Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hỗ trợ phát triển sản xuất từ Chương trình 135: Điều chỉnh tỷ lệ vốn để nâng cao hiệu quả

PV - 10:15, 23/08/2019

Tạo sinh kế, giải quyết việc làm để tăng thu nhập là giải pháp quan trọng nhất để giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS. Để thực hiện được mục tiêu này thì việc điều chỉnh tỷ lệ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất (PTSX) thuộc Chương trình 135 là điều cần thiết.

Tăng thu nhập, giảm nghèo

Giai đoạn 2016-2020, cả nước có 2.139 xã khu vực III thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 (CT135). Bên cạnh nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng thì các xã được bố trí vốn để hỗ trợ PTSX, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở các địa bàn đặc biệt khó khăn.

Như xã khu vực III, biên giới Krông Na (Buôn Đôn, Đăk Lăk), nơi sinh sống của 1.475 hộ/5.326 khẩu, chủ yếu là đồng bào DTTS. Từ năm 2016 đến nay, nguồn vốn hỗ trợ PTSX của CT135 đã trực tiếp tạo sinh kế cho nhiều gia đình trên địa bàn, qua đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng thu nhập bình quân của xã.

Hỗ trợ để đồng bào DTTS có sinh kế ổn định là giải pháp giảm nghèo bền vững. (Ảnh minh họa) Hỗ trợ để đồng bào DTTS có sinh kế ổn định là giải pháp giảm nghèo bền vững. (Ảnh minh họa)

Chỉ tính riêng trong năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, Krông Na được phân bổ 492 triệu đồng từ CT135 để hỗ trợ bà con PTSX. Theo ông Y Thông Khăm Niê KDăm, Chủ tịch UBND xã Krông Na, mặc dù còn khó khăn nhưng so với năm 2016, xã đã có những bước phát triển nhất định, nhất là về giảm nghèo.

“Năm 2016, xã có 810 hộ nghèo, nay đã giảm xuống còn 726 hộ. Về thu nhập bình quân, năm 2016 xã chỉ đạt 660 nghìn đồng/người/tháng thì hiện đã tăng lên được hơn 1,050 triệu đồng/người/tháng”, Chủ tịch UBND xã Krông Na cho biết.

Tương tự xã Krông Na, xã khu vực III Đạ Long của huyện 30a Đam Rông (Lâm Đồng) cũng đã chuyển mình rõ nét trong giảm nghèo nhờ nguồn vốn hỗ trợ PTSX của CT135. Chỉ tính trong năm 2018, xã đã được bố trí 238 triệu đồng từ CT135 để hỗ trợ các nhóm hộ mua máy cày, máy tưới, máy cắt cỏ, máy xịt thuốc,…

Cùng với việc lồng ghép các nguồn vốn giảm nghèo khác, vốn hỗ trợ PTSX từ CT135 đã góp phần tăng thu nhập bình quân, giảm tỷ lệ hộ nghèo của Đạ Long. Nếu như cuối năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo của xã là 38,7% thì hết năm 2018 giảm xuống còn 31,3% (giảm 7,4%).

Thu nhập bình quân cuối năm 2018 của xã Đạ Long cũng tăng hơn 2 triệu đồng/người/năm so với năm 2017, đạt 19,7 triệu đồng/người/năm. Xã phấn đấu hết năm 2019 nâng thu nhập bình quân của xã lên trên 21,5 triệu đồng/người/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xuống còn khoảng 24% (giảm hơn 7%).

Krông Na và Đạ Long là 2 trong tổng số 2.139 xã khu vực III thuộc diện đầu tư CT135 theo Quyết định 900/QĐ-TTg. Theo thống kê của Ủy ban Dân tộc (UBDT), trong 4 năm (2016-2019), ngân sách Trung ương đã bố trí hơn 2.944,8 tỷ đồng và các địa phương đã chủ động đối ứng được hơn 1.057,7 tỷ đồng để triển khai tiểu dự án hỗ trợ PTSX thuộc CT135. Nguồn lực này đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo chung của 2.139 xã đặc biệt khó khăn từ 35,45% năm 2016 xuống còn 25,54% cuối năm 2018; đã có 121 xã hoàn thành mục tiêu CT135.

Nhu cầu vẫn còn rất lớn

Tuy nhiên, theo đánh giá của UBDT, nhu cầu hỗ trợ PTSX ở các xã đặc biệt khó khăn hiện vẫn còn rất lớn. Trong khi đó, định mức hỗ trợ PTSX của CT135 hiện vẫn còn thấp, chưa tạo đột phá trong việc tạo sinh kế bền vững cho hộ nghèo, phù hợp với đặc điểm sản xuất của từng địa phương cụ thể.

Lấy xã Krông Na (Buôn Đôn, Đăk Lăk) làm dẫn chứng, theo chia sẻ của ông Sao Y Me, Bí thư Đảng ủy xã, do đất canh tác không được màu mỡ nên nhiều năm nay xã không thực hiện hỗ trợ giống cây các loại mà tập trung hỗ trợ bò giống. Nhưng mua bò giống cần nhiều tiền, trong khi vốn hỗ trợ PTSX phân bổ cho xã không nhiều nên ít hộ được thụ hưởng.

Vì nguồn vốn hỗ trợ PTSX thấp nên chưa thực sự tạo động lực phát triển cho các xã đặc biệt khó khăn, nhất là việc nâng thu nhập bình quân. Số liệu tại Hội thảo đánh giá sơ kết thực hiện CT135 giai đoạn 2016-2020 tổ chức tại Đăk Lăk ngày 25/7/2019 cho thấy, CT135 đặt mục tiêu đến năm 2019 đưa thu nhập bình quân ở các xã đặc biệt khó khăn tăng gấp 2 lần so với năm 2015; nhưng đến tháng 6/2019, thu nhập bình quân ở các xã thụ hưởng CT135 chỉ mới tăng được 1,2 lần (từ 15,81 triệu đồng/người/năm 2015 lên thành 19 triệu đồng/người năm).

Theo tìm hiểu của phóng viên, nguồn vốn hỗ trợ PTSX không đáp ứng được nhu cầu là do quy định về tỷ lệ nguồn vốn cho các tiểu dự án trong CT135. Hiện nay, vốn CT135 được bố trí theo tỷ lệ: vốn đầu tư phát triển (xây dựng cơ sở hạ tầng) chiếm 72,93%; vốn sự nghiệp (duy tu, nâng cao năng lực, PTSX) chỉ chiếm tỷ lệ 27,07%, trong đó vốn hỗ trợ PTSX chỉ chiếm tỷ lệ 19,46%.

Cùng với đề xuất nâng định mức đầu tư, hỗ trợ của CT135 lên gấp 3-5 lần so với hiện nay thì các xã 135 cũng kiến nghị điều chỉnh tỷ lệ phân bổ vốn của Chương trình, trong đó tăng tỷ lệ vốn hỗ trợ PTSX. Việc nâng định mức CT135 hoàn toàn hợp lý khi mà hiện nay, trong tổng số 2.139 xã được thụ hưởng mới chỉ có 121 xã hoàn thành mục tiêu Chương trình. Ngoài ra, việc điều chỉnh tăng tỷ lệ vốn hỗ trợ PTSX là cần thiết bởi để giảm nghèo bền vững thì giải pháp quan trọng nhất là người dân có sinh kế ổn định.

SỸ HÀO

Tin nổi bật trang chủ
Đánh thức tiềm năng du lịch đêm ở vùng DTTS và miền núi: Cần một cách làm chuyên nghiệp (Bài cuối)

Đánh thức tiềm năng du lịch đêm ở vùng DTTS và miền núi: Cần một cách làm chuyên nghiệp (Bài cuối)

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Du lịch đêm được kì vọng đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, khai thác tiềm năng hoạt động du lịch, dịch vụ, quảng bá văn hóa và nền ẩm thực đặc trưng, thu hút du khách đến với vùng DTTS và miền núi. Song để làm được điều này, ngoài việc tạo ra được sản phẩm đặc sắc, cũng cần hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy việc khai thác tiềm năng du lịch đêm.
Đánh thức tiềm năng du lịch đêm ở vùng DTTS và miền núi: Tránh tình trạng “coppy” các mô hình (Bài 2)

Đánh thức tiềm năng du lịch đêm ở vùng DTTS và miền núi: Tránh tình trạng “coppy” các mô hình (Bài 2)

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Mặc dù thời gian qua, mô hình “kinh tế đêm” được các địa phương quan tâm phát triển và đã có bước khởi sắc, song kinh tế du lịch đêm vẫn phát triển chưa xứng tiềm năng. Sản phẩm du lịch đêm còn tương đối đơn điệu, mờ nhạt, na ná nhau. Công tác quy hoạch không gian riêng cho du lịch chưa thực sự được đầu tư bài bản, nên vẫn chưa phát huy hết tiềm năng thế mạnh của các địa phương.
Những Người có uy tín làm giàu không chỉ cho mình

Những Người có uy tín làm giàu không chỉ cho mình

Người có uy tín - Văn Hoa - 2 giờ trước
Trong vùng đồng bào DTTS, Người có uy tín có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, họ là những tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế tại địa phương. Nhờ đó đã tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho bản thân, gia đình, là điểm tựa giúp đồng bào DTTS giảm nghèo bền vững.
An Giang: Chính sách cho Người có uy tín phát huy hiệu quả trong vùng DTTS

An Giang: Chính sách cho Người có uy tín phát huy hiệu quả trong vùng DTTS

Người có uy tín - Phương Nghi - 2 giờ trước
Trong những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang được xem là “cầu nối” của các cấp chính quyền trong việc vận động bà con chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, góp phần xây dựng bộ mặt phum sóc ngày càng phát triển, giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Độc đáo Ngày hội lúa rươi hữu cơ

Độc đáo Ngày hội lúa rươi hữu cơ

Kinh tế - Minh Nhật - 2 giờ trước
Là năm thứ 3 liên tiếp, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) tổ chức ngày hội nông nghiệp độc đáo này, ngày hội được tổ chức tại vùng sản xuất lúa rươi hữu cơ thôn An Định xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ sáng ngày 12/6, với chủ đề "Ngày hội lúa rươi hữu cơ năm 2024".
Tin trong ngày - 12/6/2024

Tin trong ngày - 12/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 12/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Chung tay hành động vì cam kết của chúng ta: Chấm dứt lao động trẻ em . Bảo tồn nghề thủ công truyền thống đồng bào Khmer ở Trà Vinh. Nữ hộ sinh 18 năm tận tâm gắn bó với công tác y tế vùng cao. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhìn từ kết quả khảo sát mức sống dân cư: “Vùng trũng” về thu nhập (Bài 1)

Nhìn từ kết quả khảo sát mức sống dân cư: “Vùng trũng” về thu nhập (Bài 1)

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 2 giờ trước
Là một cuộc điều tra mẫu, việc khảo sát mức sống dân cư được thực hiện nhằm thu thập thông tin làm căn cứ đánh giá mức sống, tình trạng nghèo đói và phân hóa giàu nghèo, giám sát và đánh giá một số chương trình mục tiêu quốc gia. Kết quả khảo sát mức sống dân cư cho thấy, nhiều chỉ số về kinh tế - xã hội ở vùng DTTS vẫn cần tiếp tục được cải thiện từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước.
Mùa dâu da rừng

Mùa dâu da rừng

Du lịch - Thùy Giang - 3 giờ trước
Khi những cơn mưa nắng bất chợt dường như làm cho những trái dâu da rừng chín nhanh hơn. Mới ngày nào, những chùm quả còn xanh non mà chỉ vài ngày mưa không đi rừng, đã thấy chuyển sang trắng hồng như má sơn nữ son trẻ...
2 người tử vong do viêm màng não mô cầu, Bắc Kạn lên phương án đối phó

2 người tử vong do viêm màng não mô cầu, Bắc Kạn lên phương án đối phó

Sức khỏe - Minh Nhật - 3 giờ trước
Sở Y tế Bắc Kạn đã tiến hành họp khẩn bàn giải pháp chống bệnh viêm màng não mô cầu.
Bình Phước mít tinh hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy

Bình Phước mít tinh hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy

Tin tức - Minh Thu - 3 giờ trước
Ngày 13/6, Cục Hải quan, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng phối hợp UBND huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy và Ngày toàn dân phòng, chống ma túy năm 2024.
Gia Lai: Công nhận 35 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Gia Lai: Công nhận 35 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Tin tức - Ngọc Thu - 3 giờ trước
UBND tỉnh Gia Lai vừa công nhận 35 sản phẩm/bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Gia Lai năm 2024 thuộc nhóm sản phẩm chế biến nông - lâm - thủy sản, thực phẩm và nhóm sản phẩm khác.