Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”: "Sóng dữ" một thời (Bài 1)

Thanh Nguyễn - 16:08, 16/06/2024

LTS: Vùng đất “bốn yên”, gồm Yên Na, Yên Tĩnh, Yên Hòa, Yên Thắng, huyện Tương Dương (Nghệ An) từng là thủ phủ của… “vàng tặc”. Phải mất rất nhiều thời gian, công sức của chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng, thì “vàng tặc” mới lắng xuống, những hệ lụy mới lùi dần. Tuy nhiên, để vùng đất "bốn yên" không tiếp tục dậy "sóng dữ", các cấp chính quyền, lực lượng chức năng cần phải "vào cuộc" rà soát, kiểm tra và cân nhắc kỹ lưỡng việc đã cấp phép khai thác quặng vàng ở vùng đất này, để nỗi đau, nỗi ám ảnh kinh hoàng mà người dân ở nơi đây từng nếm trải...không lặp lại.

Hao người, tốn của vì... xử lý vàng tặc
Chính quyền địa phương đã phải hao người, tốn của vì... xử lý vàng tặc

"Vàng tặc"và những ám ảnh không quên 

Đã từng vào Yên Tĩnh nhiều bận. Nhưng để vào Yên Tĩnh thì phải qua Yên Na...; rồi cũng có khi xuôi xuống Yên Hòa, Yên Thắng… trên hành trình ấy, không khó để bắt gặp những dòng suối đục ngàu; những tốp người hì hụi đãi đất, cào đá...Hơn 10 năm trước, vùng đất “bốn yên” là thế.

Những năm trước 2010, vùng đất “bốn yên” nhức nhối với tình trạng khai thác vàng trái phép. Đỉnh điểm của vấn nạn này là năm 2008, khi Công ty Cổ phần xây dựng và Thương mại tổng hợp Thủ Đô (có trụ sở tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội; được thành lập ngày 07/12/2004 được cấp phép thăm dò khai thác khoáng sản vàng ở núi Pu Phen (địa phận xã Yên Na và Yên Tĩnh).

Và bất ổn, hệ lụy từ đây nảy nở. Khắp hang cùng, núi thẳm là hàng chục hầm vàng được đào xới, đãi đất suốt ngày đêm. Môi trường nước bị ô nhiễm, cuộc sống bất ổn vì những tệ nạn xã hội, chưa kể bao gia đình ly tán, công tác quản lý nhân khẩu tại địa phương khó khăn… Pu Then được ví như trung tâm “tam giác vàng” ở vùng đất “bốn yên”.

Trở lại câu chuyện về núi Pu Phen. Pu Phen là ngọn núi có diện tích rộng, hiểm trở, cách xa khu dân cư. Pu Then tiếp giáp với ba xã gồm Yên Tĩnh, Yên Hòa, Yên Thắng. Tuy nhiên, ở địa phận xã Yên Tĩnh và Yên Na vẫn chiếm diện tích lớn hơn. Một người dân ở xã Yên Tĩnh bảo: Muốn tiếp cận được thủ phủ vàng tặc ở Pu Phen, thì phải đi bộ khoảng 3 giờ đồng hồ mới đến nơi. Thành ra, mỗi đợt truy quét của chính quyền, thường bị các “chim lợn” đánh động nên càng khó khăn.

Cùng thời gian này, Yên Tĩnh đang là địa bàn “nóng” về ma túy, khi có hơn 100 con nghiện. Cùng với nạn khai thác vàng thổ phỉ, hàng trăm người tứ xứ đổ về, mà đa phần là những “phu vàng” có “số má, máu mặt” ở những địa bàn “phức tạp” như Quảng Nam, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh...

Những "hố tử thần" mà vàng tặc để lại ở Pu Phen
Những "hố tử thần" mà vàng tặc để lại ở Pu Phen

Như vệt “dầu loang”, dẫu rằng xã Yên Hòa, Yên Thắng nằm cách xa thủ phủ “vàng tặc” ở Pu Phen cũng không thoát khỏi số phận của “cơn lốc” tệ nạn xã hội, bất ổn cuộc sống… Và nghiễm nhiên, bốn xã vùng trong, mà người dân Tương Dương hay gọi là vùng đất “bốn yên”, gồm Yên Na, Yên Tĩnh, Yên Hòa, Yên Thắng chính thức bị đảo lộn.

Nỗi đau không của riêng ai?!

Nạn khai thác vàng thổ phỉ ở vùng đất “bốn yên” đã gây ảnh hưởng rất lớn đến dòng suối Pu và Chà Hạ chảy qua địa bàn. Không chỉ cây cối, hoa màu bị chết mà gia súc, gia cầm uống nguồn nước này hoặc vô tình sụt xuống các hố đào vàng cũng đã chết hoặc bị thương. Rồi, những thửa ruộng màu mỡ quanh các dòng suối, cũng bị đào xới không thương tiếc. Ngay cả trục đường liên xã (từ Cửa Rào xã Xá Lượng đi Yên Hòa, nối với quốc lộ 48C) cũng đã bị máy móc ngoạm sát lề đường. Cuộc sống bị ảnh hưởng, tổ ấm của nhiều gia đình cũng đã phải ly tán trong bao nỗi xót xa, day dứt của những người chứng kiến.

Bập vào vàng tặc, hoặc ăn theo vàng tặc… là tệ ma túy, mại dâm, HIV/AIDS…; rồi là "thanh trừng" lẫn nhau để tranh giành lãnh địa, người dân bỏ bê nương rẫy để chạy theo vàng tặc. Kẻ vào hầm lò đào đất, người dùng sức gùi hàng… khiến cả vùng Pu Phen và “bốn yên” náo loạn. Biết bao mạng người đã chôn vùi thanh xuân cùng giấc mộng vàng vì sập hầm, vì chém giết ở Pu Phen? 

Những trận lũ ở Yên Tĩnh từng là nỗi ám ảnh kinh hoàng của người dân địa phương
Nạn "vàng tặc", là một trong những nguyên nhân gây nên những trận lũ ở Yên Tĩnh, từng là nỗi ám ảnh kinh hoàng của người dân địa phương

Rồi thì lâm tặc cũng mượn cớ hoành hành. Núi rừng, và cả những con suối bị đào xới… đã dẫn đến những trận lũ kinh hoàng liên tiếp giáng xuống. Trận lũ quét ở bản Pa Tý đêm 26/5/2009 khiến hơn 60 nóc nhà bị ngập chìm, 5 mạng người mãi mãi ra đi… Chưa hết, các trận lũ quét xảy ra vào rạng sáng ngày 25/6/2011 và 14/9/2016 khiến cho hàng trăm nhà dân và các cơ sở vật chất như trường học, nhà công vụ giáo viên, cầu cống, đường giao thông… bị thiệt hại nặng nề. Ấy là thực trạng ở vùng đất này cách nay hơn chục năm về trước.

Như một kết cục tất yếu. Trước vấn nạn này, các cấp chính quyền đã phải đau đầu tìm giải pháp giải quyết. Có những thời điểm, huyện Tương Dương đã phải huy động tổng lực các lực lượng liên tục truy quét, giao trách nhiệm cho cấp ủy, chính quyền 3 xã Yên Tĩnh, Yên Na, Yên Hòa luân phiên cử người canh gác, tuần tra. Thậm chí có lúc đích thân Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch huyện cùng Trưởng Công an huyện đã trực tiếp lên núi chỉ đạo các lực lượng quân sự, công an truy quét. Mỗi lần như vậy, kéo dài từ 2-3 ngày. Lần nào lên cũng phá được máy, lán, cắt đường ống dẫn nước. Nhưng, chỉ vài hôm lại nhận được tin Pu Phen đã có các nhóm đào vàng trở lại.

Hao người, tốn của. UBND huyện Tương Dương đã phải chi ngân sách để hỗ trợ các xã trong việc đẩy đuổi “vàng tặc”. Huyện đã giao cấp ủy, chính quyền 3 xã Yên Tĩnh, Yên Na, Yên Hòa cử lực lượng trực tháng quay vòng và từng tháng phải có báo cáo gửi về huyện. Đồng thời, hàng loạt chỉ thị, kế hoạch, nghị quyết được ban hành, trong đó có nội dung: Nếu để tái diễn tình trạng khai thác vàng trái phép trên núi Pu Phen, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sẽ phải chịu hình thức kỷ luật.

Vàng tặc đã để lại bao hậu quả khôn lường, để lại nhiều nỗi đau, hàng chục năm qua nhiều người chưa thể quên...

Tin cùng chuyên mục
Chuyện đồng bào Bru Vân Kiều giao mặt bằng làm đường cao tốc

Chuyện đồng bào Bru Vân Kiều giao mặt bằng làm đường cao tốc

Trong văn hóa truyền thống của người Bru Vân Kiều, “Rừng ma” là đất cấm, bất khả xâm phạm. Ấy vậy mà khi có dự án đường cao tốc đi qua, người Bru Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã vượt qua “lời nguyền” để di dời “Rừng ma” vì lợi ích chung của quốc gia
Nghệ An: Ngày nắng nóng, người dân đi cấy lúa ban đêm

Nghệ An: Ngày nắng nóng, người dân đi cấy lúa ban đêm

Xã hội - Minh Nhật - 4 giờ trước
Do nắng nóng kéo dài, để vừa kịp thời gian vụ mùa, vừa đảm bảo cho sức khỏe, bà con nông dân vùng cao Nghệ An đã chọn phương pháp cấy lúa vào ban đêm để tránh nắng.
Lạng Sơn: Dịch tả lợn châu Phi lan rộng, 35 xã công bố dịch

Lạng Sơn: Dịch tả lợn châu Phi lan rộng, 35 xã công bố dịch

Xã hội - Minh Thu - 4 giờ trước
Từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn diễn biến rất phức tạp, dịch bệnh đã bùng phát và lan rộng tại tất cả 10 huyện và Tp. Lạng Sơn. Chính quyền 35 xã tại các huyện Lộc Bình, Văn Quan, Bình Gia đã công bố dịch và triển khai thực hiện các biện pháp bao vây, dập dịch.
Những lưu ý khi cài đặt xác thực khuôn mặt trên App ngân hàng

Những lưu ý khi cài đặt xác thực khuôn mặt trên App ngân hàng

Tin tức - Minh Nhật (t/h) - 4 giờ trước
Ngày 1/7 là thời điểm bắt buộc phải xác thực sinh trắc nếu muốn chuyển tiền lớn hơn 10 triệu đồng. Vậy, khi cài đặt xác thực khuôn mặt trên App ngân hàng cần lưu ý những gì?
Đảng bộ Agribank nâng cao vai trò lãnh đạo góp phần phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn, nông dân

Đảng bộ Agribank nâng cao vai trò lãnh đạo góp phần phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn, nông dân

Kinh tế - Nguyễn Hoa - 4 giờ trước
Thực hiện nhiệm vụ chính trị với vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, Đảng bộ Agribank đã có nhiều nỗ lực để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, tăng trưởng tín dụng. Theo đó, với phương châm “lấy khách hàng làm trung tâm” hơn 36 năm đồng hành phát triển cùng “Tam nông” và 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, Agribank đã hiện thực hóa mục tiêu phát triển nền nông nghiệp Việt Nam văn minh, hiện đại, lấy nông nghiệp làm gốc và là điểm tựa cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Những miền đất “đất khó” ở Quảng Trị chuyển mình: Đầu tư cho sự học vùng DTTS và miền núi (Bài 2)

Những miền đất “đất khó” ở Quảng Trị chuyển mình: Đầu tư cho sự học vùng DTTS và miền núi (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 4 giờ trước
Những năm gần đây, vùng đồng bào DTTS, miền núi ở Quảng Trị đã có thêm nhiều ngôi trường khang trang mọc lên thay cho “trường tạm, lớp mượn”, cùng với những ngôi nhà công vụ kiên cố. Sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, đã giúp cho giáo viên an tâm công tác, con em đồng bào DTTS thêm yêu trường lớp, yêu thầy cô. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho những vùng khó.
Tin trong ngày - 24/6/2024

Tin trong ngày - 24/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 24/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Công bố Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cháy nhà ở Lâm Đồng, 3 cháu nhỏ trong một gia đình tử vong. Nữ trưởng thôn người Dao Nhiệt huyết, trách nhiệm. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi sắc ở vùng biên A Lưới

Khởi sắc ở vùng biên A Lưới

Phóng sự - Phạm Tiến - 4 giờ trước
Với phương châm “3 bám, 4 cùng, 6 xóa”, Đoàn kinh tế - Quốc phòng 92, Quân khu 4 đang đồng hành cùng đồng bào xây dựng vùng biên A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng khởi sắc. Đời sống, kinh tế đồng bào không ngừng cải thiện, phát triển, thế trận lòng dân ngày một bền chặt.
Hội LHPN Việt Nam: Tuyên truyền kiến thức về sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em

Hội LHPN Việt Nam: Tuyên truyền kiến thức về sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em

Trang địa phương - Thu Hiên-Thúy Hồng - 21:05, 24/06/2024
Trong khuôn khổ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong 2 ngày 23 - 24/6, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức chuỗi sự kiện truyền thông vận động phụ nữ sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi. Tham dự sự kiện có khoảng 300 hội viên, phụ nữ, cộng tác viên dân số, cô đỡ thôn bản các xã có tỷ lệ sinh con tại nhà cao.
Sự thật về thông tin ruộng lúa tự bốc cháy tại Gia Lai?

Sự thật về thông tin ruộng lúa tự bốc cháy tại Gia Lai?

Tin tức - T.H - 21:01, 24/06/2024
Liên quan đến hiện tượng mặt ruộng tự bốc khói, cháy ở xã Bar Măih, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, lãnh đạo xã cho biết đây là hiện tượng bình thường, không như những thông tin về "ngày tận thế" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang cho người dân.
Kiên Giang: Xuất quân thực hiện các hoạt động Tết quân - dân năm 2025

Kiên Giang: Xuất quân thực hiện các hoạt động Tết quân - dân năm 2025

Tin tức - Tào Đạt - Phương Vũ - 20:54, 24/06/2024
Sáng 24/6, Ban Chỉ đạo các hoạt động Tết quân - dân giai đoạn 2021 - 2025 tổ chức lễ xuất quân thực hiện các hoạt động Tết quân - dân năm 2025 tại xã Phú Lợi, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. Đến dự và chỉ đạo buổi lễ có ông Nguyễn Lưu Trung - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, Trưởng Ban Chỉ đạo các hoạt động Tết quân - dân giai đoạn 2021 - 2025.
Mẹ không tắt bếp gas khi ra ngoài, 3 cháu nhỏ tử vong thương tâm

Mẹ không tắt bếp gas khi ra ngoài, 3 cháu nhỏ tử vong thương tâm

Tin tức - T.H - 20:50, 24/06/2024
Ngày 24/6, Đại tá Trần Vĩnh Phú - Trưởng Công an Tp. Đà Lạt (Lâm Đồng), thông tin chính thức về vụ cháy nhà làm 3 cháu nhỏ tử vong.