Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Làm mới di tích - nỗi lo chưa bao giờ cũ

Hồng Phúc - 22:58, 28/04/2020

Việc tu bổ di tích, di sản là phải tôn trọng ý tưởng kiến trúc, yếu tố nguyên gốc và giá trị văn hóa hàm chứa trong kiến trúc của công trình. Cần phải phân biệt rõ ràng việc xây mới và trùng tu để tránh những hậu quả đáng tíếc.

Đình Lương Xá được xây mới bằng bê tông.
Đình Lương Xá được xây mới bằng bê tông.

Lo ngại tu bổ kiểu “làm mới”

Tháng 8/2018, việc tu bổ ở đình Lương Xá, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã gây nhiều bức xúc trong dư luận. Đây là công trình được xây dựng từ thế kỷ 17, với những mảng chạm tuyệt đẹp được xem như đỉnh cao về nghệ thuật kiến trúc thời bấy giờ, nhưng đã bị phá đi và thay vào đó là một công trình kiến trúc bê tông.

Không chỉ với di tích nhỏ, cách ứng xử với di sản kiểu “phá hỏng” này cũng từng xảy ra với những công trình lớn. Đơn cử, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khi trùng tu bờ kè phía Bắc của hệ thống hộ thành hào ở mặt nam Kinh Thành Huế đã “dùng xe cuốc phá bỏ bờ kè nguyên gốc, sau đó xây mới bờ kè bê tông cốt thép” vào năm 2019.

Hay vào tháng 2/2020 mới đây, dư luận xôn xao Cầu Ngói chợ Thượng (thôn Thượng Nông, xã Bình Minh, Nam Trực, tỉnh Nam Định), một trong 3 cầu ngói có tuổi đời hàng trăm năm (công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2012) vừa bị tu sửa theo kiểu “làm mới” di tích.

Nhóm thợ xây được địa phương thuê đã trát lại vuông phẳng, sơn mới màu giả đá lên toàn bộ phần cổng Cầu Ngói chợ Thượng, làm biến mất toàn bộ phần hoa văn độc đáo, nét rêu phong, cổ kính của cây cầu hàng trăm tuổi. Sau tu sửa, cầu cổ biến thành hộp bê tông vuông vức kiểu nhà ống hiện đại. Thậm chí, có người ví phần cổng được xây giống với lăng mộ ở một số nơi.

Đó chỉ là một vài ví dụ nổi cộm trong dư luận xã hội, thế nhưng, không ai dám chắc câu chuyện này không tiếp diễn, khi mà hầu hết những di tích, di sản nằm rải rác ở các địa phương và chịu sự quản lý của chính địa phương ấy. Nguyên nhân của tình trạng này chính là sự thiếu cẩn trọng, thiếu hiểu biết về văn hóa, kiến trúc, lịch sử cùng sự buông lỏng quản lý ở nhiều địa phương. Việc trùng tu, tôn tạo di tích nhằm mục đích phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân nơi ấy và rất dễ trở thành công trình theo ý muốn của họ, bởi cho rằng chính họ công đức, đóng góp.

Tu bổ chứ không phải tu sửa

Tu bổ, tôn tạo dù chỉ là một phần hay toàn bộ di tích cần sự nghiên cứu nghiêm túc về khoa học, lịch sử chứ không thể dựa trên sự tùy tiện của cá nhân hay tổ chức nào. Ứng xử cẩu thả với di tích vô cùng nguy hiểm bởi một khi giá trị của di tích mất đi thì không tìm lại được.

Mục 13, điều 4, Luật Di sản văn hóa năm 2001 của Việt Nam định nghĩa: “Phục hồi di tích là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích đã bị hủy hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích”. Mục 15, điều 4, Luật Di sản văn hóa năm 2009 của Việt Nam định nghĩa: “Yếu tố gốc cấu thành di tích là yếu tố có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ, thể hiện đặc trưng của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh”.

GS Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu văn hóa truyền thống nhận định, những người thi công coi tu bổ như sửa nhà cửa, chứ không phải tu bổ di sản văn hóa. Tu sửa chỉ lo phần vỏ vật chất bên ngoài, không chú tâm vào tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa, lịch sử của công trình.

Các chuyên gia kiến trúc, lịch sử cũng chỉ ra rằng, tính chất đặc thù của việc tu bổ di tích, di sản là phải tôn trọng ý tưởng kiến trúc, yếu tố nguyên gốc và giá trị văn hóa hàm chứa trong kiến trúc của công trình nhằm tạo điều kiện cho khách thăm quan tiếp cận và hưởng thụ các mặt giá trị chân chính của văn hóa. Chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng việc xây mới và trùng tu để tránh những hậu quả đáng tíếc.

Tin cùng chuyên mục
Đình Lập (Lạng Sơn): Ra mắt câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian

Đình Lập (Lạng Sơn): Ra mắt câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian

Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn phối hợp với huyện Đình Lập vừa tổ chức Lễ ra mắt mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng, Dao trên địa bàn xã Kiên Mộc. Câu lạc bộ được thành lập và ra mắt theo kế hoạch thực hiện Dự án số 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”, thuộc Chương trình MQTG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương

Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Ngày 4/7, Hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương 6 tháng đầu năm 2024 đã được tổ chức tại Hà Nội để cho ý kiến vào các nội dung theo thẩm quyền.
Xây dựng Nông thôn mới ở các huyện vùng cao Nghệ An - Khó khăn trăm bề: Nhìn từ huyện “trắng” xã NTM (Bài 1)

Xây dựng Nông thôn mới ở các huyện vùng cao Nghệ An - Khó khăn trăm bề: Nhìn từ huyện “trắng” xã NTM (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 8 giờ trước
LTS: Ở những bản làng vùng cao đã đạt chuẩn xây dựng Nông thôn mới sẽ là bộ mặt khang trang, sạch đẹp; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên… Nhưng, mảng màu sáng ấy lại như những nét chấm nhỏ trên bản đồ nông thôn mới các huyện miền núi xứ Nghệ. Bởi còn quá nhiều vùng đất mà sự đầu tư, hỗ trợ từ chương trình xây dựng Nông thôn mới chưa vươn tới và phủ hết…
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Hàn Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Hàn Quốc

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Theo đặc phái viên TTXVN, tối 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến ngày 3/7 theo lời mời của Thủ tướng Đại Hàn Dân Quốc Han Duck Soo và Phu nhân.
Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách trong bối cảnh mới

Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách trong bối cảnh mới

Tin tức - Mai Hương - 8 giờ trước
Mới đây, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Hội thảo khoa học "Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới". Hội thảo nhằm phục vụ xây dựng Đề án tổng kết Chỉ thị số 40 ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Lão nông làm nông nghiệp sạch

Lão nông làm nông nghiệp sạch

Sản phẩm - Thị trường - Giang Lam - 9 giờ trước
Gần 20 năm công tác trong ngành Kiểm lâm, ông Hoàng Thế Dư luôn nung nấu ước mơ làm nông nghiệp sạch. Đó chính là động lực thôi thúc ông xin nghỉ việc Nhà nước để trở về địa phương phát triển kinh tế bằng con đường làm nông nghiệp sạch.
Tin trong ngày - 3/7/2024

Tin trong ngày - 3/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm. Bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật khu vực Việt Bắc. Diện mạo mới trên bản người Mảng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Bình (Thái Nguyên): Phát huy hiệu quả vai trò Người có uy tín trong cộng đồng

Phú Bình (Thái Nguyên): Phát huy hiệu quả vai trò Người có uy tín trong cộng đồng

Công tác Dân tộc - Vân Khánh - 9 giờ trước
Những năm qua, nhờ thực hiện tốt các chính sách đối với Người có uy tín, huyện Phú Bình đã phát huy hiệu quả vai trò trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là trong phong trào phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân.
Ưu đãi 40% khi mua bảo hiểm du lịch tại BIC

Ưu đãi 40% khi mua bảo hiểm du lịch tại BIC

Kinh tế - Khánh Sơn - 9 giờ trước
Hưởng ứng không khí sôi động mùa du lịch hè 2024, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) gửi tặng khách hàng chương trình khuyến mại “Vi vu muôn nơi, an tâm tận hưởng”, giảm phí các sản phẩm bảo hiểm du lịch từ ngày 01/07/2024 đến ngày 30/09/2024.
Đại hội đại biểu DTTS cấp huyện ở Gia Lai: Dấu ấn giảm nghèo sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư

Đại hội đại biểu DTTS cấp huyện ở Gia Lai: Dấu ấn giảm nghèo sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 9 giờ trước
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ III, giai đoạn 2019 - 2024, các địa phương của tỉnh Gia Lai đã tập trung mọi nguồn lực, thực hiện tốt các chương trình, chính sách dân tộc dành cho đồng bào. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 3- 5%/năm; đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao.
Loại quả dễ bị

Loại quả dễ bị "phun đẫm" hóa chất?

Sức khỏe - Minh Nhật - 9 giờ trước
Khi đi chợ nếu không quan sát kỹ bạn có thể mua phải hoa quả bị ngâm hóa chất để ép chín, cực kỳ hại cho sức khỏe.
Kon Tum: Nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn

Kon Tum: Nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn

Chuyên đề - Ngọc Chí - 9 giờ trước
Trong 02 ngày (2-3/7), Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum phối hợp với UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức lớp Lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động phòng chống nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền ở cơ sở.