Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Lưu giữ hồn cốt làng nghề

PV - 07:05, 12/01/2023

Nghề đan lát của bà con dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng hiện vẫn được lưu truyền ở nhiều địa phương trong tỉnh. Với người dân xã Tự Do (Quảng Hòa), giữ gìn nghề đan lát truyền thống của dân tộc là giữ lại nét sinh hoạt mang giá trị văn hóa của cha ông.

Người dân xã Tự Do (Quảng Hòa) vẫn miệt mài lưu giữ nghề đan lát truyền thống
Người dân xã Tự Do (Quảng Hòa) vẫn miệt mài lưu giữ nghề đan lát truyền thống

Chúng tôi có dịp đến thăm đồng bào người Tày, Nùng ở hai xóm Hoàng Diệu, Lạn Dưới, xã Tự Do vào dịp cuối Đông, khi công việc đồng áng đã dần khép lại, thời điểm nông nhàn, làng nghề trở nên sôi nổi hơn. Các thế hệ người dân nơi đây gắn bó với nghề đan lát từ lâu đời, hương mây, tre ngấm sâu vào từng bữa ăn, giấc ngủ. Từ những sợi mây, cây giang dưới đôi bàn tay khéo léo của người thợ, các sản phẩm đan lát thủ công đẹp mắt phục vụ cuộc sống hằng ngày ra đời.

Với đồng bào dân tộc Tày, Nùng nơi đây, từ lâu, chiếc nón lá gắn bó mật thiết với người dân trong lao động sản xuất, sinh hoạt hằng ngày. Không chỉ vậy, nón lá còn là sản phẩm thủ công độc đáo, thể hiện bàn tay tài hoa, trình độ thẩm mỹ của nghệ nhân sáng tạo sản phẩm, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của người dân nơi đây. Ngày nay, dù phải cạnh tranh với rất nhiều sản phẩm công nghệ, sự lựa chọn khắt khe của người tiêu dùng, nhưng nghề làm nón lá vẫn luôn được người dân nơi đây gìn giữ và bảo tồn.

Ông Bế Văn Hưởng - Bí thư Chi bộ xóm Hoàng Diệu, xã Tự Do chia sẻ: Để làm được một chiếc nón từ 2 - 3 ngày. Cách làm cũng công phu hơn so với nón của người Kinh, từ khâu chọn lá, tạo khuôn, đan nón đều phải đúng tiêu chuẩn mới có được một chiếc nón đẹp.

Nón lá của người dân nơi đây rất đặc biệt về hình thức, nguyên liệu và cách làm. Để làm ra một chiếc nón hoàn chỉnh cần trải qua nhiều công đoạn và mất khá nhiều thời gian. Nguyên liệu để làm nón gồm: tre, mai, nứa, lá mai, lá chuối… Đầu tiên là chẻ nan, chẻ mỏng hay dày phụ thuộc vào độ khéo léo của người thợ, khâu này khá quan trọng bởi vì quyết định đến chất lượng cũng như độ bền, đẹp của chiếc nón. Tiếp theo là đan khung, khung nón được đan bằng tre và có hai lớp. Lớp bên ngoài được đan rất cẩn thận, không để lộ một mấu nối nào ra ngoài.

Sau đó, người thợ phải trải đều 2 lớp lá mai, 1 lớp lá chuối bên trong, ép chặt rồi cố định lớp khung thứ hai lên cho nón thêm dày và cứng cáp, tránh mưa ướt. Chiếc nón lá từ đôi bàn tay chai sần của người dân từ bao đời nay gắn liền với đời sống sinh hoạt, giúp che nắng, mưa khi làm đồng, dưới chợ phiên. Không chỉ riêng nón lá, các sản phẩm đan lát thủ công phục vụ đời sống như chiếu, rổ, nong, nia… cũng là những sản phẩm đan lát nổi tiếng của bà con nơi đây.

Chiếc nón lá đã gắn với cụộc sống của người dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng từ bao đời nay
Chiếc nón lá đã gắn với cụộc sống của người dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng từ bao đời nay

Theo những người thợ trong xóm, người thợ phải có tính cần cù, cẩn thận, bình tĩnh và tuyệt đối không được nôn nóng. Từ khâu chọn nguyên liệu phải kỹ lưỡng bởi sản phẩm muốn bền, đẹp phải chọn cây giang, tre già chắc, khi chẻ thành nan mới bóng đẹp. Qua mỗi công đoạn chẻ nan, vót nan, đan lát…, mỗi khâu đều yêu cầu sự bền bỉ, cần mẫn, sáng tạo riêng, mỗi sản phẩm lựa chọn nguyên vật liệu gắn liền với mục đích sử dụng, thân cây giang mềm mại được sử dụng đan chiếu trải giường, nền nhà; thân tre, nứa dùng để đan chiếu phơi thóc, ngô, sắn... Từ những cây tre, nứa thân thuộc qua đôi bàn tay của nghệ nhân dần hình thành những sản phẩm chiếu cót với nhiều hoa văn đẹp mắt.

Ông Vi Văn Mạ - xóm Lạn Dưới, xã Tự Do cho biết: Nghề này có từ khi nào thì không ai biết rõ, các cụ bảo cứ cha truyền con nối, nhưng thế hệ các con, các cháu tôi bây giờ nhiều người không thích nghề đan lát. Tôi già rồi, không làm được việc nặng nhọc nên cố đan nón vừa để giữ nghề truyền thống và tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Lưu truyền nghề là giữ lại nét văn hóa, cội nguồn của tổ tiên, vì vậy những năm qua, dù nghề đan lát tốn nhiều thời gian, thu nhập không cao nhưng bà con nơi đây vẫn miệt mài gìn giữ và tận tâm truyền dạy cho con cháu. Những năm gần đây, sự phát triển không ngừng của các sản phẩm công nghệ hiện đại khiến cho nghề đan lát truyền thống đang dần bị mai một. Để gìn giữ và phát huy các sản phẩm từ nghề đan lát truyền thống của người dân cần sự hỗ trợ tích cực của chính quyền các cấp, các cơ quan liên quan để tìm ra hướng đi khai thác giá trị sản phẩm, gắn kết với du lịch, đưa nghề truyền thống trở thành mặt hàng có giá trị bền vững.

Nghề đan lát không những tạo ra sản phẩm vật chất mà còn tạo nên sắc thái văn hóa riêng biệt của người dân tộc nơi đây. Việc bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống ở Cao Bằng không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung mà còn gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS, miền núi, nơi tạo ra những nét đặc trưng riêng có của đồng bào các dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Dự án "GenZ dệt ZènG": Lan tỏa và phát triển văn hóa dân tộc Tà Ôi

Dự án "GenZ dệt ZènG": Lan tỏa và phát triển văn hóa dân tộc Tà Ôi

Dự án nhằm mục tiêu góp phần bảo tồn và lan tỏa nét đẹp di sản văn hóa và nâng cao nhận thức của người trẻ về Zèng, đồng thời khuyến khích thế hệ trẻ tìm hiểu về văn hóa dệt Zèng và di sản văn hóa Việt Nam nói chung thông qua nhiều hoạt động nổi bật.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đoàn đại biểu Hội Phụ nữ Lào và Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đoàn đại biểu Hội Phụ nữ Lào và Campuchia

Thời sự - PV - 12:30, 04/07/2024
Sáng 4/7, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Đoàn đại biểu Hội Liên hiệp Phụ nữ và nữ doanh nhân Lào và Campuchia nhân dịp Đoàn tham dự Diễn đàn kết nối và giao lưu nữ doanh nhân ba nước với chủ đề “Nữ doanh nhân và Kinh tế xanh”.
Xây dựng Nông thôn mới ở các huyện vùng cao Nghệ An - Khó khăn trăm bề: Nhìn từ huyện “trắng” xã NTM (Bài 1)

Xây dựng Nông thôn mới ở các huyện vùng cao Nghệ An - Khó khăn trăm bề: Nhìn từ huyện “trắng” xã NTM (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 08:22, 04/07/2024
LTS: Ở những bản làng vùng cao đã đạt chuẩn xây dựng Nông thôn mới sẽ là bộ mặt khang trang, sạch đẹp; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên… Nhưng, mảng màu sáng ấy lại như những nét chấm nhỏ trên bản đồ nông thôn mới các huyện miền núi xứ Nghệ. Bởi còn quá nhiều vùng đất mà sự đầu tư, hỗ trợ từ chương trình xây dựng Nông thôn mới chưa vươn tới và phủ hết…
Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Hàn Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Hàn Quốc

Thời sự - PV - 08:20, 04/07/2024
Theo đặc phái viên TTXVN, tối 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến ngày 3/7 theo lời mời của Thủ tướng Đại Hàn Dân Quốc Han Duck Soo và Phu nhân.
Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách trong bối cảnh mới

Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách trong bối cảnh mới

Tin tức - Mai Hương - 08:16, 04/07/2024
Mới đây, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Hội thảo khoa học "Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới". Hội thảo nhằm phục vụ xây dựng Đề án tổng kết Chỉ thị số 40 ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Phú Bình (Thái Nguyên): Phát huy hiệu quả vai trò Người có uy tín trong cộng đồng

Phú Bình (Thái Nguyên): Phát huy hiệu quả vai trò Người có uy tín trong cộng đồng

Công tác Dân tộc - Vân Khánh - 07:53, 04/07/2024
Những năm qua, nhờ thực hiện tốt các chính sách đối với Người có uy tín, huyện Phú Bình đã phát huy hiệu quả vai trò trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là trong phong trào phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân.
Tin trong ngày - 3/7/2024

Tin trong ngày - 3/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm. Bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật khu vực Việt Bắc. Diện mạo mới trên bản người Mảng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ưu đãi 40% khi mua bảo hiểm du lịch tại BIC

Ưu đãi 40% khi mua bảo hiểm du lịch tại BIC

Kinh tế - Khánh Sơn - 07:44, 04/07/2024
Hưởng ứng không khí sôi động mùa du lịch hè 2024, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) gửi tặng khách hàng chương trình khuyến mại “Vi vu muôn nơi, an tâm tận hưởng”, giảm phí các sản phẩm bảo hiểm du lịch từ ngày 01/7/2024 đến ngày 30/9/2024.
Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện ở Gia Lai: Dấu ấn giảm nghèo sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư

Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện ở Gia Lai: Dấu ấn giảm nghèo sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 07:43, 04/07/2024
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III, giai đoạn 2019 - 2024, các địa phương của tỉnh Gia Lai đã tập trung mọi nguồn lực, thực hiện tốt các chương trình, chính sách dân tộc dành cho đồng bào. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 3- 5%/năm; đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao.
Loại quả dễ bị

Loại quả dễ bị "phun đẫm" hóa chất?

Sức khỏe - Minh Nhật - 07:21, 04/07/2024
Khi đi chợ nếu không quan sát kỹ bạn có thể mua phải hoa quả bị ngâm hóa chất để ép chín, cực kỳ hại cho sức khỏe.
Kon Tum: Nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn

Kon Tum: Nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn

Chuyên đề - Ngọc Chí - 07:09, 04/07/2024
Trong 02 ngày (2-3/7), Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum phối hợp với UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức Lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động phòng chống nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền ở cơ sở.
Chủ động ứng phó với đợt mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ

Chủ động ứng phó với đợt mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ

Tin tức - H.T - 07:06, 04/07/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 02/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó với đợt mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ.