
Ngày 29/4, Công an Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa triệt phá một đường dây đánh bạc dưới hình thức ghi số đề quy mô lớn với số tiền giao dịch mỗi ngày gần 500 triệu đồng.
Gia Lai: 2 xe ô tô khách va chạm làm 1 người chết, 11 người bị thương

Gia Lai: 2 xe ô tô khách va chạm làm 1 người chết, 11 người bị thương

Tin tức - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Theo báo cáo nhanh từ Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai cho biết, tại ngã tư giao nhau giữa Quốc lộ 25 với đường Hồ Chí Minh, đoạn tuyến tránh Chư Sê (thị trấn Chư Sê, Gia Lai) đã xảy ra 1 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 1 người chết, 11 người bị thương.
Quảng Ninh: Không sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần khi đi du lịch 5 xã đảo

Quảng Ninh: Không sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần khi đi du lịch 5 xã đảo

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Từ ngày 27/4, du khách khi tới 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen thuộc huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) không được mang đồ nhựa dùng 1 lần. Người dân và du khách sẽ được hỗ trợ sử dụng các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường để thay thế túi nilon.