Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đồng thuận với đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719

Nhóm Pv - 12:10, 05/06/2024

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đều tán thành với Tờ trình của Chính phủ về đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719. Với đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc ở cơ sở cũng như cử tri vùng DTTS và miền núi, theo ghi nhận của phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ngoài đồng tình, nhất trí cao, cử tri còn mong muốn, sau khi được thông qua, việc điều chỉnh chủ trương đầu tư sẽ sớm có hướng dẫn thực hiện để các địa phương đẩy nhanh tiến độ Chương trình MTQG 1719, đồng bào DTTS sớm được thụ hưởng các chính sách.

Ông Trần Hữu Chí, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu: Điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719 là rất cần thiết. Bởi thực tế khi triển khai, các địa phương đã gặp nhiều khó khăn.

(BÀI TS) Đồng thuận với đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719

Nhất là việc giao chi tiết nguồn kinh phí sự nghiệp đến từng lĩnh vực sự nghiệp (như sự nghiệp văn hóa thông tin, sự nghiệp y tế, dân số và gia đình…) gặp một số khó khăn trong quá trình thực hiện ở địa phương. Bên cạnh đó, địa phương không chủ động được trong việc cân đối kinh phí đối với các nội dung cần thực hiện và nội dung không thể triển khai thực hiện tại địa phương.

Đối với nội dung, đối tượng, địa bàn... của từng dự án, tiểu dự án nội dung thành phần của Chương trình, UBND tỉnh Lai Châu đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với 5 dự án gồm: Tiểu dự án 1, Dự án 3; Tiểu dự án 1, Dự án 5; Dự án 8; Dự án 9; Dự án 10. 

UBND tỉnh Lai Châu cũng đề xuất, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021 - 2025, để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của một số tiểu dự án, dự án thành phần thuộc Chương trình MTQG 1719.

Ông Kpă Đô - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai: Một trong những vướng mắc của tỉnh hiện nay, là giải ngân vốn sự nghiệp thực hiện Tiểu dự án 1 - Dự án 5 về “Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường Phổ thông Dân tộc nội trú, trường Phổ thông Dân tộc bán trú, trường Phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS”.

(BÀI TS) Đồng thuận với đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719 1

Hiện với nội dung “dạy học xóa mù chữ”, Bộ Tài chính chưa có hướng dẫn thực hiện chi trả tiền công, tiền lương cho “cán bộ quản lý, giáo viên, người tham gia thực hiện công tác xóa mù chữ" khi tham gia tổ chức giảng dạy các lớp xóa mù chữ. Nếu áp dụng khoản 6, Điều 5 Thông tư số 17/2022/TT-BTC ngày 08/3/2022 của Bộ Tài chính Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030” để chi các nội dung nêu trên, thì phải sử dụng nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp, không sử dụng kinh phí Chương trình MTQG 1719 để giải ngân.

Vì vậy, địa phương đề xuất Bộ Tài chính, làm rõ nội dung tại Khoản 7 Điều 20 Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 “7. Chi tiền công đối với người tình nguyện tham gia giảng dạy các lớp xóa mù chữ (nếu có) từ nguồn ngân sách địa phương thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 6 Điều 5 Thông tư số 17/2022/TT-BTC ngày 08/3/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030”.

Cùng với đó, làm rõ nguồn chi tiền công ngân sách địa phương theo phân cấp, hay tỉnh Gia Lai phải bố trí kinh phí chi trả dẫn đến địa phương thiếu nguồn chi trả (trái với Quyết định 1719/QĐ-TTg có nội dung “dạy học xoá mù chữ” thì phải chi tiền công người tham gia dạy xóa mù theo điểm a, khoản 5 Mục III; không phù hợp với Báo cáo nghiên cứu khả thi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có hỗ trợ kinh phí chi tiền công cho người tham gia dạy xóa mù). Trong quá trình thực hiện các huyện, thị xã, thành phố không có nguồn kinh phí bố trí chi trả tiền công cho người tham gia dạy các lớp xóa mù đang triển khai. 

Ông Trần Bình Thuận, Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị:

(BÀI TS) Đồng thuận với đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719 2

Việc điều chỉnh chủ trương đầu tư, nhất là quy định về nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình MTQG 1719 là hết sức cần thiết. Hiện nay, một số nội dung hỗ trợ để giải quyết những vấn đề cấp bách từ nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình MTQG (đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt thuộc Dự án 1) gặp nhiều khó khăn.

Đáng chú ý, là hỗ trợ hộ nghèo về đất ở. Với những địa phương có quỹ đất, thì định mức hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ không đủ để tạo mặt bằng, làm hạ tầng kỹ thuật để cấp đất ở cho các đối tượng được thụ hưởng. 

Với các xã không có điều kiện về đất đai, định mức hỗ trợ này cũng khó giúp người dân tự ổn định chỗ ở theo hình thức xen ghép. Còn với hỗ trợ về đất sản xuất, hiện huyện Hướng Hóa không có quỹ đất, huyện đề xuất điều chỉnh hỗ trợ nguồn vốn trên trực tiếp cho người dân để cải tạo, khai hoang, phục hóa.

Một vấn đề cũng khiến địa phương rất trăn trở là định mức hỗ trợ nước sinh hoạt hiện còn quá thấp, lại hỗ trợ phân tán. Để bảo đảm nước sinh hoạt bền vững, tôi cho rằng, nên đầu tư theo gói, theo công trình với phương thức Nhà nước đầu tư, dân dùng dân trả tiền. Tuy bỏ ra nguồn lực lớn nhưng hiệu quả sử dụng sẽ lâu dài.

Ông Vi Hòe, Bí thư Huyện ủy huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An:

(BÀI TS) Đồng thuận với đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719 3

Do nhiều khó khăn, vướng mắc, việc giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn huyện còn thấp, nhất là vốn sự nghiệp. Như nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất lâm nghiệp bền vững, do phân bổ muộn nên phải chuyển nguồn để sử dụng cho các năm sau (nguồn năm 2022 hỗ trợ năm 2023, nguồn năm 2023 hỗ trợ năm 2024) ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân nguồn vốn.

Hay như vốn hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chưa tìm được giải pháp phù hợp để thực hiện. Đặc biệt, nguồn vốn hỗ trợ nhóm các dân tộc còn nhiều khó khăn do chưa có hướng dẫn thực hiện nên đến nay chưa phân bổ nguồn vốn triển khai…

Từ thực tế đó, để đạt được mục tiêu của Chương trình MTQG 1719, phù hợp với điều kiện vùng DTTS và miền núi của từng địa phương, việc điều chỉnh chủ trương đầu tư là rất cần thiết. Nếu được điều chỉnh chủ trương đầu tư theo từng nội dung, tiểu dự án, dự án một cách cụ thể, khoa học, phù hợp thực tiễn… sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để cơ sở thực hiện tốt hơn; từ đó góp phần đẩy nhanh tiến độ, đẩy nhanh tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn. 

Huyện cũng mong muốn, sau khi điều chỉnh được thông qua, cấp có thẩm quyền sẽ chọn Kỳ Sơn để thí điểm áp dụng cơ chế phân cấp được quy định tại điểm a, khoản 7, điều 4, Nghị quyết 111/2024/NQ15 của Quốc hội. 

Tin cùng chuyên mục
Góp ý nội dung sửa đổi Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc

Góp ý nội dung sửa đổi Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc

Chiều ngày 28/6, tại Hà Nội, đã diễn ra Phiên họp Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội mở rộng góp ý nội dung sửa đổi Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm và Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành đồng chủ trì Phiên họp.
Tin nổi bật trang chủ
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng

Thời sự - Hoàng Quý - 6 giờ trước
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Gia Lai: Xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia, quyết tâm thực hiện mục tiêu Bảo hiểm Y tế toàn dân

Gia Lai: Xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia, quyết tâm thực hiện mục tiêu Bảo hiểm Y tế toàn dân

Sức khỏe - Hòa Bình - 7 giờ trước
Nhờ đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác Bảo hiểm Y tế (BHYT) trong tình hình mới, sau 15 năm, tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Gia Lai tăng lên đáng kể. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ này đã tăng lên 91%. Gia Lai xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT trong nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến cuối năm 2025, toàn tỉnh có 95% dân số tham gia BHYT, trong đó 98% là người DTTS.
Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Tin trong ngày - 28/6/2024

Tin trong ngày - 28/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự trường tồn của dân tộc. Người Xơ đăng bảo vệ “Lá phổi xanh”. Những thí sinh DTTS “vượt lên chính mình” trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Gia Lai. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quốc hội khóa XV thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Quốc hội khóa XV thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Phóng sự - Thanh Hải - 14 giờ trước
Có thể nói, sau những động thái từ phía các cấp chính quyền cùng vào cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà điển hình là vướng mắc từ quy hoạch rừng dẫn tới nhiều nội dung đầu tư, hỗ trợ cho người dân Đan Lai ở vùng lõi VQG Pù Mát không đủ điều kiện thực hiện, thì điều cần quan tâm nhất là việc triển khai đồng bộ các chính sách đầu tư, hỗ trợ, cũng như tiến độ thực hiện để sớm hiện thực hóa chính sách đặc thù từ Chương trình MTQG 1719 đến với đồng bào Đan Lai.
Tin trong ngày - 28/6/2024

Tin trong ngày - 28/6/2024

Media - BDT - 20:35, 28/06/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự trường tồn của dân tộc. Người Xơ đăng bảo vệ “Lá phổi xanh”. Những thí sinh DTTS “vượt lên chính mình” trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Gia Lai. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai:

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: "Tiếng lòng" người trong cuộc (Bài 3)

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 20:21, 28/06/2024
Thực hiện Dự án 9, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2030, trong đó nội dung đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai (thuộc dân tộc Thổ) gắn với việc bảo vệ phát triển rừng, môi trường sinh thái Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông (Nghệ An) đang mang lại niềm vui, sự kỳ vọng lớn cho người Đan Lai về cuộc sống tươi sáng sau nhiều thập kỷ sinh tồn khó khăn. Tuy nhiên, với những vướng mắc trong quá trình triển khai, đến nay đồng bào chưa được thụ hưởng chính sách. Phóng viên ghi lại một số ý kiến ghi nhận và đề đạt mong muốn của người Đan Lai gửi đến các cơ quan chức năng.
Điểm dân cư bị

Điểm dân cư bị "bỏ quên" ngay trong lòng thành phố Cẩm Phả!

Xã hội - Mỹ Dung - 20:14, 28/06/2024
Khu vực Bàng Danh thuộc tổ 7, khu 10, phường Mông Dương (Tp. Cẩm Phả) có gần 20 hộ dân sinh sống, chủ yếu là dân tộc Dao. Mặc dù nằm ngay trong lòng thành phố, nhưng giao thông ở đây đi lại khó khăn, điện lưới cũng rất yếu, mạng điện thoại di động lúc có, lúc không... Nhiều người ngậm ngùi ví nơi này như vùng bị... "bỏ quên"!