Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cho vay phát triển thủy sản: Gỡ vẫn vướng!

PV - 10:38, 31/08/2018

Để tiếp tục thực hiện chính sách cho vay phát triển thủy sản, ngày 02/2/2018, Chính phủ đã có Nghị định 17/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Tuy nhiên, một số điều sửa đổi, bổ sung của Nghị định mới lại đang làm cho vốn vay đứng trước nguy cơ nợ xấu vô cùng lớn.

Nợ xấu tăng cao

Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước mang tính đột phá, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của đông đảo ngư dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tái cơ cấu ngành thủy sản, phát triển bền vững. Tuy nhiên, sau 4 năm triển khai đã phát sinh khá nhiều vướng mắc liên quan đến toàn bộ các khâu và các bên trực tiếp tham gia.

Chính sách cho vay đóng tàu vỏ thép là “cú hích” để phát triển ngành thủy sản theo hướng hiện đại. (Trong ảnh: Tàu lưới rê vỏ thép Hải Âu 2 của ngư dân Trần Văn Châu, xã Hải Chính, huyện Hải Hậu, Nam Định-Ảnh tư liệu) Chính sách cho vay đóng tàu vỏ thép là “cú hích” để phát triển ngành thủy sản theo hướng hiện đại. (Trong ảnh: Tàu lưới rê vỏ thép Hải Âu 2 của ngư dân Trần Văn Châu, xã Hải Chính, huyện Hải Hậu, Nam Định-Ảnh tư liệu)

Chính vì thế, ngày 02/2/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 17/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Một trong những điểm mới của Nghị định 17/2018/NĐ-CP là cho phép thực hiện cơ chế chuyển đổi chủ tàu trong trường hợp chủ tàu không còn khả năng tiếp tục thực hiện dự án đóng mới, nâng cấp tàu hoặc chủ tàu đã hoàn thành đóng mới, nhưng không đủ năng lực để hoạt động khai thác hải sản. Chủ tàu mới tiếp tục được hưởng hỗ trợ lãi suất khi nhận bàn giao lại tàu và khoản nợ vay từ chủ cũ.

Quy định mới này được kỳ vọng sẽ góp phần phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách. Tuy nhiên, điểm mới trong Nghị định 17/2018/NĐ-CP lại có hiệu ứng ngược, trở thành một yếu điểm khiến nguy cơ tỷ lệ nợ xấu đang trùm lên toàn bộ hệ thống cho vay đóng tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP.

Tại Hội nghị chia sẻ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP (được tổ chức ngày 21/7/2018 tại Thanh Hóa), đại diện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tại 28 tỉnh, thành ven biển đã “kêu cứu” vì nhiều trường hợp vay vốn đóng tàu nhưng chây ì trả nợ. Một trong những nguyên nhân được xác định là do quy định được chuyển đổi chủ tàu nên ngư dân có tư tưởng coi chương trình vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 là chính sách tài trợ không hoàn lại của Chính phủ.

Theo ông Nguyễn Trần Quý, Giám đốc Agribank Chi nhánh Quảng Bình, với quy định được chuyển đổi chủ tàu, nhiều ngư dân cho rằng, vay vốn đóng tàu, làm được thì làm, không làm được thì “trả tàu” cho ngân hàng để ngân hàng chuyển tàu cho chủ khác; nghĩa là món vay đóng tàu cũng được chuyển giao cho chủ khác. Vì vậy, Quảng Bình có những khoản cho vay đóng tàu tính ra... 100 năm sau mới trả hết nợ!

Đây cũng là tình trạng chung của 28 chi nhánh Agribank tại 28 tỉnh ven biển. Theo số liệu của Agribank Việt Nam, tính đến 31/7/2018, trên tổng số 622 khoản vay, có 34 khoản vay đã phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ, 24 khoản vay có dư nợ bị chuyển quá hạn với dư nợ chuyển quá hạn gần 264 tỷ đồng, 11 khoản vay bị chuyển nợ xấu với dư nợ trên 155 tỷ đồng. Việc nhiều khoản vay bị chuyển nợ quá hạn, cơ cấu nợ, chuyển nợ xấu… cho thấy khó khăn trong công tác thu hồi, xử lý nợ đối với các khoản vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP.

Khơi thông tư tưởng “có vay, có trả”

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu quá lớn trong thực hiện Nghị định 67 không phải là vấn đề riêng của Agribank mà là thực trạng chung của các ngân hàng khác. Đơn cử như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Hà Tĩnh, hiện đã cho vay đóng 9 tàu vỏ thép, với tổng dư nợ 125 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng số nợ xấu của 9 khách hàng này hiện đã lên tới 117 tỷ đồng/tổng dư trợ 125 tỷ đồng.

Phải khẳng định, cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP là một chủ trương lớn, quan trọng trong chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Do đó, việc tháo gỡ các vướng mắc, nhất là việc quản lý hiệu quả vốn vay, hạn chế tình trạng nợ xấu trong cho vay “tàu 67” là hết sức cần thiết.

Một “điểm nghẽn” hiện này cần phải tháo gỡ là việc ngân hàng không có cơ chế kiểm soát lịch trình của tàu cá; do đó rất khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả khai thác để làm cơ sở thu hồi nợ. Vì vậy mới có tình trạng có chủ tàu chuyến nào cũng báo lỗ, mỗi chuyến khai lỗ 400-500 triệu đồng, tính ra mỗi năm lỗ hàng tỷ đồng mà thực tế tiềm lực của chủ tàu không được như thế, thậm chí báo lỗ nhưng tàu cứ về bờ vài ngày lại thấy ra khơi (!).

Ngoài ra, theo Phó Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam, ông Phạm Toàn Vượng, quy định chuyển đổi chủ tàu theo Nghị định 17/2018/NĐ-CP là điểm mới, tuy nhiên vẫn còn rất chung chung. Ông Toàn đề xuất sửa đổi nội dung này theo hướng: bổ sung nội dung về hỗ trợ lãi suất đối với cơ chế chuyển đổi chủ tàu, trong đó hướng dẫn các trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có cơ chế xử lý rủi ro đặc thù hỗ trợ ngân hàng và các chủ tàu trường hợp các chủ tàu hoạt động không hiệu quả, không có nguồn thu trả nợ, ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ...

Như vậy, mặc dù Nghị định 17/2018/NĐ-CP ban hành sửa đổi Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ đã được ban hành, nhưng những vướng mắc trong Nghị định 67/2014/NĐ-CP vẫn chưa được tháo gỡ triệt để. Đây và đang là lực cản khiến các ngân hàng cho vay theo Nghị định này gặp nhiều khó khăn, lo ngại nguy cơ nợ xấu tăng cao hơn trong thời gian tới.

Tỷ lệ nợ xấu quá lớn trong thực hiện Nghị định 67 không phải là vấn đề riêng của Agribank mà là thực trạng chung của các ngân hàng khác”. (Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước).

SỸ HÀO

Tin cùng chuyên mục
Phú Bình (Thái Nguyên): Phát huy hiệu quả vai trò Người có uy tín trong cộng đồng

Phú Bình (Thái Nguyên): Phát huy hiệu quả vai trò Người có uy tín trong cộng đồng

Những năm qua, nhờ thực hiện tốt các chính sách đối với Người có uy tín, huyện Phú Bình đã phát huy hiệu quả vai trò trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là trong phong trào phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đoàn đại biểu Hội Phụ nữ Lào và Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đoàn đại biểu Hội Phụ nữ Lào và Campuchia

Thời sự - PV - 12:30, 04/07/2024
Sáng 4/7, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Đoàn đại biểu Hội Liên hiệp Phụ nữ và nữ doanh nhân Lào và Campuchia nhân dịp Đoàn tham dự Diễn đàn kết nối và giao lưu nữ doanh nhân ba nước với chủ đề “Nữ doanh nhân và Kinh tế xanh”.
Xây dựng Nông thôn mới ở các huyện vùng cao Nghệ An - Khó khăn trăm bề: Nhìn từ huyện “trắng” xã NTM (Bài 1)

Xây dựng Nông thôn mới ở các huyện vùng cao Nghệ An - Khó khăn trăm bề: Nhìn từ huyện “trắng” xã NTM (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 08:22, 04/07/2024
LTS: Ở những bản làng vùng cao đã đạt chuẩn xây dựng Nông thôn mới sẽ là bộ mặt khang trang, sạch đẹp; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên… Nhưng, mảng màu sáng ấy lại như những nét chấm nhỏ trên bản đồ nông thôn mới các huyện miền núi xứ Nghệ. Bởi còn quá nhiều vùng đất mà sự đầu tư, hỗ trợ từ chương trình xây dựng Nông thôn mới chưa vươn tới và phủ hết…
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Hàn Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Hàn Quốc

Thời sự - PV - 08:20, 04/07/2024
Theo đặc phái viên TTXVN, tối 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến ngày 3/7 theo lời mời của Thủ tướng Đại Hàn Dân Quốc Han Duck Soo và Phu nhân.
Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách trong bối cảnh mới

Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách trong bối cảnh mới

Tin tức - Mai Hương - 08:16, 04/07/2024
Mới đây, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Hội thảo khoa học "Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới". Hội thảo nhằm phục vụ xây dựng Đề án tổng kết Chỉ thị số 40 ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Phú Bình (Thái Nguyên): Phát huy hiệu quả vai trò Người có uy tín trong cộng đồng

Phú Bình (Thái Nguyên): Phát huy hiệu quả vai trò Người có uy tín trong cộng đồng

Công tác Dân tộc - Vân Khánh - 07:53, 04/07/2024
Những năm qua, nhờ thực hiện tốt các chính sách đối với Người có uy tín, huyện Phú Bình đã phát huy hiệu quả vai trò trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là trong phong trào phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân.
Tin trong ngày - 3/7/2024

Tin trong ngày - 3/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm. Bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật khu vực Việt Bắc. Diện mạo mới trên bản người Mảng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ưu đãi 40% khi mua bảo hiểm du lịch tại BIC

Ưu đãi 40% khi mua bảo hiểm du lịch tại BIC

Kinh tế - Khánh Sơn - 07:44, 04/07/2024
Hưởng ứng không khí sôi động mùa du lịch hè 2024, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) gửi tặng khách hàng chương trình khuyến mại “Vi vu muôn nơi, an tâm tận hưởng”, giảm phí các sản phẩm bảo hiểm du lịch từ ngày 01/7/2024 đến ngày 30/9/2024.
Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện ở Gia Lai: Dấu ấn giảm nghèo sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư

Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện ở Gia Lai: Dấu ấn giảm nghèo sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 07:43, 04/07/2024
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III, giai đoạn 2019 - 2024, các địa phương của tỉnh Gia Lai đã tập trung mọi nguồn lực, thực hiện tốt các chương trình, chính sách dân tộc dành cho đồng bào. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 3- 5%/năm; đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao.
Loại quả dễ bị

Loại quả dễ bị "phun đẫm" hóa chất?

Sức khỏe - Minh Nhật - 07:21, 04/07/2024
Khi đi chợ nếu không quan sát kỹ bạn có thể mua phải hoa quả bị ngâm hóa chất để ép chín, cực kỳ hại cho sức khỏe.
Kon Tum: Nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn

Kon Tum: Nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn

Chuyên đề - Ngọc Chí - 07:09, 04/07/2024
Trong 02 ngày (2-3/7), Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum phối hợp với UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức Lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động phòng chống nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền ở cơ sở.
Chủ động ứng phó với đợt mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ

Chủ động ứng phó với đợt mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ

Tin tức - H.T - 07:06, 04/07/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 02/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó với đợt mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ.