Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thấy gì từ Đề án Phát triển mạng lưới y tế cơ sở?

Sỹ Hào - 10:15, 29/05/2020

Đề án “Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới, giai đoạn 2016 - 2025” theo Quyết định số 2348/QĐ-TTg (gọi tắt là Đề án 2348) đã đi được nửa chặng đường, tuy nhiên việc triển khai chưa được đồng đều giữa các địa phương. Ở vùng DTTS và miền núi, mạng lưới y tế cơ sở vẫn còn những hạn chế rất lớn.

Nhiều Trạm Y tế ở miền núi đã xuống cấp, hư hỏng
Nhiều Trạm Y tế ở miền núi đã xuống cấp, hư hỏng

Thiếu bền vững

Một trong những mục tiêu của Đề án 2348 là duy trì 100% xã có Trạm Y tế (TYT). Với nguồn lực từ nhiều chương trình, dự án, mục tiêu này cơ bản đáp ứng, nhưng ở vùng DTTS và miền núi, nhiều TYT xã không đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh (KCB) ban đầu cho Nhân dân do cơ sở vật chất thiếu đồng bộ.

Theo báo cáo thẩm tra ngày 18/10/2019 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, ước tính cả nước hiện vẫn còn khoảng 35% số TYT xã cần được đầu tư; trong đó 31% TYT là ở các địa phương vùng DTTS và miền núi. Thậm chí, ở nhiều xã, trụ sở TYT phải đi mượn cơ sở khác hoặc xã có TYT nhưng bị xuống cấp, hư hỏng nặng. Hiện tỷ lệ TYT đạt chuẩn Bộ tiêu chí quốc gia về y tế (nhà kiên cố 2 tầng, bảo đảm diện tích) chỉ đạt khoảng 50% tổng số TYT trên cả nước.

Đề án 2348 cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 90% số TYT xã trên cả nước có đủ điều kiện KCB bảo hiểm y tế (BHYT). Theo số liệu của Bộ Y tế, mục tiêu này đã hoàn thành trước kế hoạch, nhưng mức thụ hưởng dịch vụ BHYT của người dân ở TYT cấp xã rất thấp.

Cụ thể, theo số liệu của Bộ Y tế, hết năm 2018, cả nước đã có 9.821/11.083 TYT xã trên cả nước đủ điều kiện KCB BHYT, đạt tỷ lệ trên 80%. Đến hết năm 2019, tỷ lệ này đã được nâng lên gần 90%. Tuy nhiên, do quy định mức chi Quỹ KCB BHYT giao cho TYT thấp (không quá 20% Quỹ KCB BHYT ngoại trú) khiến một số loại bệnh TYT xã có khả năng điều trị, cấp thuốc nhưng vẫn phải chuyển lên tuyến trên. Điều này dẫn tới thực trạng một số TYT được đầu tư thiết bị, máy nhưng chưa khai thác, hoặc sử dụng hiệu quả, gây lãng phí.

Ưu tiên đầu tư cho vùng DTTS miền núi

Đề án 2348 đặt ra mục tiêu đến năm 2025, 100% số TYT xã có đủ điều kiện KCB BHYT và thực hiện được đầy đủ các nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu, thực hiện được tối thiểu 90% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã. Để thực hiện được mục tiêu này thì nhất thiết phải tháo gỡ những “nút thắt” về mặt chính sách.

Vướng mắc đầu tiên cần phải giải quyết là xác định đối tượng ưu tiên của Đề án 2348. Từ năm 2016 đến nay, chính sách của Đề án 2348 (đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực y tế…) vẫn mang tính cào bằng, áp dụng chung cho cả nước. trong khi đó, TYT ở nhiều địa phương thuộc vùng DTTS và miền núi vẫn còn rất thiếu đồng bộ, cả về trụ sở lẫn trang thiết bị KCB.

Cùng với đầu tư cơ sở vật chất thì việc bảo đảm nguồn nhân lực y tế cũng là một “nút thắt” cần tháo gỡ; đặc biệt là phải có giải pháp kéo gần khoảng cách về lực lượng y tế có trình độ giữa các vùng miền. Bởi thực tế, hiện khoảng cách này là rất lớn. Như Hà Nội, hiện tỷ lệ số TYT có bác sĩ đạt 93,8% thì Lào Cai chỉ có 35,4%; Quảng Nam là 31,6%, thậm chí ở Quảng Trị chỉ 8,5% số TYT xã có bác sĩ làm việc.

Để tháo gỡ những vướng mắc này, cần lồng ghép chính sách của Đề án 2348 vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, vừa bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống chính sách vừa ưu tiên cho vùng miền núi, bảo đảm rõ nguồn vốn thực hiện.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Bình: Dự án ổn định dân cư 130 hộ đồng bào DTTS nguy cơ "gãy gánh giữa đường"?

Quảng Bình: Dự án ổn định dân cư 130 hộ đồng bào DTTS nguy cơ "gãy gánh giữa đường"?

Dự án Bố trí sắp xếp khu dân cư vùng ảnh hưởng thiên tai huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) được UBND Quyết định phê duyệt tại quyết định số 3838/QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2019, với tổng mức đầu tư 80 tỷ đồng, dự kiến ổn cư cho 130 hộ dân là đồng bào DTTS. Dự án chia thành 2 vị trí tại xây dựng tại 2 xã Ngân Thủy và Kim Thủy. Sau gần 5 năm thực hiện đến nay, Dự án thì có nguy cơ "gãy gánh giữa đường".
Tin nổi bật trang chủ
Nỗ lực hồi sinh những cánh rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Nỗ lực hồi sinh những cánh rừng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Trang địa phương - Minh Nhật - 1 giờ trước
Sau gần một tháng xảy ra vụ cháy rừng nghiêm trọng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang đã phối hợp với chính quyền và người dân xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên trở lại đỉnh Tây Côn Lĩnh để trồng rừng mới trên diện tích rừng bị cháy. Những mầm xanh sẽ vươn lên từ tàn tro cũ, những cánh rừng đang được hồi sinh.
Miễn thi tốt nghiệp THPT và tuyển thẳng vào đại học cho 139 học sinh

Miễn thi tốt nghiệp THPT và tuyển thẳng vào đại học cho 139 học sinh

Giáo dục - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông tin có 139 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng trong năm nay.
Lễ cúng rừng của dân tộc Nùng

Lễ cúng rừng của dân tộc Nùng

Media - BDT - 3 giờ trước
Nghi Lễ cúng rừng của dân tộc Nùng thường được tổ chức vào ngày cuối tháng 1 âm lịch hằng năm. Thần rừng được coi là vị thần linh thiêng, che chở cho dân làng trong cuộc sống hàng ngày, phù hộ cho mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt. Lễ Cúng rừng vì thế mà từ lâu đã trở thành nét đẹp không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào.
Quảng Bình: Dự án ổn định dân cư 130 hộ đồng bào DTTS nguy cơ

Quảng Bình: Dự án ổn định dân cư 130 hộ đồng bào DTTS nguy cơ "gãy gánh giữa đường"?

Xã hội - Phạm Tiến - 3 giờ trước
Dự án Bố trí sắp xếp khu dân cư vùng ảnh hưởng thiên tai huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) được UBND Quyết định phê duyệt tại quyết định số 3838/QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2019, với tổng mức đầu tư 80 tỷ đồng, dự kiến ổn cư cho 130 hộ dân là đồng bào DTTS. Dự án chia thành 2 vị trí tại xây dựng tại 2 xã Ngân Thủy và Kim Thủy. Sau gần 5 năm thực hiện đến nay, Dự án thì có nguy cơ "gãy gánh giữa đường".
Bắc Giang chủ động kế hoạch tiêu thụ vải thiều

Bắc Giang chủ động kế hoạch tiêu thụ vải thiều

Kinh tế - Minh Thu - 3 giờ trước
Năm nay, dự báo vải thiều không được mùa như những vụ trước. Cùng với hướng dẫn người dân nâng cao chất lượng quả vải, các cấp, ngành, địa phương tổ chức các hoạt động kết nối, giới thiệu để đưa vải thiều vươn xa hơn bằng việc chủ động kế hoạch xúc tiến tiêu thụ.
Xuất huyết não ở người trẻ, làm gì để phát hiện sớm căn bệnh này?

Xuất huyết não ở người trẻ, làm gì để phát hiện sớm căn bệnh này?

Media - BDT - 3 giờ trước
Xuất huyết não ở lớp trẻ ngày càng tăng, làm gì để phát hiện sớm căn bệnh này?
Nông nghiệp số “lên ngôi”

Nông nghiệp số “lên ngôi”

Kinh tế - Minh Thu - 3 giờ trước
Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã chủ động triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số, nhất là ứng dụng công nghệ số vào hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Qua đó, đã giúp tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam.
Lạc bước vào phố cổ Đồng Văn

Lạc bước vào phố cổ Đồng Văn

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ bởi khung cảnh thiên nhiên nên thơ, hùng vĩ mà còn có những khu phố cổ mang trong mình nhiều nét văn hóa đẹp của người dân địa phương. Nhắc đến phố cổ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Hội An hay Hà Nội nhưng như thế là chưa đủ… Việt Nam còn có phố cổ Đồng Văn (Hà Giang)!
Quảng Nam: Thống nhất điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Bảo tồn, kiểm định sâm Ngọc Linh

Quảng Nam: Thống nhất điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Bảo tồn, kiểm định sâm Ngọc Linh

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Công văn cho ý kiến về việc điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư Dự án Bảo tồn, kiểm định sâm Ngọc Linh.
Quảng Nam: Yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn vừa chủ trì cuộc họp với đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở ban ngành, hội đoàn thể, đơn vị về tình hình phân bổ và giải ngân các nguồn vốn thuộc 3 Chương trình trong thời gian qua.