Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

Những tấm gương thanh niên DTTS khởi nghiệp thành công ở miền núi Thanh Hóa

Quỳnh Trâm - 21:38, 01/12/2021

Hầu hết họ sinh ra và lớn lên ở vùng đất khó khăn, trong gia đình nghèo. Tuy nhiên, cùng với sự hòa nhập, phát triển của quê hương, không ít thanh niên đã "bắt nhịp" cuộc sống, tận dụng tiềm năng lợi thế miền núi, gây dựng những mô hình chăn nuôi, trồng trọt cho hiệu quả kinh tế cao, trở thành hình mẫu thoát nghèo cho người dân trên địa bàn học tập. Điển hình như hai thanh niên dân tộc Thái ở huyện Quan Sơn là anh Hà Văn Thương, ở bản Din và anh Ngân Văn Học, bản Chung Sơn.

Anh Hà Văn Thương đang chăm sóc đàn gà tại trang trại của mình
Anh Hà Văn Thương đang thành công với mô hinh nuôi gà trang trại

Đi học để có kiến thức thoát nghèo 

Ở bản Din, xã Trung Hạ, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa), anh Hà Văn Thương (SN 1990), là một thanh niên với nghị lực thoát nghèo đã khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Sinh trưởng một gia đình người Thái nghèo, anh Thương luôn ấp ủ khát vọng “phải làm được điều gì đó” để gia đình thoát cảnh nghèo túng. Những năm tháng còn đi học, bố mẹ anh Thương đã phải tần tảo sớm hôm hái măng, làm nan đem bán để nuôi con ăn học. Thế nhưng, cả nhà luôn phải chịu cảnh thiếu ăn, thiếu mặc. Dù khó khăn, anh Thương vẫn mong muốn được đi học, có kiến thức để thay đổi cuộc sống ở quê nhà.

Tốt nghiệp Đại học Tây Bắc, cầm tấm bằng trên tay, Hà Văn Thương loay hoay tìm hướng đi cho bản thân. Trở về quê, nhận thấy lợi thế đất rừng rộng lớn và khí hậu trong lành, năm 2019, Thương mạnh dạn bắt tay vào xây dựng mô hình chăn nuôi. Nghĩ là làm, anh vay vốn ngân hàng, mua con giống làm trại chăn nuôi gà thả đồi dưới tán rừng luồng.

“Ban đầu, tôi cũng có nhiều lo lắng vì chưa có kinh nghiệm, nhưng đã quyết tâm thì không được phép nản lòng. Tôi đi học từ những người có kinh nghiệm, đọc nhiều sách để có kiến thức nuôi trồng và chăm sóc. Cứ như vậy, lứa gà đầu tiên thành công, tỷ lệ chết ít, thịt thơm ngon nên được nhiều người ưa chuộng”, anh Thương nói.

Người thanh niên này cho biết thêm, hiện nay, anh có khoảng 5.000 con gà đang chuẩn bị đến kỳ xuất chuồng. Gà nhà anh nuôi chủ yếu được bán cho các khách hàng trong huyện, trong tỉnh. Ngoài đàn gà, anh Thương còn nuôi lợn nái, nuôi dê và bò dưới tán rừng luồng hơn 5ha của mình.

Chỉ sau 2 năm, mô hình của anh Thương đã cho thu nhập khoảng 250 triệu/năm, trở thành hình mẫu và tấm gương thoát nghèo ở huyện vùng biên này. Sắp tới, anh Thương còn có tham vọng mở rộng thêm diện tích rừng và tăng số lượng đàn gia cầm, gia súc.

Anh Lữ Hồng Chiến, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Hạ nói, mô hình của Hà Văn Thương là điển hình thành công nhất của xã. Hiện có nhiều người cũng muốn học hỏi kinh nghiệm từ chàng trai này. Ngay bản thân anh Chiến cũng đến trang trại của Thương học tập và hiện đang áp dụng để thực hiện mô hình chăn nuôi gà thả vườn tương tự.

Anh Ngân Văn Học, bản Chung Sơn, xã Sơn Thủy - tấm gương thanh niên vượt khó, vươn lên phát triển kinh tế
Anh Ngân Văn Học, mạnh dạn đầu tư thay đổi cách làm kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên cây trồng đạt hiệu quả cao

Mạnh dạn thay đổi cách làm kinh tế 

Ở Quan Sơn ai cũng biết đến tấm gương một thanh niên thoát nghèo khác, là anh Ngân Văn Học, ở bản Chung Sơn, xã Sơn Thủy. Là con thứ hai trong gia đình nghèo có 4 người con, bố mất sớm, cuộc sống nhiều khó khăn, sau khi tốt nghiệp THCS, anh Học đã tạm gác việc học hành, ở nhà giúp mẹ làm đồi, làm ruộng. Khi mùa vụ xong, Học đi chặt luồng, chặt vầu thuê cho các hộ dân trong xã để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, nhưng cuộc sống vẫn bộn bề khó khăn.

Với mong muốn phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, năm 2015, anh đã vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, cùng với khoản tiền tiết kiệm của gia đình, đầu tư xây dựng mô hình trồng dưa lưới, rau, quả tổng hợp.

Anh đã mạnh dạn cải tạo 4 sào đất trồng luồng kém hiệu quả sang trồng dưa lưới và trồng rau màu chính vụ, trái vụ và bước đầu cho thu nhập bình quân mỗi năm khoảng 90 triệu đồng.

Trên đà thành công, anh Học tiếp tục đầu tư mua đất của các hộ dân xung quanh, cải tạo, mở rộng diện tích sản xuất. Đến cuối năm 2020, anh đầu tư xây dựng hệ thống nhà trồng dưa lưới, rau sạch áp dụng công nghệ tưới phun tự động. Hiện nay, mô hình này mang lại thu nhập cho gia đình anh Học 200 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động, với mức thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng.

Anh Lữ Anh Hướng, Bí thư Đoàn xã Sơn Thủy, cho biết: “Anh Ngân Văn Học là thanh niên có nghị lực, vượt qua khó khăn để phát triển kinh tế gia đình. Anh trở thành tấm gương sáng cho thanh niên xã Sơn Thủy noi theo”

Anh Phạm Đức Lương, Bí thư Huyện đoàn Quan Sơn, cho biết: Những mô hình thành công, ngoài nỗ lực phấn đấu không ngừng của bản thân đoàn viên thanh niên, còn có chủ trương, chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp phát triển kinh tế của các cấp bộ đoàn, sự quan tâm, tạo điều kiện giao đất, giao rừng, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi của cấp ủy, chính quyền địa phương.

 Hiện nay, thông qua tổ chức đoàn có 613 hộ gia đình là đoàn viên, thanh niên được vay vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quan Sơn, với tổng số tiền trên 30 tỷ đồng. Từ nguồn vốn được vay, đoàn viên thanh niên đã xây dựng nhiều mô mình phát triển kinh tế cho thu nhập cao, giải quyết việc làm cho hàng trăm thanh niên địa phương./.

Tin cùng chuyên mục
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 17:59, 02/05/2024
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 17:35, 02/05/2024
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 17:25, 02/05/2024
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Hợp - 14:15, 02/05/2024
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 10:55, 02/05/2024
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 09:30, 02/05/2024
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024, cổng đăng kí trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở, phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 09:10, 02/05/2024
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Sự kiện - Bình luận - PV - 08:50, 02/05/2024
Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 08:05, 02/05/2024
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 07:54, 02/05/2024
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.