Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hà Giang: Phát huy vai trò Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quyết Tiến

PV - 22:10, 01/08/2021

Xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ (Hà Giang) có đa số dân là đồng bào DTTS như: Nùng, Bố Y, Mông, Dao, Hán… Hiện nay, Người có uy tín có ở tất cả 13/13 thôn; nhiều năm qua, NCUT đã thể hiện rõ vai trò, vị trí trong lòng đồng bào DTTS thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng.

Người có uy tín Lục Xuân Thành (phải), thôn Bó Lách tuyên truyền người dân cách phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Người có uy tín Lục Xuân Thành (phải), thôn Bó Lách tuyên truyền người dân cách phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Trong những năm qua, những Người có uy tín của xã luôn nỗ lực, tạo niềm tin trong lòng Nhân dân, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, bảo đảm an ninh chính trị, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương. Trong đó, nổi bật là Chương trình 135, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, chính sách vay vốn phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chính sách hỗ trợ mô hình phát triển kinh tế hộ…

Bên cạnh đó, Người có uy tín thường xuyên tuyên truyền bằng tiếng địa phương giúp đồng bào hiểu rõ về khoa học - kỹ thuật để áp dụng vào thực tiễn của gia đình, nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững, phát triển kinh tế làm giàu trên chính mảnh vườn, đồi của gia đình; tham gia hiến đất, hiến công, góp tiền để mở đường dân sinh; vận đồng mọi người trong gia đình, dòng tộc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, khắc phục nạn tảo hôn, bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết các mâu thuẫn trong thôn...

Trong đó, nổi bật là ông Lục Xuân Thành, dân tộc Nùng, thôn Bó Lách được người dân bầu làm Người có uy tín đã 16 năm. Ông Thành là người nói được nhiều thứ tiếng, như: Mông, Bố Y, Dao, Tày, Hán; luôn phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị của thôn giải quyết những ý kiến, kiến nghị của người dân.

Người có uy tín Lộc Thị Liên (trái), thôn Nậm Lương tuyên truyền cách phát triển kinh tế hữu hiệu
Người có uy tín Lộc Thị Liên (trái), thôn Nậm Lương tuyên truyền cách phát triển kinh tế hữu hiệu

Khi đại dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, khó lường, chú thường xuyên phối hợp với cán bộ y tế xã xuống từng nhà dân, vận động đồng bào hạn chế tụ tập đông người, uống rượu, bắt tay, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định theo khuyến cáo 5K, đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh. "Tôi thường xuyên tuyên truyền bà con phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho gia đình; không nghe theo kẻ xấu, góp phần củng cố khối Đại đoàn kết của dân tộc; vận động thanh niên đến độ tuổi lên đường nhập ngũ; thường xuyên vận động người dân tự chủ động giao nộp vũ khí tự chế, không săn bắt thú rừng tùy tiện...", ông Thành chia sẻ.

Bà Lộc Thị Liên, dân tộc Bố Y, thôn Nậm Lương được người dân tin tưởng bầu làm Người có uy tín từ năm 2017, được nhận Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về “có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2010 - 2020“. Bà Liên thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân trong thôn phát huy nội lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện cải tạo vườn, đồi bỏ hoang, chuyển đổi cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương như: Mận Tam hoa, hồng không hạt, lê Đài Loan, trồng xen canh các loại rau màu để có thêm thu nhập, với phương thức lấy ngắn nuôi dài, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Người có uy tín Lộc Thị Liên (phải) tuyên truyền người dân di chuyển chuồng trại ra xa nhà ở
Người có uy tín Lộc Thị Liên (phải) tuyên truyền người dân di chuyển chuồng trại ra xa nhà ở

Bà Liên tâm sự: "Tôi thường xuyên phân tích, giảng giải cho đồng bào thấy rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào DTTS; vận động người dân tích cực giữ gìn các làng nghề, bản sắc dân tộc, truyền dạy lại cho con cháu những nét văn hóa đặc sắc; ngăn chặn không để tình trạng người dân khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép".

Chủ tịch UBND xã Quyết Tiến, Nguyễn Việt Tiến cho biết: "Xã luôn tạo điều kiện cho Người có uy tín được tham gia các lớp tập huấn, cung cấp thông tin về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt các chính sách dành cho Người có uy tín , thường xuyên khen thưởng, động viên tinh thần, tặng quà những ngày lễ, Tết. Những Người có uy tín trong đồng bào DTTS chính là đại diện, nòng cốt tạo lên sự gắn kết giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân"./.

Tin cùng chuyên mục
Người làm sống lại nhà Gươl của đồng bào Cơ Tu

Người làm sống lại nhà Gươl của đồng bào Cơ Tu

Từng đảm nhiệm nhiều vị trí công tác ở xã Thượng Long (Nam Đông, Thừa Thiên Huế), ông Ra Pát A Ray có nhiều đóng góp cho địa phương trên các lĩnh vực, đặc biệt công tác giữ gìn, bảo tồn văn hóa của đồng bào Cơ Tu. Hiện nay với vai trò là Người có uy tín ở thôn A Xăng, công việc trao truyền văn hóa cho thế hệ trẻ lại càng được ông quan tâm thực hiện.
Tin nổi bật trang chủ
Người làm sống lại nhà Gươl của đồng bào Cơ Tu

Người làm sống lại nhà Gươl của đồng bào Cơ Tu

Phóng sự - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Từng đảm nhiệm nhiều vị trí công tác ở xã Thượng Long (Nam Đông, Thừa Thiên Huế), ông Ra Pát A Ray có nhiều đóng góp cho địa phương trên các lĩnh vực, đặc biệt công tác giữ gìn, bảo tồn văn hóa của đồng bào Cơ Tu. Hiện nay với vai trò là Người có uy tín ở thôn A Xăng, công việc trao truyền văn hóa cho thế hệ trẻ lại càng được ông quan tâm thực hiện.
Đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện khát vọng phát triển đất nước: Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận (Bài cuối)

Đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện khát vọng phát triển đất nước: Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận (Bài cuối)

Sự kiện - Bình luận - Hoài Lê - 2 giờ trước
Trên hành trình hiện thức hóa khát vọng phát triển đất nước, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp có vai trò đặc biệt quan trọng để khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy truyền thống đoàn kết, kết hợp với sức mạnh của thời đại. Trong bối cảnh mới, MTTQ Việt Nam các cấp cũng đang nỗ lực đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động để phát huy vai trò “nhạc trưởng” trong việc củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện khát vọng phát triển đất nước: Khơi dậy nội lực (Bài 2)

Đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện khát vọng phát triển đất nước: Khơi dậy nội lực (Bài 2)

Sự kiện - Bình luận - Hoài Lê - 2 giờ trước
Việc phát huy nội lực của các tầng lớp Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS, là những đối tượng sinh sống phần lớn ở những khu vực trọng điểm, biên giới, được đặc biệt chú trọng để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững quê hương đất nước. Do vậy, các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước đều hướng tới thúc đẩy ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, là cốt lõi để thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới.
Đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện khát vọng phát triển đất nước: Truyền thống và sức mạnh (Bài 1)

Đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện khát vọng phát triển đất nước: Truyền thống và sức mạnh (Bài 1)

Sự kiện - Bình luận - Hoài Lê - 2 giờ trước
Một trong những mục tiêu được đặt ra trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng là phấn đấu đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Trên hành trình hiện thực hóa khát vọng phát triển đó, đại đoàn kết toàn dân tộc được xác định là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững.
Lễ đón tiếng sấm của dân tộc Ơ Đu

Lễ đón tiếng sấm của dân tộc Ơ Đu

Media - BDT - 2 giờ trước
Lễ hội đón tiếng sấm đầu tiên có từ khi nào, không còn ai nhớ rõ, song đã được người Ơ Đu lưu giữ và truyền lại từ đời này sang đời khác, trở thành một nghi lễ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Ở Đu huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Lễ đón tiếng sấm theo tiếng Ơ Đu có nghĩa là “Chăm phtrong” gắn với tục thờ “thần sấm”.
Lễ đón tiếng sấm của dân tộc Ơ Đu

Lễ đón tiếng sấm của dân tộc Ơ Đu

Lễ hội đón tiếng sấm đầu tiên có từ khi nào, không còn ai nhớ rõ, song đã được người Ơ Đu lưu giữ và truyền lại từ đời này sang đời khác, trở thành một nghi lễ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Ở Đu huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Lễ đón tiếng sấm theo tiếng Ơ Đu có nghĩa là “Chăm phtrong” gắn với tục thờ “thần sấm”.
Bế mạc “Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024”

Bế mạc “Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024”

Du lịch - T.Nhân - N.Triều - 3 giờ trước
Tối 14/7, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ bế mạc “Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024”. Sau 5 ngày diễn ra sự kiện, với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng đã để lại dấu ấn khó phai trong lòng du khách đến với Bình Định.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu

Thời sự - Hương Trà - 3 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 13/7/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu.
Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Thời sự - Hương Trà - 3 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 14/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Cơ hội cho các dự án kết nối văn hoá giữa Vương quốc Anh và Việt Nam

Cơ hội cho các dự án kết nối văn hoá giữa Vương quốc Anh và Việt Nam

Sắc màu 54 - Hương Trà - 3 giờ trước
Hội đồng Anh vừa thông báo chương trình tài trợ "Kết nối thông qua văn hóa" đã bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký. Chương trình tài trợ trị giá 700.000 bảng Anh được thiết kế nhằm thúc đẩy hợp tác văn hóa và nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và các nước Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.
Chuẩn hóa thanh toán quốc tế: Thế mạnh riêng có của Vietcombank

Chuẩn hóa thanh toán quốc tế: Thế mạnh riêng có của Vietcombank

Kinh tế - PV - 3 giờ trước
Trước tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp còn quan ngại mở rộng sản xuất kinh doanh do rủi ro lãi suất còn hiện hữu và căng thẳng... thì Vietcombank vẫn giữ được cho mình nhịp tăng trưởng ổn định. Cụ thể, năm 2023, thị phần thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại của ngân hàng đạt 19,2%. Đồng thời nền tảng khách hàng của Vietcombank đã và đang tiếp tục được mở rộng.