Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tên gọi các buôn làng ở Tây nguyên: Không nên tùy tiện thay đổi

PV - 10:07, 07/06/2019

Thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế, trong hai năm 2017-2018, tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch thực hiện chủ trương này. Theo phản ánh của người dân, trong quá trình thực hiện sắp xếp các thôn, làng, nhiều đơn vị hành chính cấp thôn đã được đổi tên một cách cơ học, như thôn 1, thôn 2, thôn 3, trong khi đồng bào các DTTS muốn sử dụng tên gọi cũ: Làng Kon Pông, làng Tam Mơ Nang… bởi mỗi tên làng đều có ý nghĩa riêng, mang bản sắc của đồng bào. Tuy nhiên, sự thực có phải vậy không?

Ở Tây Nguyên tên mỗi buôn làng đều có ý nghĩa riêng, mang bản sắc của đồng bào. (Trong ảnh: Một góc làng Kon Rơ Ngang, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà Ở  Tây Nguyên tên mỗi buôn làng đều có ý nghĩa riêng, mang bản sắc của đồng bào. (Trong ảnh: Một góc làng Kon Rơ Ngang, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà)

Ở Tây Nguyên nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng, mỗi vùng đất, mỗi tên làng của đồng bào DTTS đều có một ý nghĩa đặc biệt, gắn liền với lịch sử hình thành, địa thế, đặc điểm cư trú, cũng có thể gắn với truyền thuyết, huyền thoại về vùng đất ấy. Đôi khi nó còn được gọi theo tên một vị anh hùng hoặc người có uy tín nhất trong làng.

Với đồng bào DTTS, tên làng có một ý nghĩa thiêng liêng và họ luôn tự hào với tên làng của mình. Vì vậy, khi cộng đồng làng phát triển hoặc có một biến cố nào đó buộc phải dời làng đi nơi khác, đồng bào luôn cố gắng để giữ tên làng của mình.

Thời gian qua, thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế, tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để thực hiện. Tuy nhiên, do chưa có sự đồng nhất trong cách tổ chức thực hiện từ phía cơ sở đã dẫn đến sự hiểu nhầm trong cách đặt tên các làng đồng bào DTTS.

Trò chuyện với phóng viên, già làng, Người có uy tín A Xim thôn 7A, xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà cho biết: Việc sắp xếp địa giới hành chính, tinh gọn bộ máy là chủ trương của Trung ương và của tỉnh, dân làng không có ý kiến gì. Tuy nhiên, trong quá trình sáp nhập thôn, làng, tên của hầu hết các thôn trong xã đều đã bị thay đổi. Điều này làm mất đi bản sắc văn hóa truyền thống từ bao đời nay của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Già A Xim lấy ví dụ: Như thôn 7A, trước đây là làng Kon Rơ Ngang, thôn 3 là làng Kon Hra… dân làng quen gọi như vậy từ xa xưa, bởi Kon Rơ Ngang là tên một con suối chảy bao quanh làng, Kon Hra là làng có nhiều cây sung… Hơn cả một con suối, cây sung, Kon Rơ Ngang, Kon Hra và nhiều tên làng khác còn là một địa danh đã gắn bó với tuổi thơ của nhiều người cao tuổi khác trong làng. “Con suối là nguồn sống, là ký ức bao đời của dân làng chúng tôi, đổi tên làng bằng những con số như 7A, 7B là không phù hợp, không đúng với bản sắc văn hóa truyền thống và mong muốn của bà con”, già A Xim trầm ngâm nói.

Theo những Người có uy tín trên địa bàn xã Đăk Ui, cũng như ở thôn 7A, 10/11 thôn, làng trên địa bàn xã Đăk Ui (làng Kor Tu, làng Kon Hra, làng Đăk Kơ Đêm…) đã được đổi tên bằng những con số, như: thôn 7B, thôn 1, thôn 2…

Ở Kon Tum, mỗi tên làng đều có ý nghĩa riêng, mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS. Ở Kon Tum, mỗi tên làng đều có ý nghĩa riêng, mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS.

Đem thắc mắc của dân làng đến hỏi cán bộ xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà, chúng tôi được ông A Thiết, cán bộ văn hóa xã cho biết: Do có sự hiểu nhầm nên việc gọi tên các làng trong xã chưa được đồng nhất. Việc đổi tên làng chỉ là danh xưng cho tiện lợi, còn trong các văn bản hành chính từ tỉnh, huyện, xã vẫn được giữ nguyên tên của các làng. Ông A Thiết cũng thẳng thắn nhìn nhận: Để xảy ra hiểu lầm này là do cán bộ xã chưa giải thích rõ cho người dân hiểu về việc gọi tên làng theo cách thông thường và đặt tên làng theo văn bản của Nhà nước.

Trao đổi với cán bộ Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum, chúng tôi được ông Hoàng Văn Tâm, cán bộ Phòng Xây dựng chính quyền cho biết: Trước đây, có một thời gian, để tiện lợi trong cách gọi và quản lý hành chính, ở một số địa phương, tên các thôn, làng đồng bào DTTS bị đổi hoặc nhập 2, 3 làng thành các thôn và mang số thứ tự như: 1,2,3… Nhưng việc này chỉ thực hiện ở một số làng thành lập mới trong những năm gần đây, việc không đổi tên các làng có từ trước khi thực hiện Đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế.

Như vậy, theo lý giải từ phía ngành chức năng, không có việc đổi tên làng, làm mất đi bản sắc văn hóa các thôn làng trên địa bàn tỉnh Kon Tum mà ở đây chỉ là hiểu sai về cách gọi giữa văn bản hành chính Nhà nước và tên gọi thường dùng. Thiết nghĩ, Hội đồng Nhân dân tỉnh Kon Tum cần sớm ra nghị quyết về việc đổi tên làng, thống nhất tên gọi trong cả văn bản hành chính và trong tên gọi thông dụng thuộc phạm vi Đề án sắp xếp tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế. Đồng thời, cần thông tin, phổ biến rộng rãi để bà con hiểu về chủ trương của Đảng, Nhà nước, tránh những xáo trộn trong cuộc sống của đồng bào (nếu có) trong việc sáp nhập các thôn, làng, địa giới hành chính trên địa bàn.

MINH THU

Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương

Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Ngày 4/7, Hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương 6 tháng đầu năm 2024 đã được tổ chức tại Hà Nội để cho ý kiến vào các nội dung theo thẩm quyền.
Xây dựng Nông thôn mới ở các huyện vùng cao Nghệ An - Khó khăn trăm bề: Nhìn từ huyện “trắng” xã NTM (Bài 1)

Xây dựng Nông thôn mới ở các huyện vùng cao Nghệ An - Khó khăn trăm bề: Nhìn từ huyện “trắng” xã NTM (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 8 giờ trước
LTS: Ở những bản làng vùng cao đã đạt chuẩn xây dựng Nông thôn mới sẽ là bộ mặt khang trang, sạch đẹp; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên… Nhưng, mảng màu sáng ấy lại như những nét chấm nhỏ trên bản đồ nông thôn mới các huyện miền núi xứ Nghệ. Bởi còn quá nhiều vùng đất mà sự đầu tư, hỗ trợ từ chương trình xây dựng Nông thôn mới chưa vươn tới và phủ hết…
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Hàn Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Hàn Quốc

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Theo đặc phái viên TTXVN, tối 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến ngày 3/7 theo lời mời của Thủ tướng Đại Hàn Dân Quốc Han Duck Soo và Phu nhân.
Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách trong bối cảnh mới

Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách trong bối cảnh mới

Tin tức - Mai Hương - 8 giờ trước
Mới đây, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Hội thảo khoa học "Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới". Hội thảo nhằm phục vụ xây dựng Đề án tổng kết Chỉ thị số 40 ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Lão nông làm nông nghiệp sạch

Lão nông làm nông nghiệp sạch

Sản phẩm - Thị trường - Giang Lam - 9 giờ trước
Gần 20 năm công tác trong ngành Kiểm lâm, ông Hoàng Thế Dư luôn nung nấu ước mơ làm nông nghiệp sạch. Đó chính là động lực thôi thúc ông xin nghỉ việc Nhà nước để trở về địa phương phát triển kinh tế bằng con đường làm nông nghiệp sạch.
Tin trong ngày - 3/7/2024

Tin trong ngày - 3/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm. Bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật khu vực Việt Bắc. Diện mạo mới trên bản người Mảng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Bình (Thái Nguyên): Phát huy hiệu quả vai trò Người có uy tín trong cộng đồng

Phú Bình (Thái Nguyên): Phát huy hiệu quả vai trò Người có uy tín trong cộng đồng

Công tác Dân tộc - Vân Khánh - 9 giờ trước
Những năm qua, nhờ thực hiện tốt các chính sách đối với Người có uy tín, huyện Phú Bình đã phát huy hiệu quả vai trò trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là trong phong trào phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân.
Ưu đãi 40% khi mua bảo hiểm du lịch tại BIC

Ưu đãi 40% khi mua bảo hiểm du lịch tại BIC

Kinh tế - Khánh Sơn - 9 giờ trước
Hưởng ứng không khí sôi động mùa du lịch hè 2024, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) gửi tặng khách hàng chương trình khuyến mại “Vi vu muôn nơi, an tâm tận hưởng”, giảm phí các sản phẩm bảo hiểm du lịch từ ngày 01/07/2024 đến ngày 30/09/2024.
Đại hội đại biểu DTTS cấp huyện ở Gia Lai: Dấu ấn giảm nghèo sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư

Đại hội đại biểu DTTS cấp huyện ở Gia Lai: Dấu ấn giảm nghèo sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 9 giờ trước
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ III, giai đoạn 2019 - 2024, các địa phương của tỉnh Gia Lai đã tập trung mọi nguồn lực, thực hiện tốt các chương trình, chính sách dân tộc dành cho đồng bào. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 3- 5%/năm; đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao.
Loại quả dễ bị

Loại quả dễ bị "phun đẫm" hóa chất?

Sức khỏe - Minh Nhật - 9 giờ trước
Khi đi chợ nếu không quan sát kỹ bạn có thể mua phải hoa quả bị ngâm hóa chất để ép chín, cực kỳ hại cho sức khỏe.
Kon Tum: Nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn

Kon Tum: Nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn

Chuyên đề - Ngọc Chí - 9 giờ trước
Trong 02 ngày (2-3/7), Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum phối hợp với UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức lớp Lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động phòng chống nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền ở cơ sở.