Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ký ức văn hóa của người Dao Tiền

PV - 08:19, 16/04/2021

Cho tới bây giờ, phụ nữ Dao Tiền vẫn giữ thói quen tự may quần áo cho bản thân và người thân trong gia đình. Phục trang của họ không chỉ đơn giản là đồ để mặc mà nó còn ẩn chứa những trầm tích văn hóa của người Dao, phản ánh quá trình hình thành, tập tục, thậm chí lịch sử tộc người của cộng đồng người Dao ở Việt Nam.

Phụ nữ Dao Tiền tự may trang phục truyền thống cho bản thân và gia đình. Ảnh: Bích Nguyên
Phụ nữ Dao Tiền tự may trang phục truyền thống cho bản thân và gia đình. Ảnh: Bích Nguyên

Trải qua nhiều thăng trầm, người Dao Tiền ở tỉnh Cao Bằng vẫn giữ được phong tục tập quán, những nét văn hóa đặc trưng như một sợi dây liên kết cộng đồng sâu sắc. Có thể nói, đời sống văn hóa tinh thần của người Dao nói chung, Dao Tiền nói riêng rất phong phú với nhiều phong tục, nghi lễ đặc sắc. Điều đặc biệt là hầu hết tập tục, nghi lễ, kể cả trang phục truyền thống của họ đều nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn dân tộc. Trong đó, mỗi biểu tượng hoa văn, họa tiết trang trí nhà cửa hay trên váy áo, vật dụng hàng ngày của người Dao Tiền đều ẩn chứa trong nó những ý nghĩa nhất định về nhân sinh quan, lịch sử cội nguồn của dân tộc.

Trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Tiền gồm áo dài, dây lưng, váy, khăn đội đầu, phụ kiện đi kèm là chiếc túi đựng trầu, trang sức bằng bạc. Cổ áo phía sau của phụ nữ được sâu 6 đồng bạc trắng, đây là đặc trưng riêng của nhóm người Dao Tiền so với các nhóm người Dao khác. Dây lưng của người Dao Tiền được dệt bằng chỉ màu, trong khi đó, khăn đội đầu được làm bằng vải trắng, thêu viền xung quanh và khâu đắp 2 miếng vải thêu ở hai đầu khăn.

Không rực rỡ như các dân tộc khác, màu sắc chủ đạo trên trang phục của người Dao Tiền là sắc chàm và màu trắng. Sự kết hợp 2 màu cơ bản này cùng với các hình trang trí đa dạng tạo nên một bộ trang phục độc đáo và khác biệt so với các dân tộc khác. Trang phục của người Dao Tiền được làm rất tỉ mẩn và cầu kỳ, đòi hỏi sự khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ do phải thêu tay rất nhiều họa tiết hoa văn.

Điều tạo nên nét đặc sắc cho váy áo của người Dao là họa tiết hoa văn trang trí dựa trên sự kết hợp nghệ thuật in sáp ong với cắt may, thêu và nhuộm chàm. Cùng với thêu trực tiếp váy áo, phụ nữ Dao Tiền thường thêu từng mảnh vải nhỏ, sau đó, khâu đắp nổi vào váy áo. Độc đáo nhất là nghệ thuật in sáp ong. Sau khi nấu chảy sáp ong, họ sẽ dùng bút vẽ, nhúng vào sáp ong rồi trực tiếp vẽ lên vải hoặc dùng khuôn in. Khi hoàn thành bức vẽ họ mới mang vải đi nhuộm chàm. Có thể ví mỗi bộ trang phục của người Dao Tiền là một tác phẩm nghệ thuật giàu giá trị thẩm mỹ. Các hình thêu đều có ý nghĩa riêng, kể về lịch sử hình thành của người Dao.

Ngồi thư thái trước hiên nhà, bà Chu Thị Sai, 60 tuổi, ở xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình vừa trò chuyện với tôi, vừa khâu những đường chỉ trang trí cuối cùng trên chiếc dây lưng. Hôm nay là ngày đại lễ của dòng họ, bà Sai mặc bộ đồ đẹp nhất, lấp lánh ánh bạc. Bà Sai bảo, phụ nữ Dao Tiền nhất thiết phải đeo trang sức bằng bạc - đó là sự thể hiện mức độ giàu sang của mỗi người. Bản thân bà bà mặc chiếc áo có 10 chiếc cúc bằng bạc, đeo 7 vòng cổ, 2 vòng tay, khuyên tai đều được chế tác từ bạc, chưa kể chiếc túi đựng trầu cũng đính 22 bông hoa bạc. Bà bảo, tất cả đồ bạc đều là của hồi môn khi bà đi lấy chồng.

Bà Sai cho hay: “Phụ nữ Dao Tiền đều biết làm trang phục truyền thống. Chúng tôi tự dệt vải, nhuộm chàm, cắt may, khâu thêu trang phục cho mình. Làm trong vài tháng đến 1 năm mới xong một chiếc áo. Mỗi cô gái đến tuổi thiếu nữ đều phải tự làm cho mình một vài bộ quần áo để mang về nhà chồng. Như tôi, trước khi lấy chồng tự chuẩn bị cho mình ba bộ. Đến bây giờ, tôi vẫn tự thêu may quần áo cho mình”.

Cùng ngồi nói chuyện, bà Bàn Thị Thanh, người có quan hệ họ hàng với bà Sai cho biết thêm: “Con gái Dao Tiền từ khi 8-10 tuổi đã được truyền dạy cho cách may mặc, thêu thùa trang phục. Việc tự làm trang phục không hề đơn giản. Chúng tôi tự tay dệt vải, nhuộm chàm, vẽ sáp ong, cắt, khâu... Khó nhất là công đoạn thêu hoa văn bởi chúng tôi dựa trên trí nhớ, thêu trên mặt trái của vải để hoa văn hiện lên mặt phải. Người phụ nữ phải khéo tay và cẩn thận mới làm đẹp được”.

Phụ nữ Dao Tiền tự may trang phục truyền thống cho bản thân và gia đình. Ảnh: Bích Nguyên
Phụ nữ Dao Tiền tự may trang phục truyền thống cho bản thân và gia đình. Ảnh: Bích Nguyên

Bà Thanh chia sẻ, họa tiết trang trí trên váy áo và đồ trang sức của người Dao Tiền chủ yếu là hình sóng nước, cây thông, đường zích zắc, hình con chó, con dê, chim... Mỗi họa tiết đều chứa đựng câu chuyện về cuộc sống, có ý nghĩa sâu xa. Hình ảnh hoa văn sóng nước trên chân váy của người Dao chính là hóa thạch văn hóa chứ không đơn giản mang ý nghĩa trang trí. Nó nhắc nhớ cội nguồn của người Dao vốn sinh sống ở vùng sông nước phía Nam Trung Quốc.

Trong khi đó, “hoa văn cây thông biểu tượng cho giai đoạn văn hóa chuyển từ vùng sông nước lên vùng núi non, mát mẻ của người Dao. Hình con cá trên chiếc túi đựng trầu của người Dao Tiền nhắc tới khởi thủy gắn liền với sông nước của người Dao. Theo nghiên cứu của nhiều học giả người Dao, trong lịch sử tộc người, buổi đầu sơ khai là gắn với vùng sông nước sau do loạn lạc, thiên tai, người Dao di cư tới Việt Nam”, Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng, Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết.

Theo Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng, các họa tiết trang trí của người Dao đều là những ký ức văn hóa, thể hiện nhân sinh quan của dân tộc này. Theo quan niệm của người Dao, cá chính là con vật có nhiệm vụ đưa linh hồn người chết về với tổ tiên. Còn chim Phượng Hoàng có trách nhiệm đưa thư cho 2 cõi, từ trần gian lên thượng giới. Trong khi đó, cúc áo bằng bạc của người Dao cách điệu bông hoa, trên đó có hình ngôi sao tám cánh là tượng trưng cho 4 phương tám hướng của trời đất.

Trang phục của người Dao Tiền với những hình thêu cầu kỳ, tinh tế rõ ràng ngoài giá trị sử dụng, tính thẩm mỹ cao còn là những câu chuyện dài về lịch sử cội nguồn dân tộc Dao.

Tin cùng chuyên mục
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
Tin nổi bật trang chủ
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 22 phút trước
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 3 giờ trước
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 3 giờ trước
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 4 giờ trước
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 4 giờ trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 6 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 6 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 7 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 8 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.