Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Mùa cá khô nơi phố biển Sông Đốc

Phương Nghi - 20:00, 26/02/2023

Để có được những mẻ cá khô ngon, đậm đà hương vị quê biển, người dân làng nghề phải thức khuya dậy sớm, chạy nắng dầm sương. Song họ luôn tự hào về những sản phẩm của quê hương mình, cố gắng làm ra những mặt hàng khô ngon, chất lượng và xây dựng nên thương hiệu Khô biển Sông Đốc nổi tiếng gần xa.

Làng khô cá biển Sông Đốc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) nhộn nhịp hơn hẳn khi vào mùa làm cá khô vào mùa chính vụ
Làng khô cá biển Sông Đốc nhộn nhịp hơn khi vào mùa chính vụ

Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, là thị trấn biển lớn nhất của tỉnh Cà Mau. Những ngày này, phố biển Sông Ðốc rộn ràng, nhộn nhịp hẳn lên, từ hoạt động đánh bắt, khai thác thủy sản cho đến hoạt động của các cơ sở chế biến, sản xuất...

Làng nghề làm cá khô biển Sông Ðốc sản xuất quanh năm, nhưng chính vụ (từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 âm lịch năm sau). Khi các tàu đánh bắt vào bờ với cá đầy khoang, chủ các cơ sở tấp nập đến lấy cá mang về chế biến. Vào mùa chính vụ, làng nghề hoạt động nhộn nhịp hơn, mang lại thu nhập ổn định cho bà con và cũng tạo ra việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.

Đặc biệt, ở đây có rất nhiều loại cá khô được người tiêu dùng ở thị trường trong nước  ưa chuộng mà còn xuất sang cả thị trường một số nước như: Cá khoai, cá lưỡi trâu, cá hố, cá trích, cá mối, cá lù đù, tôm, mực... Nguồn thu từ những sản phẩm khô đang giúp cho người dân ven biển bảo tồn được nghề truyền thống lâu đời và cải thiện cuộc sống.

Ông Nguyễn Đăng Khoa - Chủ tịch thị trấn Sông Đốc cho biết: Hiện nay, có khoảng 70 hộ làm nghề cho thu nhập khá ổn định. Hầu hết nghề làm cá khô biển Sông Đốc đều làm thủ công, phơi dưới ánh nắng mặt trời và không sử dụng các loại chất bảo quản, phẩm màu. Sản phẩm cá khô làm ra không chỉ tiêu thụ ở trong nước như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tây Nguyên... mà còn xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, Trung Quốc.

“Công việc ở làng nghề cá khô phù hợp với những lao động nhàn rỗi... do vậy, vào mùa cao điểm, nhất là vào dịp Tết, người dân khắp nơi về đây mưu sinh bằng nghề biển như làm ngư phủ, làm khô biển, mua bán hải sản", ông Khoa chia sẻ.

 Anh Huỳnh Văn Thuận (khóm 6, thị trấn Sông Đốc), cho biết: Gia đình đã theo nghề làm cá khô tại đây gần 20 năm. Vào mùa chính vụ, mỗi cơ sở có lúc thu hút hàng chục lao động, mỗi ngày trung bình một lao động có thu nhập từ 200.000 - 300.000 đồng. Hoạt động của các cơ sở làm cá khô cũng đã góp phần giúp cho sản phẩm đánh bắt của ngư dân có đầu ra và giá cả ổn định.

"Tuy nhiên, để sản phẩm được người tiêu dùng vừa ý, cá khô phải có mùi vị thơm ngon, độ khô vừa phải, thịt chắc, bảo đảm vệ sinh thực phẩm… thì người làm cá khô phải có kinh nghiệm từ khâu chọn cá, mổ cá, ướp cá đến phơi cá”, anh Thuận chia sẻ.

Cái gió của miền biển Cà Mau đã làm nên thương hiệu khô cá khoai Sông Đốc nổi tiếng gần xa
Cái gió của miền biển Cà Mau đã làm nên thương hiệu khô cá khoai Sông Đốc nổi tiếng gần xa

Có thâm niên hơn 10 năm gắn bó với nghề làm cá khô ở thị trấn Sông Đốc, chị Trần Thị Thảo (khóm 4, thị trấn Sông Đốc) chia sẻ, thông thường, vào mùa nắng, cá sau khi được thu mua ngoài ghe phải mang về đánh vẩy, bỏ ruột. Sau khi rửa sạch và ngâm nước muối khoảng 1 đêm để cá thấm đủ mặn thì mang đi rửa lại, để ráo, rồi chất lên vỉ đem phơi 2 nắng (2 ngày) trong điều kiện nắng tốt, để cho ra sản phẩm ưng ý nhất. Vào những ngày này, những chuyến biển thuận lợi, đồng nghĩa với việc làng làm cá khô cũng tất bật. Mỗi ngày, các cơ sở sản xuất lớn nhỏ cho ra vài tấn cá khô các loại. Hiện cơ sở của gia đình chị có nhiều mặt hàng cá khô với giá dao động từ 200.000 - 400.000 đồng/kg tùy loại.

“Vào mùa mưa, cá cũng được làm sạch rồi muối nhưng chưa phơi liền mà được bảo quản trong tủ đông hoặc thùng đá cho đến khi có nắng mới phơi. Với cách làm này, người dân ở đây sẽ sản xuất được cá khô quanh năm, với những ngày cận Tết thì năng suất và sản lượng sẽ tăng lên nhiều lần”, chị Thảo cho biết.

Cá khô biển từ làng nghề Sông Ðốc lâu nay đã có mặt trong bữa ăn của nhiều gia đình, không chỉ vào dịp Tết Nguyên đán. Mặc dù, để có được những mẻ cá khô ngon, đậm đà hương vị quê biển, người dân làng nghề phải thức khuya dậy sớm, chạy nắng dầm sương. Song họ luôn tự hào về những sản phẩm của quê hương mình, cố gắng làm ra những mặt hàng khô ngon, chất lượng và xây dựng nên thương hiệu khô biển Sông Đốc nổi tiếng gần xa. 

Những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu thị trường, làng nghề khô biển Sông Đốc cũng chế biến thêm nhiều mặt hàng mới như mực một nắng, mực trứng, cá khô đuối một nắng, khô tôm tít… giúp người tiêu dùng càng có thêm nhiều sự lựa chọn.

Tin cùng chuyên mục
Xây dựng Nông thôn mới ở các huyện vùng cao Nghệ An - Khó khăn trăm bề: Nhìn từ huyện “trắng” xã NTM (Bài 1)

Xây dựng Nông thôn mới ở các huyện vùng cao Nghệ An - Khó khăn trăm bề: Nhìn từ huyện “trắng” xã NTM (Bài 1)

LTS: Ở những bản làng vùng cao đã đạt chuẩn xây dựng Nông thôn mới sẽ là bộ mặt khang trang, sạch đẹp; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên… Nhưng, mảng màu sáng ấy lại như những nét chấm nhỏ trên bản đồ nông thôn mới các huyện miền núi xứ Nghệ. Bởi còn quá nhiều vùng đất mà sự đầu tư, hỗ trợ từ chương trình xây dựng Nông thôn mới chưa vươn tới và phủ hết…
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 12 giờ trước
Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các Chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.
Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Kinh tế - Minh Thu - 16 giờ trước
Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (Vietnam Forest Certification Scheme) của Việt Nam có tên viết tắt là VFCS được xây dựng theo Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Không chỉ mang lại những lợi ích về kinh tế, VFCS còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Xã hội - Hồng Phúc - 16 giờ trước
Với mục tiêu bao phủ tiến tới Bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân, tỉnh Cao Bằng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp với thực tế địa phương để người dân nâng cao nhận thức và tích cực tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT.
Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 16 giờ trước
Từ thực hiện hiệu quả các nội dung dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, giúp cho các chỉ số hạnh phúc (CSHP) của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái được cải thiện rõ rệt.
Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 16 giờ trước
Tại tỉnh Thanh Hóa, đồng bào dân tộc Mông tập trung sinh sống đông nhất ở huyện biên giới Mường Lát. Những năm qua, thành công lớn nhất của những người làm công tác dân tộc, là đã vận động thành công đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ, nổi bật nhất là vận động được đồng bào đưa người chết vào quan tài. Hủ tục đã được đẩy lùi, đến nay đồng bào Mông đang tiếp tục xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ.
Tin trong ngày - 5/7/2024

Tin trong ngày - 5/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Đông Bắc. Bố trí định cư, di dời khẩn cấp 64 hộ dân vùng sạt lở núi ở Bình Định. Người lan tỏa phong trào làm đường Nông thôn mới ở Đồng Tâm. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Ẩm thực - Trọng bảo - 23:30, 06/07/2024
Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2024 tỉnh Lào Cai đang triển khai kế hoạch khảo sát, nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”.
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Pháp luật - Ngọc Chí - 23:27, 06/07/2024
Mới đây, lần đầu tiên Công an Tp. Kon Tum (Kon Tum) đã xử lý vụ án hình sự liên quan đến hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả qua mạng xã hội Facebook. Trước đây, lực lượng chức năng chỉ xử lý hành chính về hành vi buôn bán không rõ nguồn gốc xuất xứ cây giống. Điều này cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum trong việc bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Khi những thứ “rẻ như cho” trở thành hàng hóa đắt khách

Khi những thứ “rẻ như cho” trở thành hàng hóa đắt khách

Chính sách và đời sống - Tiêu Dao - 23:22, 06/07/2024
Những năm gần đây, nhờ những chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước mà đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam đã có nhiều đổi thay đáng kể. Đồng bào đã chủ động vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và từng bước làm giàu.
Trung tâm đoàn kết ở Trà Nam

Trung tâm đoàn kết ở Trà Nam

Gương sáng giữa cộng đồng - Nguyễn Văn Sơn - 23:20, 06/07/2024
Từ nhiều năm nay, ông Phạm Huy Hoàng, dân tộc Xơ Đăng, Bí thư Chi bộ, Người có uy tín thôn 1, ở xã Trà Nam, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam luôn tận tụy với mọi công việc ở cơ sở. Ông trở thành trung tâm đoàn kết, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày một phát triển.
Bảo Lâm (Cao Bằng): Đã có 70.419 người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo Lâm (Cao Bằng): Đã có 70.419 người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp

Xã hội - PV - 23:18, 06/07/2024
Nỗ lực tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đến người dân trên địa bàn, đến nay, huyện Bảo Lâm có 70.419 người tham gia BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).