Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

Về làng Le thăm già làng A Blong

Lê Trọng Sáng - 12:16, 11/11/2021

Ngồi trong chiếc xe bán tải vượt qua chặng đường dài có nhiều đoạn đèo cao, dốc đứng chúng tôi mới đến được làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum để thăm già làng A Blong (dân tộc Rơ Măm, sinh năm 1953). Ông là Người có uy tín điển hình trong phong trào xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở vùng biên giới của tỉnh Kon Tum.

Già A Blong kiểm tra lô cao su của gia đình
Già A Blong kiểm tra lô cao su của gia đình

Đến UBND xã Mo Rai, chúng tôi được lãnh đạo xã cử anh Biên, cán bộ Văn phòng đưa về làng Le gặp già A Blong.

Nhà Già A Blong ở giữa làng, được phân thành hai ngôi, một ngôi tường xây, mái ngói dùng để ngủ nghỉ và chứa lúa, gạo; một ngôi nhà sàn dùng để trưng bày các sản phẩm văn hóa và tiếp khách. Ngay cạnh cổng ra vào, trong gian nhà nhỏ là chiếc máy xát gạo đang nổ sình sịch. Theo anh Biên thì người đang vận hành máy xát gạo là bà Y Nuôi (sinh năm 1961), vợ của già A Blong.

Trong khi chờ Già ABlong đi thả trâu ở đồng xa về, chúng tôi tranh thủ dạo quanh khu vườn nhà. Vườn đầy cây trái, trong đó chủ yếu là mít, bơ, vú sữa, chuối, cây nào cũng sai trĩu quả. Đàn gà lai  đang bới đất, kiếm thức ăn chạy tung tăng khắp vườn.

Anh Biên cho biết, già A Blong là người rất có uy tín đối với đồng bào dân tộc Rơ Măm ở đây. Già là hạt nhân trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và cũng là “khắc tinh” của những đối tượng xấu chuyên tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước. 

Đang say sưa nghe anh Biên kể chuyện thì chúng tôi nghe tiếng xe gắn máy ngoài sân, nhìn ra đã thấy già A Blong về. Bước nhanh lại phía khách, đôi mắt ánh lên niềm vui sáng ngời, nụ cười thân thiện, già bắt tay và chào hỏi chúng tôi. Chưa kịp hỏi thăm, nhoáng cái đã không thấy già A Blong đâu nữa. Khoảng 5-7 phút sau, thấy già quay lại nói: “Thông cảm nhé, già đi nấu ấm nước pha trà”.

Nhấp một ngụm nước vào miệng, thấy hương vị trà thơm rất đặc biệt. Tôi hỏi gốc trà ở đâu ngon thế, già A Blong cởi mở: Trà Tân Cương Thái Nguyên ở Hà Nội, người ta biếu già đấy!

Vừa nhâm nhi chén trà nóng, già A Blong kể: Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, bố của già là cụ A Tem tham gia dân công hỏa tuyến trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đã hy sinh năm 1961. Với truyền thống cách mạng của gia đình, năm 1969, A Blong khi đó chưa tròn 16 tuổi đã xung phong tình nguyện vào quân đội. Công tác tại Đội tuyên truyền huyện Sa Thầy được hơn 3 năm, A Blong được điều sang làm nhân viên bưu điện huyện rồi làm nhân viên Phòng Giáo dục huyện, sau đó làm giáo viên Trường Tiểu học xã Mo Rai.

Sau 14 năm đứng lớp, thầy giáo A Blong được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng rồi Hiệu trưởng Trường tiểu học Mo Rai (nay là Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt), đến năm 2009 thì nghỉ hưu. Già làng A Blong cởi mở nói: Trong 32 năm làm nghề “trồng người”, ở cương vị nào, già cũng sống chan hòa với đồng nghiệp, yêu thương học sinh như con của mình. 

Rất may cho chúng tôi khi được gặp anh A Thái, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn là thế hệ học trò của thầy giáo A Blong. Anh A Thái chia sẻ, già làng A Blong là người thầy được rất nhiều thế hệ học trò tin yêu, kính trọng. Thầy không chỉ đào tạo, truyền dạy cho các học trò về kiến thức mà còn trở thành người dẫn dắt, định hướng cho người dân ở đây về tầm quan trọng của việc học chữ, học làm người. Nhiều thế hệ học trò của thầy A Blong hôm nay đã trở thành giáo viên, bác sĩ, cán bộ Nhà nước…

Hơn 3ha cao su của gia đình già A Blong đang thời kỳ khai thác mủ
Hơn 3ha cao su của gia đình già A Blong đang thời kỳ khai thác mủ

Về nghỉ hưu từ năm 2009 đến nay, già A Blong vẫn tham gia công tác tại địa phương. Là Chủ tịch Hội Người cao tuổi của xã, già luôn nêu gương sáng cho hội viên học tập và noi theo. Già cũng là một trong những người tiên phong trong phát triển kinh tế của địa phương. Hiện nay gia đình già có 3 ha cao su đang cạo mủ; 2 ha điều; 0,9 ha bời lời ; 0,2 ha lúa nước; hơn 1.000 m2 ao nuôi cá. Ngoài ra, gia đình cũng chăn nuôi thêm trâu, gà, mỗi năm thu nhập 200 đến 250 triệu đồng

Hai vợ chồng già còn có một máy xay xát lúa chủ yếu là để giúp đỡ cho bà con ở đây, tiền công chủ yếu lấy bằng cám để phục vụ chăn nuôi. Hiện tại, trong vườn cao su của già A Blong còn có gần 20 cây gỗ trắc, gỗ hương và gỗ cà te, trong đó 10 cây đường kính từ 30 đến 50 cm, đây là loại gỗ quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ và nhân giống.

Gần 70 tuổi đời, 29  năm tuổi Đảng, già đã có nhiều đóng góp cho buôn làng, bằng chứng là khi già dẫn chúng tôi vào căn nhà sàn gỗ và nói: “Căn nhà này là của Ban Dân tộc tỉnh làm tặng đấy. Già dùng căn nhà này để trưng bày Bằng khen đó”. Chúng tôi đếm sơ sơ có tất cả hơn 100 tấm Bằng khen, Giấy khen, Kỷ niệm chương được già A Blong treo trang trọng kín cả vách nhà. Trong đó có cả Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước; Kỷ niệm chương “Vì sự phát triển các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam” của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Gần đây, trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc của khu vực biên giới, già làng A Blong đã được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an .

Tin cùng chuyên mục
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 17:59, 02/05/2024
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 17:35, 02/05/2024
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 17:25, 02/05/2024
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Hợp - 14:15, 02/05/2024
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống – nghề cói Kim Sơn, thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 10:55, 02/05/2024
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 09:30, 02/05/2024
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024, cổng đăng kí trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở, phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 09:10, 02/05/2024
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Sự kiện - Bình luận - PV - 08:50, 02/05/2024
Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 08:05, 02/05/2024
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 07:54, 02/05/2024
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.